IV. TRẢ LỜI CÂU HỎ
2. NGUYÊN LIỆU – DỤNG CỤ Nguyên liệu
Nguyên liệu
Nguyên liệu Thành phần (%)
Thiết bị - Dụng cụ Dụng cụ Số lượng Nồi 1 Cân kĩ thuật 1 Bếp điện 1 Máy xay 1 3. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Bảng nhận xét chất lượng sản phẩm cà phê rang-xay
STT Chỉ tiêu Nhận xét Lý do sai hỏng
1 Trạng thái Hạt
2 Màu sắc Màu nâu sẫm
3 Mùi Thơm
4 Vị Đắng
C. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Đặc điểm của cà phê nhân?
Khi chưa được rang gia công, hạt cà phê nhân không có mùi thơm và hương vị đặc biệt mà chỉ chứa thành phần dinh dưỡng cao như: cafein, chất béo, protit, khoáng chất Magie và Kali,...Thời gian để bảo quản cà phê nhân rất dài chứ không chỉ có 2 - 3 ngày như cà phê pha hoặc 1 - 2 tuần như cà phê rang xay.
2. Phân tích công đoạn rang cà phê?
Rang cà phê được xem là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình công nghệ sản xuất cà phê rang xay bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị và chất lượng của cà phê thành phẩm.
• Rang cà phê bằng máy rang hiện đại: Phương pháp này giúp người pha chế tận dụng được lợi thế của máy móc kỹ thuật nhằm căn chỉnh được thời gian rang, các hạt cà phê cũng được rang chín đều hơn. Với nguyên lý hoạt động bằng cách cho cà phê vào những bình dung tích lớn, tiến hành tạo ra môi trường chân không để làm cho các hạt cà phê được chín đồng đều khi rang.
Quá trình rang cà phê:
• Khi nhiệt độ rang đạt tới 100 độ C: Giai đoạn này chỉ là sự truyền nhiệt cho các hạt cà phê, chúng sẽ bắt đầu nóng lên, hơi nước ở bên trong hạt sẽ dần dần bốc hơi và hạt cà phê sẽ hơi teo lại.
• Khi nhiệt độ rang trên 120 độ C: Giai đoạn này các hạt cà phê sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt. Hạt cà phê sẽ tiếp tục hấp thu nhiệt và bốc hơi nước, thay đổi hơn hình dạng bên ngoài. Thêm nữa là mùi thơm được những người chế biến mô tả là giống như mùi của rơm khô và cỏ trộn lẫn.
• Nhiệt độ rang đạt 150 độ C thì lúc này màu sắc của hạt cà phê đã chuyển dần sang màu vàng đậm. Hình dáng của hạt cũng thay đổi rõ rệt, bề mặt nhiều đường gân hơn, thể tích tăng từ 20 đến 30%. Hương thơm lúc này tỏa ra có mùi giống như bánh mì hoặc mùi gỗ bị cháy.
• Khi nhiệt độ rang đạt 170 độ C thì màu sắc hạt cà phê lúc này chuyển sang màu nâu nhạt, tỏa ra hương thơm của quả chín và mật ong. Nếu người chế biến lấy cà phê ra ở nhiệt độ này và tiến hành xay thì sản phẩm thu được sẽ có vị khá chua và mùi ngai ngái, hơi nồng.
• Khi nhiệt độ rang đến 190 độ C, màu sắc của hạt cà phê chuyển sang màu nâu caramen rõ rệt. Mùi thơm tỏa ra mùi mạch nha dễ dàng nhận thấy. Hạt cà phê có sự biến đổi thơm ngon và đậm đà hơn.
• Khi nhiệt độ rang đạt đến 200 độ C: lúc này hạt cà phê sẽ nổ lần thứ nhất, nhiệt độ sẽ gia tăng rất nhanh trong giai đoạn này. Cà phê khi được rang tới nhiệt độ này sẽ có sự thay đổi rõ rệt về kích thước, hương vị, mùi thơm cũng như lượng khói sẽ tỏa ra nhiều hơn, mùi thơm hơn, hấp dẫn hơn. Kể từ sau giai đoạn này, cà phê đã bắt đầu chín và người chế biết có thể mang ra.
• Khi tiếp tục rang đến nhiệt độ 225 độ C, các hạt cà phê sẽ tiếp tục nổ đợt 2. Thành phẩm thu được sau giai đoạn này là những hạt cà phê đã giảm được đáng kể vị chua, đồng thời vị caramel được tăng lên. Nếu tiếp tục rang tiếp đến 230 độ C sẽ cho ra sản phẩm bị mất dần hương vị cà phê gốc và thay thế bởi hương rang.
Lưu ý: Cà phê sau khi rang ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các hợp chất tạo hương mới sinh ra và liên tục bay hơi, gây giảm mùi hương. Do vậy, để tránh làm thất thoát hương thơm thì sau khi rang cà phê cần phải làm nguội càng nhanh càng tốt.