Thời điểm phòng
(ngày tuổi)
Mục đích dùng Loại vắc xin, thuốc Cách dùng
Số gà được phòng bệnh
(con)
2 – 4 Tăng lực, tăng sức,
giảm Stress Điện giải Gluco K,C Ampicoli
Cho uống hoặc
trộn thức ăn 1.0001000
5
Phòng bệnh Newcastle, viêm phế quản truyền
nhiễm Myvac ND - IB Nhỏ mắt hoặc mũi 1.000 7 Phòng bệnh đậu gà Pox Chủng màng cánh 1.0001000 6 – 9 Bổ sung các vitamin
cần thiết ADE + Vit C
Cho uống hoặc trộn thức ăn 1.000 10 Phòng bệnh Gumboro Myvac Gumboro plus Nhỏ miệng
hoặc cho uống 1.000
11 - 14 Tăng sức đề kháng
cho cơ thể
ADE + Vit C, Men
Cho uống hoặc
trộn thức ăn 1.000
15 Phòng bệnh Newcastle Nhỏ Lasota lần
2
Nhỏ mắt hoặc
mũi 1.000
16 - 19 Phòng cầu trùng Bio-cox Trộn thức ăn 1.0001000
20
Phòng bệnh Newcastle, viêm phế quản truyền
nhiễm
Myvac ND - IB Nhỏ mắt
hoặc mũi 1.000
20 Phòng bệnh đậu Myvac Pox Chủng cánh 1.0001000
25 Phòng bệnh Gumboro Myvac
Gumboro plus
Nhỏ miệng
hoặc cho uống 1.0001000
33-35 Tẩy giun sán Levamyson Trộn thức ăn
36- 42 Phòng bệnh Newcastle Myvac ND “S” Tiêm bắp 1.0001000
50- 53 Phòng bệnh cúm gia cầm Cúm gia cầm Tiêm 1.0001000
55- 60 Phòng bệnh CRD Doxy, Tyloxin
Cho uống hoặc trộn thức
ăn
1.0001000
(Kết quả trực tiếp làm vắc xin tại các gia trại, trang trại)
Thế mạnh của công ty Hanofarm chủ yếu hoạt động mạnh trong lĩnh vực thuốc thú y cho gà, và đặc biệt là gà thả vườn, phù hợp với đặc thù chăn nuôi gà thả vườn của huyện Đồng Hỷ.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: Qua đợt thực tập, em được tham gia trực tiếp làm đủ tất cả các loại vắc xin để phòng bệnh cho tổng đàn, với số con là 1.000 con và cùng với cán bộ kỹ thuật thị trường đến các trang trại, gia trại chăn nuôi gà thả vườn để tư vấn dùng thuốc, kinh doanh thuốc thú y và hỗ trợ làm vắc xin, điều trị bệnh cho gà trong quá trình chăn nuôi.
Qua thực tế làm việc tại các trang trại, em nhận thấy, các trang trại nuôi gà thả vườn rất tự giác trong việc thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin cho gà. Quy trình làm vắc xin được kiểm soát nghiêm ngặt vì vậy hiệu quả phòng bệnh cao.
Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho các trang trại, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao cụ thể như:
-Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vắc xin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào để hiệu quả vắc xin mới phát huy được tác dụng. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin.
-Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.
-Để giảm stress cho gà, trước và sau khi làm vắc xin nên cho gà uống thêm điện giải. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát
trùng (nước máy thường có chất sát trùng).
Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vắc xin.
Đối với những gia đình nuôi với quy mô lớn, trang trại thường pha vắc xin cho gà uống (đối với những loại có thể sử dụng theo đường uống), trước khi cho uống thường cho gà nhịn khát khoảng 1 - 2 giờ để gà khát nước khi cho uống vắc xin gà sẽ uống hết trong khoảng thời gian ngắn nhất, Lượng nước pha với vắc xin phải tính toán sao cho đàn gà có thể uống hết trong vòng 1 – 2 giờ sau khi pha, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin.
Đối với vắc xin phải sử dụng theo đường tiêm, những gia trại nhỏ nuôi với số lượng ít thì có thể tiến hành tiêm bằng xy lanh thường, còn đối với những trang trại nuôi với số lượng lớn, công ty thường sử dụng xy lanh tự động để tiêm cho đảm bảo đúng liều lượng và tiết kiệm được thời gian.
Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15 - 25oC) ít nhất 30 phút.
Đối với các loại vắc xin nội như: Lasota gà, Newcastle gà, đậu gà, tụ huyết trùng gia cầm, tả ngan, vịt... nên dùng tăng liều gấp 1,5 lần so với hướng dẫn trên nhãn thuốc. Phòng bệnh Gumboro nên dùng vắcxin Gum A (Ấn Độ), giá vừa phải, hiệu quả phòng bệnh khá cao, dùng liều 500 con cho 400 con là vừa. Các loại vắc xin do Mỹ, Hà Lan sản xuất rất tốt nhưng quá đắt, chỉ có các trại giống lớn mới có điều kiện sử dụng. Sau khi sử dụng vắc xin 2 - 4 giờ, gia cầm có biểu hiện hội chứng "nhiễm vắc xin", chậm chạp, ăn kém trong 6 - 12 giờ thì mới tốt.
Trước và sau khi sử dụng vắc xin ít nhất 12 giờ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác cho gia cầm (uống hoặc tiêm) để không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin. Hai loại vắc xin khác nhau nên dùng cách nhau ít nhất là 48 giờ. Riêng vắc xin tụ huyết trùng trước khi sử dụng nên lắc kỹ cho
phần cặn (vi khuẩn nhược độc) tan đều.
Sử dụng phải đúng cách: ví dụ vắc xin Lasota gà phải nhỏ mỗi con 2 giọt (mắt nọ mũi kia), vắc xin đậu, Newcastle gà phải tiêm dưới da (tiêm dưới da cánh, bụng hoặc đùi),...
4.2.3. Một số triệu chứng bệnh tích điển hình của các bệnh trực tiếp mổ khám trên đàn gà trong thời gian thực tập khám trên đàn gà trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập tại một số trại liên kết với công ty, em đã được tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của công ty đến thăm khám bệnh cho các đàn gà của các gia trại, trại trại. Trong quá trình đó, em đã gặp một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Các triệu trứng chứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh
Tên bệnh Triệu chứng lâm sàng Số lượng gà kiểm tra Số gà có triệu chứng bệnh Tỷ lệ Đầu đen Gà ủ rũ, lông xù 20 20 100 Sốt cao > 43℃ 20 19 95,00
Rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 20 19 95,00
Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu hoặc vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu
20 17 85,00
Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc
thâm tím 20 16 80,00
Cầu trùng
Gà đi ỉa, phân lẫn máu 17 16 94,11
Gà gầy, bỏ ăn, hoặc ăn ít 17 15 88,23
Nằm tụm đống kêu khác lạ. 17 13 76,48
Thiếu máu: mào, da nhợt nhạt 17 13 76,48
Xù lông, sã cánh xuống sát nền, 17 14 82,35
Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết 23 21 91,30
Da màu xanh tím 23 9 39,13
Dính 2 mắt lại, do viêm kết mạc 23 15 65,21
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: Trong số các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, có 3 bệnh điển hình thường gặp là bệnh Cầu trùng, Đầu đen và bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm.
Đối với bệnh đầu đen xảy ra nghiêm trọng nhất ở lứa tuổi từ 8 đến 12 tuần tuổi, Ggà ủ rũ, lông xù, sốt cao > 43˚C. Gà gầy, uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ ăn, rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh. Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu, mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc tái xanh. Tiêu chảy phân vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu, mào tích, da vùng đầu thâm tím
Đối với bệnh Cầu trùng, đây là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở tất cả các loại gà và ở tất cả các lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng 100% số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân có mầu nâu thẫm, hoặc lẫn máu tươi, gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết 100% số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu, nên xác chết rất gầy. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80%.
Một trong những bệnh rất điển hình ở gà thịt đó là bệnh viêm thanh khí quản truyển nhiễm của gà. Những gà bị bệnh thường hay có triệu chứng điển hình khi quan sát là gà chẩychảy nước mắt, nước mũi, khó thở, hoặc thở khò khè. Mắt có hiện tượng lèm nhèm, dính lại với nhau do quá trình bị viêm kết mạc mắt nên hai mắt dính chặt vào nhau. Một số gà chết, xác chết thường có mầu màu xanh do gà bị thiếu oxy.
Trong quá trình chuẩn chẩn đoán lâm sàng, chúng em chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng điển hình để phân biệt bệnh. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả thì cần phải mổ khám bệnh tích để có kết luận chính xác nhất.
4.2.4. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp
Đề Để có phác đồ điều trị chính xác, ngoài việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng trên gà mắc bệnh, em còn mổ khám gà để kiểm tra các cơ quan bên trong. Kết quả mổ khám bệnh tích của gà mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh
Tên bệnh
Cơ quan, bộ
phận của gà Biểu hiện bệnh tích
Số lượng gà mổ khám Số lượng gà có bệnh tích điển hình Tỷ lệ % Đầu đen
Gan Viêm xuất huyết hoại tử
hình hoa cúc 25 23 92,00
Manh tràng Viêm, xuất huyết, hoại tử
tạo kén 25 25 100
Thận Sưng và sung huyết 25 21 84,00
Manh tràng Có giun kim (Heterakis) 25 19 76,00
Cầu trùng
Thành ruột Sưng dày lên, có những
nốt xuất huyết 26 26 100
Manh tràng Phình to, chứa đầy hơi và
máu, viêm xuất huyết 26 23 88,46
Niêm mạc ruột non
Trên bề mặt có nhiều điểm
trắng xám 26 26 100
Niêm mạc ruột già
Trên bề mặt có nhiều điểm
trắng, có thể bị hoại tử 26 17 65,38
CRD Đầu, mắt Mắt gà sưng, chảy nước
Phổi, túi khí Phù thũng, viêm 47 43 91,48 Màng
bao tim Viêm 47 47 100
Khí quản Nhiều dịch viêm có màu
hơi vàng 47 47 100
Bệnh đầu đen ở gà, đối với bệnh ở gà, đối bệnh tích ở manh tràng 100% số gà manh tràng viêm, sưng, niêm mạc manh tràng xuất huyết hoặc hoại tử, thành manh tràng tăng sinh, dày gấp nhiều lần so với bình thường. Gà có chất chứa trong lòng manh tràng nhớt, có hồng, màu máu cá hoặc có máu tươi hoặc manh tràng có chất chứa trong lòng rắn, màu vàng xám, đóng kén rắn chắc, màu trắng trông giống như những con sâu.
Đối với bệnh tích ở gan có 95% số gà gan bị sưng to hơn so với bình thường, bề mặt gan có nhiều ổ viêm xuất huyết gan sưng gấp 2 - 3 lần so với bình thường, bề mặt có nhiều ổ hoại tử hình hoa cúc, các ổ hoại tử có màu trắng xám hoặc trắng ngà, lõm ở giữa, khi cắt dọc gan, thấy ổ hoại tử có hình nón ngược.
Như vậy, các tổn thương ở gan và manh tràng như trình bày ở trên là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Việc mổ khám bệnh tích của gà nghi mắc bệnh giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho những gà cùng đàn với gà mổ khám.
Đối với bệnh cầu trùng của gà, đây là bệnh điển hình nhất có thể chẩn đoán bằng lâm sàng. Khi mổ khám sẽ giúp người chăn nuôi biết chính xác tình trạng của bệnh. Bệnh tích điển hình nhất của bệnh khi khám cơ quan tiêu hóa đó là toàn bộ bề mặt của ruột non bị sung huyết, có các mạch máu nổi lên trên bề mặt. Nếu gà bị nặng tình trạng này nhìn rất rõ. Hai manh tràng phình to, chứa đầy hơi và có máu, Khi cắt ruột ra để kiểm tra niêm mạc ruột sẽ thấy trên bề mặt ruột non có nhiều điểm trắng xám, xuất huyết rõ rệt, chất chứa trong manh tràng chủ yếu là máu. Phần ruột già khi kiểm tra niêm mạc thấy
có thể có hiện tượng hoại tử đối với trường hợp gà bị cầu trùng nặng.
Bệnh cầu trùng có thể mắc ở tất cả các loại gà và lứa tuổi khác nhau, vì vậy việc dùng thuốc để phòng cầu trùng cho gà trong thời gian nuôi là rất cần thiết.
Đối với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Ngoài triệu chứng lâm sàng như mắt gà sưng, mắt, mũi chẩy nước, thì khi mổ khám cơ quan hô hấp thấy bệnh tích điển hình biểu hiện trên cơ quan hô hấp như: Đường dẫn khí có nhiều dịch mầu hơi vàng, phổi và túi khí có hiện tượng viêm, phù thũng, một số gà khi kiểm tra màng bao tim có hiện tượng viêm màng bao tim
Trong thực tế cho thấy bệnh CRD thường hay ghép với bệnh E.coli, khi gà bị CRD ghép với E.coli thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.
Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, hoặc khi gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ đó là vệ sinh chuồng trại và sử dụng kháng sinh để điều trị và kết hợp với sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho gà.
4.2.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập
Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gà mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh, em xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả
Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình
Số gà được điều trị (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (con)an toàn % CRD CRD-MYCO Bổ sung điện giải cốm Bcomplex –
C
2 g/lít nước. Pha uống 3 - 5 ngày liên tục.
1g/2 lít nước uống hoặc trộn 1g/2 – 5 kg thức ăn
1.000 980
Cầu trùng
COLICOC Bổ sung thêm
vitamin K
10 ml/lít nước. Pha uống 5 ngày liên tục. - 1g/ 1 lít nước uống hoặc 1g/ 10kg thế trọng hoặc 2g/ 1kg thức ăn
2.000 1.980(con)
99.00
Đầu đen
Sulfamono - tri 1g/25kgTT/ngày
Trộn thức ăn
2.0002000 1.940
(con)97,00
T. cúm gia súc 2g/lít nước. Pha nước uống
5 ngày liên tục. Giải độc gan,
thận, lách
1g/lít nước. Pha nước uống 5 ngày liên tục.
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: về nguyên tắc khi phát hiện trong đàn gà có một số gà có biểu hiện mắc bệnh, và khi đã xác định được đúng bệnh, công ty thường khuyến cáo cho các hộ chăn nuôi, các trang trại dùng thuốc của công ty để điều trị cho toàn đàn gà. Vì vậy, khó có thể tính toán được tỷ lệ phần trăm một cách chính xác tỷ lệ khỏi bệnh của đàn gà. Vì vậy mà kết quả ở bảng 4.6 không có tỷ lệ khỏi bệnh.
Trong quá trình mang thuốc đến cho các hộ chăn nuôi điều trị bệnh cho gà mắc bệnh, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh mà mức độ mắc bệnh của đàn gà, thì thời gian điều trị của từng đàn có thể khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình điều trị bằng thuốc của công ty, thì số gà mắc bệnh giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng của gà mắc bệnh, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn gà khỏi bệnh.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
-Tình hình chăn nuôi gà tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tập trung trọng điểm ở một số xã với quy mô nuôi thả chủ yếu trên 1000 gà/ trang trại