Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm sơ mi của Tổng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM sơ MI của TỔNG CÔNG TY MAY 10 – CÔNG TY cổ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm sơ mi của Tổng

a, Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Lao động

Với đặc thù của ngành dệt may sử dụng nhiều lao động, hằng năm Tổng công ty May 10 luôn phải tuyển dụng rất nhiều lao động mới. Tổng công ty May 10 tập trung công tác đào tạo lấy “Con người vừa là mục tiêu, vừa là độ ng lực phát triển của doanh nghiệp”, quan tâm cả về tinh thần và vật chất đối với người lao động, giữ vữ ng ổn định lao động. Tổng công ty tìm mọ i biện pháp tổ chức sản xuất khoa học, đầu tư trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện môi trường làm việc để tăng năng suất và thu nhập cho người lao động.

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của May 10, vì vậy Tổng công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Cơ cấu lao động cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty May 10 – CTCP

Loại lao động

Phân loại theo giới tính

Nam Nữ Phân theo trình độ học vấn Trình độ trên đại học Trình độ đại học Trình độ Cao Đẳng và Trung cấp Đối tượng khác Tổng lao động

có trình độ học vấn cao hơn. Nhưng có thể thấy số lượng người lao động có trình độ

học vấn vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động của Tổng công ty. Muốn phát triển thương mại sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa, Tổng công ty cần cần có những chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, có tay nghề và năng động trong công việc, chuyên môn về thương mại giúp phát triển sản phẩm của Tổng công ty. Việc cân đối giữa lực lượng lao động dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính cũng được cân nhắc kĩ càng để phù hợp với công việc và năng lực mỗi công nhân. Nếu năng suất lao động tốt, hiệu quả làm việc cao sẽ góp phần làm nên sự thành công trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa. Giúp Tổng công ty tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty so với các đối thủ cùng ngành

- Vốn

Vốn là nhân tố quan trọng được xem là điều kiện cần giúp doanh nghiệp có khả năng kinh doanh và phát triển, là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Khả năng huy động vố n tốt và đầu tư có hiệu quả sẽ giúp cho Tổng công ty nâng cao được hiệu quả kinh doanh, phát triển thương mại sản phẩm sơ mi của mình trên thị trường hơn. Dưới đây là bảng nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty May 10 trong giai đoạn 2015-2018:

Bảng 2.3: Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty May 10 - CTCP

Chỉ tiêu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2018, 2019, 2020 của Tổng công ty May10 - CTCP)

Dự a trên bả ng 2.4 ta có thể thấ y rằng trong suốt 3 năm từ 2018-2020, nguồn vốn của Tổng công ty vẫn luôn ổn định. Mặc dù có sự biến động giữa các năm nhưng mức tăng, giảm không nhiều. Tổng nguồn vốn năm 2018 là 568.568 triệu đồng, năm 2019 tăng lên là 586.437, đến năm 2020 có giảm nhẹ là 585.157. Nguồn vốn của Tổng công ty ch ủ yếu là nguồn vay, thuê tài chính, điều này là một bài toán khó đối với Tổng công ty trong việc s ử dụng vốn hiệu quả và lợi nhuận vay đúng hạn, đồng thời duy trì nguồn vốn cho việc kinh doanh luôn diễn ra thuận lợi.

Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất sản phẩm của Tổng công ty. Hiện nay, T ổng công ty May 10 đã tập trung đầu tư cơ sở và công nghệ sản xu ất theo hướng hiện đại. Tổng công ty hiện có 18 nhà máy, xí nghiệp và 2 phân xưởng bổ tr ợ được phân bố khắp các tỉnh thành trên cả nước với hơn 3000 máy chuyên dụng hiện đại chủ yếu do các nước khối EU, Nhật, Mỹ,…sản xuất, cụ thể:

- Hệ thống thiết bị chuyên nghiệp CAD/CAM của hãng Schmidt - Mỹ và Lectrasystem - CH Pháp dùng để thiết kết thời trang, thiết kế mẫu, truy nhập mẫu và giác đồ cắt

- Máy kiểm tra Mansang - Hong Kong dùng để kiểm tra lỗi vải và chiều dài cuộn vải trước khi đưa vào sản xuất.

- Các loại máy ép mex Kannegiensser - CH liên bang Đức ép thủy lực theo phương thẳng đứng với hệ thống làm lạnh công suất cao, đảm bảo độ kết dính tốt và không làm biến dạng sản phẩm.

- Các loại máy thêu Tajma - Nhật Bản cùng một lúc thêu được 20 sản phẩm với 9 loại chỉ khác nhau

Việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất sản phẩm sẽ giúp Tổng công ty sản xuất ra những sản phẩm sơ mi chất lượng hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra khả năng cạnh tranh của Tổng công ty đối với các đối thủ cùng ngành

- Giá bán sản phẩm.

Giá bán sản phẩm sơ mi của Tổng công ty May 10 giao động trong khoảng 200.000 – 2.000.000 đồng tùy thuộc vào chất liệu và kiểu dáng của sản phẩm. Công ty luôn tham khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh để xác định được mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm của mình. Ngoài ra công ty còn có các chương trình khuyến mãi, các chính sách giảm giá, tặng voucher hoặc quà tặng nhằm kích thích khách hàng mua sản phẩm

- Chất lượng sản phẩm

Nhằm đả m bảo được chất lượng sản phẩm, xây dự ng lòng tin vớ i khách hàng. Từ năm 1999, May 10 đã tiến hành đưa “sợi chống hàng giả” vào nhãn dệt chính của sản phẩm. Nhờ đó mà May 10 bảo vệ được thương hiệu của mình, đồng thời giúp khách hàng có thể phân biệt được hàng giả, hàng nhái. Ngoài ra, Tổng công ty còn áp dụng mô hình Lean vào sản xuất, sau khi áp dụng mô hình Lean, năng suất lao động tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, giảm giờ làm 1 giờ/ngày, tăng thu nhập trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm. Bên cạnh đó, Tổng công ty May 10 vẫn luôn thực hiện nghiên cứu các loại sả n phẩm sơ mi mới, đưa ra những sản phẩm sơ mi phù hợp vớ i thị hiếu khách hàng, đột phá cả về kiểu dáng lẫn chất lượng nhằm cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác trong nước

- Mạng lưới kênh nhân phối

Với chiến lược tập trung phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường nội địa, Hiện nay, May 10 đã mở rộng các kênh phân phối, nhằm đưa sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng trong cả nước. Với hàng trăm cửa hàng, đại lý phân phối hiện đại trên toàn quốc, thương hiệu thời trang May 10 đang ngày càng khẳng định được v ị thế vững chắc c ủa mình trong lòng người tiêu dùng. Để đánh giá được quy mô phát triển thương mại sản phẩm sơ mi của Tổng công ty trên thị trường nội địa, ta xét bảng số lượng cửa hàng, đại lý phân phối của Tổng công ty như sau:

Bảng 2.4: Số lượng cửa hàng, đại lý phân phối của Tổng công ty May 10 - CTCP

Năm Số lượng Chênh lệch Tỷ lệ

(Nguồn: Phòng kinh doanh của Tổng công ty) Từ bảng số liệu ta thấy được mức độ gia tăng nhà phân phối sả n phẩm sơ mi của Tổng công ty qua các năm đều tăng. Việ c mở rộng hệ thống kênh phân phối sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện được các sản phẩm mang thuơng hiệu May 10, nâng cao doanh thu mỗi năm cho Tổng công ty

b, Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Khách hàng

Hiện nay, sơ mi May 10 đã trở thành một thương hiệu cạnh tranh mạnh, có uy tín cao trên thị trườ ng và có sức lan tỏa lớn. Hàng năm, Tổng công ty May 10 vẫn thu hút được một lượng lớn hàng hàng đến mua sản phẩm tại các cửa hàng trên khắp cả nước. Chất lượng sản phẩm sơ mi cùng với dịch vụ khách hàng tốt khiến cho khách hàng khi đến mua tại May 10 cảm thấy tin tưởng và hài lòng. Điều này đã giúp cho May 10 giữ chân được khách hàng, tạo được lòng tin đối với khách hàng, nâng cao được lượng khách hàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Khách hàng là người tạo nên quy mô của thị trường, là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì thế, sản phẩm sơ mi của Tổng công ty được khách hàng đón nhận rộng rãi sẽ giúp cho hoạt động phát tri ển thương mại sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa của Tổng công ty trở nên thành công hơn

- Đối thủ cạnh tranh

Trong những năm gần đây, nhiều đối th ủ cạnh tranh trong nước ngày càng lớn mạnh, tiêu biểu như: Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, Tổng Công Ty Cổ Ph ần May Nhà Bè, …điều này làm cho tính cạnh tranh sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt hơn. Bên cạnh đó, hàng loạt các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Versace, H&M, Zara,… đã thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để có thể phát triển thương mại sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, đòi hỏi Tổng công ty May 10 phải không

ngừng đầu tư, phát triển đưa ra những sản phẩm sơ mi có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

- Nhà cung cấp

Hiện nay, Tổng công ty May 10 sản xuất được khoảng 1,5 triệu áo sơ mi/tháng, tương đương khoảng 18 triệu sơ mi/năm. Bình quân tiêu hao 1,7 mét vải cho 1 áo sơ mi thì mỗi một năm May 10 cần khoảng 30 triệu mét vải sơ mi. Trong 30 triệu mét này có nhữ ng loại 100% từ bông, có những loại pha bông, cũng như là sợi bông, sợi nhân tạo, có những loại sợi nhân tạo không… Tuy nhiên, mỗi năm trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500 nghìn mét vải cho MAY10, bằng khoảng 1/10 nhu cầu của May 10. Do đó, nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm sơ mi của Tổng công ty May 10 trên 70% là được nhập từ nước ngoài. Khi dịch bệnh Covid diễn ra khiến cho nguồn nguyên liệu của Tổng công ty gần như đứt hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm sơ mi của T ổng công ty May 10. Vậy nên, nhằm gỉai quyết tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu sả n xuất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thương mại sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa, Tổng công ty May 10 đã xem xét mua nguồn nguyên liệu trong nước nếu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được mẫu mã và đáp ứng được chất lượng mà Tổng công ty đặt ra. Điều này giúp Tổng công ty giải quyết được phần nào khó khăn trong bối cảnh thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm

- Môi trường kinh tế

Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam phải chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung. Ngành Dệt May chưa thực sự được hồi phục khi bị ảnh hưởng gián tiếp từ chiến tranh Thương mại M ỹ - Trung thì đã phải tiếp tục chịu ảnh hưởng do dịch bệ nh Covid-19 vào năm 2020, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hủy đơn hàng, giãn đơn hàng rất nghiêm trọng.

Hiện nay, cũng giống như các doanh nghiệp khác tại Việt Nam, Tổng công ty May

10 gặp rất nhiều khó khăn khi phần lớn các sản phẩm phải tạm dừng sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất tối đa vì hàng hóa tiêu thụ chậm cũng như để hỗ trợ phòng chống dịch. Trong khi đó, Tổng công ty vẫn phải chi trả phí duy trì hoạt động bộ máy, phí thuê mặt bằng, trả lương lao động cùng nhiều loại thuế phí khác, khiến cho việc phát triển thương mại sản phẩm sơ mi trên thị trường nội địa gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP, để tiếp sức cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Những chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 68/NQ-CP đã góp phần giúp các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty May 10 nói riêng giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động.

2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sơ mi của Tổng công ty May 10 – Công ty Cổ phần trên thị trường nội địa

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM sơ MI của TỔNG CÔNG TY MAY 10 – CÔNG TY cổ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w