Định tội danh của tội đánh bạc

Một phần của tài liệu Tội đánh bạc từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 37 - 42)

Định tợi danh được hiểu chính là hoạt đợng nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự nhằm xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tợi phạm được pháp ḷt hình sự quy định. Theo qui định của BLHS 2015, các dấu hiệu của Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới

5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, về cấu thành cơ bản của tội đánh bạc, hành vi khách quan thoả mãn:

-Trường hợp thứ nhất là trường hợp người phạm tội đã có hành vi đánh bạc trái phép và tài sản đánh bạc (tiền hoặc hiện vật) dùng để đánh bạc có giá trị từ năm triệu đồng trở lên. Nghĩa là chủ thể phạm tội này phải có hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức trái pháp luật mà sự được thua kèm theo việc được, mất một số tài sản nhất định. BLHS không cần phải mơ tả các hình thức cụ thể của đánh bạctrái phép là hoàn toàn phủ hợp với kỹ thuật lập pháp, bởi cụ thể của hành vi này vừa mang tính truyền thớng vừa phát sinh theo sự phát triển của xã hội. Nếu chủ thể chỉ mới thực hiện hành vi đánh bạc trái phép thì chưa thỏa mãn hành vi khách quan của TĐB, BLHS xác định hành vi này phải có “giá từ 5.000.000 đồng đến dưới

50.000.000 đồng …” Việc xác định như thế nào về số tiền đánh bạc được hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, nếu tiền đánh bạc mà đới tượng sử dụng là ngoại tệ thì có được quy đởi thành đơn vị tiền tệ VNĐ để xử lý không? Một thực tế khác, việc xác định tiền trong túi của người tham gia đánh bạc mang theo có phải là tiền dùng đánh bạc hay không đang là một vấn đề rất khó chứng minh của cơ quan chức năng. Do vậy, hầu như chỉ dựa vào lời khai của người tham gia đánh bạc để làm căn cứ xác định, tùy thuộc vào lời khai và sự hiểu biết của người tham gia đánh bạc mà cách xử lý của pháp luật đối với từng trường hợp đánh bạc sẽ rất khác nhau.

Trường hợp thứ hai là trường hợp người phạm tội có hành vi đánh bạc trái phép và tài sản dùng để đánh bạc có giá trị dưới năm triệu đồng nhưng chủ thể là người đã bị kết án về tội này hoặc tội được quy định tại Điều 322 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Việc xác định số tiền dùng để đánh bạc hiện nay vẫn đang sử dụng quy định của Nghị Quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 248 BLHS năm 1999, cụ thể là khi xác định TNHS đối với người đánh bạc khơng được tính tởng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả

các lần đánh bạc để xem xét, cụ thể như sau:

+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu TNHS (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu TNHS (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc khơng phải chịu TNHS về tội đánh bạc;

+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu TNHS (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu TNHS về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

+ Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu TNHS (từ

2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu TNHS về tợi đánh bạc với tình tiết tăng nặng "phạm tợi nhiều lần" quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 48 của BLHS;

+ Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu TNHS (từ

2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sớng chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu TNHS về tợi đánh bạc với tình tiết định khung "có tính chất chuyên nghiệp" quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 248 BLHS.

Ngồi ra, Nghị quyết sớ 01/2010 còn hướng dẫn áp dụng trong các “trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau”; “Trường hợp đánh bạc dưới hình thức ghi sớ đề, cá đợ bóng đá, cá độ đua ngựa" hoặc vấn đề cần bàn ở đây đó là theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 1 của Nghị quyết này có đưa ra khái niệm “cùng tham gia đánh bạc với nhau”.

Tại điểm này sử dụng kỹ thuật lập pháp đó là đưa ra mợt quy định mang tính “định tính” chỉ ra bản chất của hình thức đánh bạc, nhưng đến điểm b thì kỹ thuật lập pháp được dùng ở đây lại là phương pháp liệt kê mà khơng chỉ ra bản chất của các hình thức được liệt vào điểm này. Ưu điểm của phương pháp liệt kê tại điểm b là chỉ ra chính xác mợt sớ hình thức “Đánh bạc” để người áp dụng pháp luật có thể áp dụng dễ dàng. Tuy nhiên, đó cũng lại chính là hạn chế của phương pháp này. Việc khơng “định tính” dẫn đến việc khi phát sinh các hình thức đánh bạc có bản chất tương tự thì dễ bị áp dụng pháp luật một cách tùy tiện hoặc sai lầm và gây khó khăn cho người áp dụng pháp luật. Và có thể thấy là đối với cả hai trường hợp được quy định tại điểm a và b, khoản 4, điều 1 này thì vẫn chưa có mợt sự hướng dẫn, giải thích thật sự rõ ràng nào giúp tránh việc áp dụng pháp luật một cách thiếu thống nhất dẫn đến thiếu sót trong quá trình đấu tranh, xử lý tợi phạm.

Do tợi đánh bạc là tội phạm được nhà làm luật xây dựng dưới dạng cấu thành hình thức nên mặt hành vi của mặt khách quan là quan trọng nhất còn các yếu tốkhác như hậu quả, thời gian, địa điểm … không phải là yếu tố quan trọng trong định tội danh. Nói như vậy không có nghĩa là TĐB không có hậu quả nhưng nếu gây ra hậu quả xuất phát từ hành vi đánh bạc trái phép thì có thể cấu thành tợi khác hoặc có giá trị về mặt lượng hình đới với người phạm tợi.

Ngồi cấu thành cơ bản trong việc định tợi danh, BLHS còn xây dựng cấu thành tăng nặng đới với người phạm TĐB nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự triệt để. Nếu người phạm tợi thỏa mãn các tình tiết định khung tăng nặng sau: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm.

tợi này, đáng chú ý nhất là tình tiết “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử để phạm tợi”. Tình tiết này khơng những phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội mà còn nói lên sự thay đổi trong phương thức, thủ đoạn phạm tội so với truyền thống và giá trị rất cao so với thủ đoạn thông thường do ứng dụng công nghệ cho hành vi đánh bạc.

Về khách thể của TĐB: Đánh bạc được nhà luật qui định tại chương XXI thuộc các tội xâm phạm trật tự an tồn cơng cợng, trật tự cơng cợng (Khách thể loại), trong đó người có hành vi phạm TĐB đã trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng (Khách thể trực tiếp). Khi đề cập đến khách thể của tội phạm cụ thể là nói đến quan hệ xã hợi trực tiếp được ḷt hình sự bảo vệ, tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây ra (hoặc có thể gây ra) thiệt hại đáng kể nhất định. Khách thể thể hiện rõ nét bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là căn cứ quan trọng cho phép xác định hành vi xâm hại trên thực tế có phải là tội phạm hay không.

Trật tự công cộng có thể được hiểu là hệ thống các quan hệ xã hợi được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, mà đòi hỏi mọi người phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho c̣c sớng, lao đợng, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội.

Về chủ thể: Chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại, có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi. Với TĐB chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là cá nhân đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Do TĐB là loại tợi ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng theo cơ sở phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS nếu cá nhân thực hiện hành vi thỏa mặt mặt khách quan phải là người từ đủ 16 tuổi theo Điều 12 BLHS. Khi xác định chủ thể của tội phạm phải là người đã có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hợi trong ḷt hình sự. Xác định

đợ t̉i của chủ thể phạm tội này là tiền đề xác định người có đủ điều kiện để có lỗi, để có thể trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi thực hiện và năng lực điều khiển được hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Cá nhân đủ 16 tuổi trở lên, chủ thể của tội đánh bạc được xác định có năng lực trách nhiệm hình sự tại thời điểm họ thực hiện hành vi thỏa mãn mô tả của mặt khách quan, đồng thời họ phải nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của họ gây ra và có khả năng điều khiển hành vi theo hướng phù hợp với quy định và yêu cầu của pháp luật.

Mặt chủ quan: trong cấu thành tội phạm không thể thiếu mặt chủ quan, nếu thiếu đi mặt này thì cho dù hành vi có nguy hiểm thế nào đi chăng nữa cũng không cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan bao gồm các yếu tớ: Lỗi; đợng cơ và mục đích. Đới với TĐB lỗi là yếu tố bắt buộc phải xác định khi định tội danh đối với người thực hiện hành vi này. Lỗi của TĐB là lỗi cố ý, nghĩa là chủ thể nhận thức được hành vi đánh bạc trái pháp luật là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi này về mặt ý chí. Đới với TĐB, không cần thiết phải phân định có ý trức tiếp và cố ý gián tiếp mà chỉ cần xác định chủ thể thực hiện hành vi với lỗi cố ý là thỏa mãn cấu thành tội phạm.

Một phần của tài liệu Tội đánh bạc từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w