3.4.1. Những hạn chế, vướng mắc
Trong thực tiễn còn xảy ra tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án cùng cấp với nhau (tranh chấp về thẩm quyền theo lãnh thổ); giữa các Tòa án khác cấp với nhau (tranh chấp về thẩm quyền theo việc, theo đối tượng); tranh chấp giữa Tòa án quân sự với Tòa án nhân dân (tranh chấp về thẩm quyền xét xử theo đối tượng). về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định, tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
Việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử là một trong những vướng mắc thường gặp khi giữa Tòa án và Viện kiểm sát không thống nhất với nhau về thẩm quyền giải quyết vụ án. Theo qui định của điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết”. Nhưng do có sự thiếu thống nhất giữa các quy định trên nên thực tiễn xét xử có Tòa trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, có Tòa chuyển thẳng lên Tòa cấp trên. Vướng mắc này trong chừng mực nào đó làm cho việc xét xử sơ thẩmbị kéo dài, làm giảm hiệu quả xét xử.
Việc qui định “vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án” chỉ được qui định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự mà chưa được qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự nên hiện nay có những tội phạm gây thiệt hại cho Quân đội hoặc có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự nhưng Tòa án nhân dân vẫn xét xử mà không chuyển cho Tòa án quân sự. Có trường hợp cơ quan điều tra tách vụ án không đúng. Nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hai hành vi khác nhau cùng thuộc một tội nhưng cơ quan điều tra đã tách thành hai vụ án để xét xử. Ví dụ bị can trộm cắp 2 chiếc xe máy, trong đó có một xe máy của đơn vị Quân đội. Cơ quan điều tra đã tách thành hai vụ án Trộm cắp tài sản khác nhau để điều tra, truy tố, xét xử gây bất lợi cho bị can. Hoặc có vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh, nhưng Viện kiểm sát tỉnh không truy tố nên Tòa án cấp tỉnh không thể xét xử mà phải để Tòa án cấp huyên xét xử và viêc xét xử của Tòa án cấp huyên rõ ràng là không đúng thẩm quyền; có trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án khác cùng cấp, nhưng khi Tòa án không thuộc thẩm quyền chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử thì Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đó không thay đổi cáo trạng, nên Tòa án cũng không xét xử được. Để khắc phục tình trạng này, đa số ý kiến cho rằng, cần có hướng dẫn cụ thể về tranh chấp thẩm quyền, nhất là giải quyết mối quan hê giữa Tòa án với Viện kiểm sát trong trường hợp không thống nhất với nhau về thẩm quyền.
Có ý kiến đề nghị hướng dẫn: trong trường hợp Tòa án thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án mình thì ra quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát truy tố lại cho đúng thẩm quyền và nêu rõ lý do. Có ý kiến lại cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở viêc quy định trả hổ sơ để truy tổ lại cũng mới chỉ mở ra chủ trương giải quyết, chứ chưa đề ra được cách thức giải quyết trệt để. Theo chúng tôi thì cần phải có quy định ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thực hiên đúng thẩm quyền điều tra, truy tố về các vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu Viên kiểm sát truy tố không đúng
thẩm quyền thì Tòa án có quyền chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án đó và trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa hoặc phải thay đổi cáo trạng, nếu Viện kiểm sát không nhất trí với việc chuyển vụ án của Tòa án thì có quyền báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên, ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên là ý kiến quyết định sau khi đã thống nhất với Chánh án Tòa án cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người quyết định cuối cùng, sau khi đã thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thực tiễn xét xử của các Tòa án vừa qua cho thấy những vướng mắc về thẩm quyền xét xử chung thường gặp là:
- Thứ nhất: Do đánh giá không đúng tính chất của vụ án nên xác định sai thẩm quyền. Nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá sai thể nào là hành vi liên quan đến bí mật quân sự, thế nào là gây thiệt hại cho quân đội nên không xác định đúng thẩm quyền xét xử. Thậm chí có những vụ án các Tòa án quân sự đã xét xử theo đúng thẩm quyền, nhưng dư luận vẫn cho rằng như vậy là trái pháp luật, là bao che, là không bảo đảm sự bình đẳng của công dân trước pháp luật...
Trên thực tế, có nhiều vụ án người phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của quân nhân, công nhân, nhân viên quốc phòng đáng lẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, nhưng đã được các Tòa án nhân dân xét xử. Trong số đó cũng có những vụ án đã được kháng nghị theo trình tự giám đốc thấm để tiến hành tố tụng lại theo đúng thẩm quyền xét xử; nhưng phần lớn các vụ án còn lại vẫn chưa được giải quyết theo đúng pháp luật.
Theo quy định của Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì việc tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Đồng thời theo quy định của Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì phải chuyển vụ án theo đúng thẩm quyền xét xử. Thế nhưng cho đến nay chưa có một cơ chế hữu hiệu để giúp Chánh án thực hiện thẩm quyền đó.
- Thứ hai, cũng có những trường hợp do nhận thức không đúng thế nào là gây thiệt hại cho Quân đội, thế nào là khu vục có bảo vệ của Quân đội, cho nên đã xác định sai thẩm quyền xét xử: vụ án đáng lẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa ánnhân dân, nhưng Viện kiểm sát quân sự lại truy tố ra trước Tòa án quân sự.
3.4.2.Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc
Những hạn chế, vướng mắc, đặc biệt là những tranh chấp trong áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử của Tòa án xảy ra trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy có một số nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự chưa thật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động của Quân đội, của tổ chức Tòa án quân sự và mối quan hệ giữa Tòa án quân sự với Tòa án nhân dân. Một số quy định lẽ ra cần được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự để tất cả những người tiến hành tố tụng và mọi công dân biết để thực hiện, nhưng lại được quy định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự làm hạn chế hiệu lực và tính phổ biến của các quy định đó. Các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự không chỉ để các cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội thực hiện mà còn để cho các cơ quan khác chấp hành, nhất là các trường hợp có tranh chấp. Nếu thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặc trong luật tổ chức Tòa án nhân dân thì hiệu quả việc áp dụng chế định đó sẽ cao hơn.
Một số quy định khác như thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, theo viêc chưa được quy định cụ thể, tỷ mỷ mà mới chỉ được thực hiên ở mức độ hướng dẫn cũng làm hạn chế viêc áp dụng đúng đắn, thống nhất trong thực tiễn;
Về thẩm quyền xét xử theo đối tượng: Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp khu vực với Tòa án quân sự cấp quận khu theo cấp bậc, chức vụ của người phạm tội. Nhưng đối với Tòa án nhân dân chức vụ của người phạm tội hoặc cấp bậc (Công an nhân dân) không phải là căn cứ để phân biêt thấm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện với Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Việc quy định này là thiếu sự thống nhất trong quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự.
phạm pháp luật về thẩm quyền xét xử khi thực hiện nhiêm vụ tố tụng hoặc khiếu nại, kháng cáo đối với các vụ án xét xử sai thẩmquyền. Ngoài những người tiến hành tố tụng trong Quân đội, đa số những người tiến hành tố tụng ngoài Quân đội ít quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến tố tụng hình sụ trong Quân đội nói chung và thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự nói riêng. Vì vậy, khi giải quyết các vụ án có sự tranh chấp thẩm quyền xét xử thì không nhận thức được vi phạm hoặc tỏ ra lúng túng, thiếu kiên quyết. Ví dụ: Theo quy định của điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì phải chuyển cho Tòa án quân sự có thẩm quyền; viêc không chuyển sẽ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thế nhưng, trên thực tế nhiều vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được Tòa án nhân dân xét xử vẫn không được người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định, phát hiện, xử lý các vụ án có sự tranh chấp về thẩm quyền xét xử chưa thật tốt. Trên thực tế chỉ có số ít vụ án được khởi tố điều tra sai thẩm quyền xét xử được cơ quan tiến hành tố tụng dân sự tự chuyển cho cơ quan pháp luật trong Quân đội nếu không có sự phát hiện và yêu cầu của các cơ quan này. Đến khi vụ án đã giải quyết xong thì coi như chuyên đã rồi, cho rằng vụ án đã được giải quyết đúng nên không cần thiết phải kháng nghị theo thủ tục luật định. Điều này là không phù hợp với nguyên tắc pháp chế trong tố tụng hình sự;
Cho đến nay chưa có một cơ chế hợp lý, hiêu quả để giúp những người có thẩm quyền như Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trở lên phát hiện, xử lý các trường hợp giải quyết vụ án sai thẩm quyền xét xử ;
Thứ tư, công tác bảo đảm vật chất cho các Tòa án cấp huyện còn hạn chế, trình độ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của một số cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện còn thấp, ảnh hưởng đến việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện, số lượng các vụ án được phân bố không đều, có địa phương thì qúa nhiều (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), có địa phương thì qúa ít cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động tố tụng hình sự. Do ít hoạt động tố tụng nên nhiều Điều tra viên, Kiểm sát Viên, Thẩm phán không tích lũy được kinh nghiệm để nâng cao khả năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.