Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN PHÂN lân NINH BÌNH (Trang 25)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1. Nhân tố chủ quan

a, Nhân tố giá cả

Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó. Nói chung, giá cả hàng hóa xoay quanh những giá trị của hàng hóa những quyết định bởi cung cầu diễn ra trên thị trường. Chiến lược giá của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động buôn bán kinh doanh của doanh nghiệp và là một trong những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của một doanh

nghiệp. Một chiến lược định giá sản phẩm, dịch vụ thích hợp thì khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh sẽ nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

b, Nhân tố sản phẩm

Thể hiện qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu của doanh nghiệp. Theo định nghĩa của các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Trên quan điểm của Marketing, chất lượng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh nếu nó nó thỏa mãn tối đa các nhu cầu sử dụng ứng với một mức giá nhất định.

Nhãn hiệu hàng hóa là các dấu hiệu để nhận diện và phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các nhà máy sản xuất, kinh doanh và của các doanh nghiệp khác nhau, nhãn hiệu hàng hóa có thể là màu sắc, hình ảnh hay kết hợp các yếu tố đó. Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản mang tính chất vô hình của người, công ty, doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ. Thương hiệu hay uy tín của doanh nghiệp là ảnh hưởng quyền uy, sự thừa nhận của khách hàng với doanh nghiệp.

c, Nhân tố kênh phân phối

Đại diện cho hệ thống mà thông qua đó các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp được cung ứng đến khách hàng. Việc cung cấp các sản phẩm đến một địa điểm và khoảng thời gian mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một doanh nghiệp trong bất kì kế hoạch, phương án Marketing, nhằm đạt được các mục tiêu phân phối hoặc khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.

d, Hoạt động xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng

Là tất cả các hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội và cung ứng dịch vụ mục tiêu là nhằm đảm bảo khách hàng có thể nhận biết và phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, có ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ và thực hiện mua bản giao dịch thật sự. Những hoạt động này bao gồm khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quan hệ công chúng, bán lẻ, quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo mạng, thông báo, ấn phẩm in ấn, đưa các sản phẩm vào chương trình truyền hình, là nhãn hàng tài trợ cho một vài chương trình truyền hình và kênh phát thanh có lượng người xem, nghe đông đảo, tổ chức các chương trình quà tặng khách hàng, tri ân khách hàng thân thiết, hay có đóng góp cho doanh nghiệp...

e, Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong số những yếu tố quyết định trong mọi hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhân sự tốt cũng là một yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Đồng thời đưa ra những quyết định, đóng góp cho sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực bao gồm:

Quản trị viên cấp cao : Gồm đội ngũ lãnh đạo, ban giám đốc điều hành và các trưởng phòng phó ban. Đây là đội ngũ nhân sự quản lý cấp cao nhất tại doanh nghiệp, những người này trực tiếp điều hành, tổ chức và thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản trị viên cấp trung gian: Là độ ngũ nhân sự quản lý trực tiếp tới các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp, có kinh nghiệm chuyên sâu và khả năng hợp tác, tương tác với nhân sự cấp dưới, ảnh hưởng tới năng suất sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Quản lý, làm việc với chuyên viên, nhân viên cấp thấp hơn.

Quản trị viên cấp thấp và nhân sự trực tiếp tới sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ: Đội ngũ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Cần giám sát, đôn đốc, quản lý và có thể tạo điều kiện cho họ để hoàn thành tốt những công việc, yêu cầu đề ra. Trình độ kỹ thuật, tay nghề của đội ngũ này cũng là tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

g, Nguồn lực vật chất, kỹ thuật

Bao gồm một số loại máy móc, vật tư, trang thiết bị và công nghệ có vai trò quan trọng tới năng lực của một doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng nhất nhằm thể hiện năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp tới quả trình sản xuất ra sản phẩm, chất lượng đầu ra và giá của sản phẩm.

Doanh nghiệp nào có cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tốt sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao cạnh tranh, một phần làm năng suất lao động tăng lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần sử dụng, kiểm soát nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tốt, hợp lý, tránh lãng phí mới có thể có hiệu quả cao.

Tài chính của một doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp. Quyết định tới việc thực hiện các hoạt động mua sắm, đầu tư mở rộng thị trường, phân phối, đầu tư cơ sở vật chất... của một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính vững vàng có khả năng duy trì vị thế của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp này trên thị trường.

Việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính cũng làm nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp ích cho doanh nghiệp.

1.3.2. Nhân tố khách quan

a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau, giống nhau về chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ, xác định được những doanh nghiệp cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định mức độ cạnh tranh để giành được lợi thế trong ngành và trên thị trường. Sự hiểu biết, am hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và vị thế của đối thủ tại thị trường.

Đối với ngành sản xuất phân bón thì đối thủ cạnh tranh có thể là những đơn vị, đại lý, công ty cũng cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ liên quan tới phân bón trong cùng một hãng, sâu xa hơn là trong cùng ngành

b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể là những đối thủ mới hoặc sẽ xuất hiện trong tương lai và có thể cũng là những đối thủ mới gia nhập vào thị trường kinh doanh. Những đối thủ này có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ của một doanh nghiệp. Phương thức đối phó với những đối thủ này thường là doanh nghiệp sẽ nâng cao vị thế, duy trì những lợi thế trong sản xuất kinh doanh trên phạm vi lớn, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, huy động hoặc tạo ra một nguồn lực tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, có khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và có những ưu thế vượt trội về giá thành.

Nhà cung cấp có khả năng chi phối doanh nghiệp dựa vào sự thống trị hoặc độc quyền. Nhà cung cấp có thể đe dọa tới nhà sản xuất do sự quan trọng của sản phẩm được cung ứng, một số đặc tính khác biệt hóa cao độ của nhà cung cấp với nhà sản xuất, sự thay đổi chi phí sản phẩm hàng hóa nhà sản xuất phải chấp thuận và thực hành.

Một số trường hợp nhà cung cấp có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:

- Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp đầu vào của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.

- Nguồn cung ứng đến từ một hoặc một số nhà cung cấp độc quyền:

Doanh nghiệp thiếu nguồn cung ứng thì doanh nghiệp sẽ bất lợi trong mối quan hệ với nhà cung cấp hiện tại

Nhà cung cấp có tiềm lực mạnh, có mạng lưới phân phối và bán lẻ rộng sẽ có ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp trong vai trò là khách hàng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải có những hướng đi mới, liên kết với một hay nhiều nhà cung cấp khác nhau để có thể hạn chế những tác động từ phía nhà cung cấp. Cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng nguồn đầu vào để thay thế khi cần và kiểm soát quá trình dự trù hàng hóa tốt hơn.

d. Khách hàng

Khách hàng nắm giữ vai trò quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Họ có quyền thương thuyết với doanh nghiệp thông qua sức ép về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như giảm giá thành, giảm trọng lượng hàng hóa, có những yêu cầu về chất lượng sản phẩm đạt chất lượng cao hơn so với chung mức giá thành.

Khách hàng có thể tạo ra áp lực làm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với những đòi hỏi, yêu cầu như chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải tốt hơn, giá thành giảm đi, dịch vụ kinh doanh và có thể chăm sóc khách hàng được tốt hơn.

Khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp đó không am hiểu, bắt kịp xu thế thay đổi về nhu cầu hiện tại của thị trường. Một vài đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng các yếu điểm về thông tin thị trường của doanh nghiệp mà đưa ra những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thích hợp, giá thành thấp hơn.

Muốn khách hàng thỏa mãn và đạt được sự tín nhiệm, doanh nghiệp cần làm là xác định rõ các vấn đề liên quan như: khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, xác

Đặc trưng của khách hàng trong ngành sản xuất phân bón liên quan tới sản phẩm phân bón mà khách hàng tiêu dùng. Khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm giá thành tốt, sản phẩm chính hãng, có chế độ bảo hành tốt, có nhiều công nghệ mới hiện đại.

e. Sản phẩm thay thế

Sức ép do có những sản phẩm thay thế có khả năng hạn chế tiềm năng lợi nhuận ngành do mức giá cao nhất bị kiểm soát. Phần lớn những sản phẩm thay thế có được nhờ sự đổi mới về công nghệ, có kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu và có những chú ý, thay đổi liên quan tới các sản phẩm thay thế để có những phương án, biện pháp dự phòng tốt nhất.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN LÂN NINH BÌNH

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình

2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình a, Giới thiệu khái quát về công ty Bình a, Giới thiệu khái quát về công ty

Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình (NFC)

Tên quốc tế: NINH BINH PHOSPHATE FERTILIZER JOINT STOCK COMPANY Đại diện pháp luật: DƯƠNG NHƯ ĐỨC

Địa chỉ: Xã Ninh An, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình Số điện thoại: (0229) 3610024

Mã số thuế: 2700224471 Ngày hoạt động: 31/12/2004

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp.

b, Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình tiền thân là Nhà máy Phân lân Ninh Bình được thành lập từ ngày 01 tháng 8 năm 1977, trực thuộc Tổng cục Hoá chất Việt Nam trước đây, nay là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

Trong thời kỳ từ năm 1977 đến năm 1984, Công ty tập trung vào nhiệm vụ chính là thực hiện công tác xây dựng cơ bản, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, tiếp nhận bàn giao đưa các dây chuyền thiết bị công nghệ vào sản xuất sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Apatít nghiền và một số loại sản phẩm hoá chất khác.

Năm 1984 Công ty chính thức nhận bàn giao dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy với thiết kế 2 lò cao có công suất 100.000 tấn/năm/ 2 lò được đưa vào vận hành có tải để sản xuất sản phẩm phân lân nung chảy phục vụ phân bón cho sản xuất nông nghiệp trên thị trường

Ngày 15 tháng 2 năm 1985, Tổng cục Hoá chất có quyết định số 99/HC-TCCBĐT về việc thành lập xí nghiệp Secpentin Thanh Hoá. Trong thời gian từ năm 1985 đến năm 1990 lãnh đạo Công ty đã cùng tập thể CNVC lao động thực hiện sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp nhận bàn giao chính thức dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy

với 2 lò cao có công suất thiết kế là 100.000 tấn/ năm để chính thức đưa vào sản xuất theo kế hoạch của nhà nước giao cho Công ty.

Ngày 13 tháng 8 năm 1990, Bộ Công nghiệp có quyết định số 287/CNNg-TC về việc giải thể xí nghiệp phân lân nung chảy số I. Nhà máy phân lân nung chảy Ninh Bình được tách ra (sau đó được đổi tên thành Công ty phân lân Ninh Bình) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, và có tài khoản tại ngân hàng.

Từ tháng 8/1990 đến tháng 12/2004, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh phân lân nung chảy và các loại sản phẩm phân bón khác, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng… lò cao hiện có và nâng năng lực sản xuất phân lân nung chảy của Công ty tăng lên gấp 3 lần so với thiết kế ban đầu.

Ngày 29/7/2004, Bộ Công nghiệp có quyết định số 66/2004/QĐ-BCN về việc chuyển đổi Công ty Phân lân Ninh Bình thành Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình.

c, Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình hoạt động trong lĩnh vựa chính là sản xuất Lân nung chảy và phân NPK. Ngoài ra Công ty còn hoạt động trên lĩnh vực buôn bán vật liệu, lắp đặt thiết bị trong xây dựng, sản xuất máy chuyên dụng, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác, bán buôn chuyên doanh khác.

Là một trong các doanh nghiệp sản xuất phân lân lớn nhất Việt Nam, nhiều năm liền luôn hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng được thị trường ưa chuộng mà còn tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động của Công ty. Nhiệm vụ của công ty:

- Tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài. - Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các Báo cáo tài chính.

- Công ty không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủng loại sản phẩm mới phù hợp với từng loại đất, cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây nhằm mục đích giúp bà con nông dân có thêm sự lựa chọn chủng loại phân bón cho phù hợp và tăng thị phần phát triển sản phẩm của Công ty.

Tổ chức bộ máy của công ty được hình thành và xây dựng dựa trên những nhiệm vụ và chức năng liên quan tới yêu cầu ngành nghề. Vì thế mô hình

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN PHÂN lân NINH BÌNH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w