6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan ban ngành khác
Hiện nay, HEM đang phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh do hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái trà trộn khiến thị trường, sản lượng tiêu thụ xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp của NFC ngày càng gặp nhiều khó khăn. Do đó để khắc phục được điều này, Bộ Công thương cùng các cơ quan ban ngành cần phải nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới.
Để tạo được chuyển biến căn bản trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng và chống thất thu ngân sách nhà nước, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, tiến hành sắp xếp, tổ chức lại lực lượng kiểm soát chống buôn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả theo hướng chuyên sâu. Bởi vì, một trong những hạn chế của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua biên giới trong thời gian qua chính là đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả chưa thực sự chuyên sâu, chuyên nghiệp, còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ trinh sát bí mật, thu thập thông tin và đấu tranh chuyên án. Do vậy, thời gian tới cần tiến hành sắp xếp, tổ chức lại lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo hướng chuyên sâu. Trong đó, mục tiêu là phải xây dựng được đội ngũ nòng cốt, gồm những cán bộ, công chức giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Thứ hai, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Nhiệm vụ phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua biên giới là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, trong đó, cơ quan hải quan nắm vai trò chủ trì trong địa bàn hoạt động hải quan,
Tuy nhiên, quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, khảm xét, bắt giữ và xử lý các vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu theo quy định của pháp luật hiện còn hạn chế, do địa bàn hoạt động của lực lượng hải quan chủ yếu là khu vực cửa khẩu. Vì vậy, việc tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng chính là sự bổ sung hợp lý và cần thiết để hỗ trợ cho lực lượng hải quan nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Thứ ba, cần có chính sách quan tâm thúc đẩy phát triển nền sản xuất trong
nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại, ứng dụng thành tựu công nghệ mới vào trong sản xuất, giảm thiểu các chi phí để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã với giá thành hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và dần dần thay thế hàng ngoại nhập.
Đặc biệt, cần có cơ chế khuyến khích ưu đãi đặc thù cho các doanh nghiệp đầu tư tới các vùng sâu, vùng xa, nhất là khu vực biên giới nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào cư dân biên giới, góp phần hạn chế tình trạng tham gia vận chuyển hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.
Thứ tư, tăng cường kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, đảm bảo hàng
hóa bày bản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa không có giấy tờ nguồn gốc; Xây dựng ý thức của người dân trong tiêu dùng, mua sắm có hóa đơn chứng từ giúp kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường...
Thứ năm, đẩy mạnh cung cấp thông tin liên quan đến công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các mặt nguy hại của nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả rộng rãi trong nhân dân, tầng lớp cán bộ.
Thứ sáu, Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì, đẩy mạnh phối hợp với
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các bộ, ngành, đoàn công tác liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia...
Thứ bảy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; thực hiện dân chủ,
công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật... Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế, kỷ luật những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại.
Hạn chế tối đa cho nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu trong sản xuất ngành sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp; đổi mới chính sách khoa học công nghệ, kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực đối với ngành sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp của đất nước; nhanh chóng luật hóa các hoạt động của Hiệp hội ngành hàng để các Hiệp hội có cơ sở pháp lý tư vấn, phản biện, kiến nghị với Chính phủ ban hành những chính sách thích hợp trong từng giai đoạn. Chính các Hiệp hội ngành hàng phát triển mạnh cả về lượng và chất sẽ là cánh tay nối dài của quản lý nhà nước đối với ngành sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp.