b. Nhân tố vi mô:
2.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng trình độ công nghệ và vật chất kỹ thuật
xếp lao động và đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, tuyển dụng thêm nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao hơn, đó là minh chứng cho những năm qua trình độ cao đẳng, trung cấp và đại học tăng qua các năm.Ngoài ra công ty đã xây dựng và phát triển chế độ lao động, chính sách ưu đãi hợp lý đối với người lao động theo đúng quy định theo pháp luật.
2.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng trình độ công nghệ và vật chất kỹthuật thuật
Nhận thức được thiết bị và công nghệ sẽ là hai nhân tố chính để gia tăng sức mạnh cho doanh nghiệp trong sản xuất nên CTCP May Sông Hồng luôn sử dụng nguồn lực tài chính của mình để trang bị các hệ thống công nghệ,dây chuyền và thiết bị chuyên dùng hiện đại nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng.Với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh là chuyên may các mặt hàng như áo Jacket,các loại áo khoác dày trên thị trường quốc tế và sản xuất các mặt hàng chăn ga gối và đệm trên thị trường nội địa.Công ty đã tập trung đầu tư các thiết bị chuyên dụng hiện đại như: máy một kim điện tử mortor, máy chần bông vi tính, máy đính bọ điện tử, máy đính cúc điện tử, máy giác số đo vi tính, máy may lập trình, máy thùa khuyết đầu bằng điện tử,… Các thiết bị chuyên dùng này đều thuộc thế hệ mới của các hãng sản xuất có uy tín lớn trên thị trường như: Brother, Juki của Nhật Bản, các hãng lớn của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Là một trong những công ty hàng đầu tại miền Bắc về trang thiết bị hiện đại, công ty cổ phần may Sông Hồng đã giải quyết được các vấn đề liên quan đến năng suất lao động, giảm thiểu chi phí điện năng cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất.
Bảng 2.9: Một số thiết bị máy móc phục vụ sản xuất của Công ty cổ phần May Sông Hồng
STT Tên thiết bị
1 Máy 1 kim cắt chỉ tự động S7200A
2 Máy 2 kim cắt chỉ tự động KM797-
7S
3 Máy may chương trình AM-210E
MEB-3200
6 Máy thùa khuyết đầu bằng điện tử
LBH-1790
7 Máy zích zắc điện tử LZ-22900A
8 Máy chần bông vi tính KSSC-64
9 Máy dò kim loại CBS-600M-HS
10 Máy đính cúc điện tử LK-1903A
11 Dây chuyền sản xuất giặt mài
12 Dây chuyền sản xuất chăn ga gối
cao cấp
13 Dây chuyền sản xuất đệm bông
ghép
14 Dây chuyền sản xuất bông tấm
15 Dây chuyền giặt
(Nguồn:Phòng kinh doanh CTCP May Sông Hồng)
Bên cạnh việc trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, công ty ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ các hoạt động trao đổi thông tin nội bộ cũng như với khách hàng đều được thực hiện qua hệ thống email điện tử của công ty. Hệ thống website cập nhật đầy đủ thông tin sản xuất và kinh doanh cho khách hàng trong và ngoài nước. Tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất bằng hệ thống máy móc có lập trình vi tính.
2.2.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng trình độ quản lý doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị công ty nên trong những năm gần đây, doanh nghiệp May Sông Hồng luôn chú trọng trong việc cải tiến về cơ cấu tổ chức,công tác quản tri bằng cách ứng dụng các hệ thống thông tin quản lý.Cụ thể như sau:
Về cơ cấu tổ chức: Thông qua ĐHĐCĐ 2019, công ty đã thay đổi cơ cấu quản trị từ mô hình có Ban kiểm soát sang mô hình không có Ban kiểm soát, trong đó, cơ cấu quản lý mới sẽ có sự tham gia của Tiểu ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội Đồng Quản Trị. Qua một năm thay đổi cơ cấu quản trị, Tiểu ban Kiểm toán nội bộ được xem là cánh tay nối dài, hỗ trợ HĐQT trong việc kiểm soát hoạt động nội bộ công ty tốt hơn, cải tiến tính hiệu lực của quy trình quản trị,và nâng cao khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh thông qua việc cung cấp các chức năng tư vấn và đánh giá hiệu
Về công tác quản trị: Trong những năm gần đây,công ty đã tiếp tục thực hiện cải tiến, nâng cấp, kết hợp tiếp tục triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP có sẵn
với các công cụ quản trị phần mềm mới và hàng loạt phần mềm quản trị vệ tinh,từ đó làm tăng cao tính chính xác và kịp thời trong công tác quản lý sản xuất - kinh doanh, khai thác tối đa mọi nguồn lực của công ty, triệt để tiết kiệm, chống tổn thất, lãng phí cùng với đó triển khai ERP cho các phân hệ khác và dự kiến sẽ triển khai phân hệ kế toán trong năm 2021.
Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện văn bản hóa các quy trình, đánh giá xây dựng quy trình công việc, quy trình sản xuất nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao của từng công việc, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra, hỗ trợ Ban lãnh đạo trong quá trình quản trị công ty. Trong năm 2020, công ty đã hoàn thành đánh giá lại, đổi mới, hoàn thiện và phổ biến quy trình về công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm cho các phòng ban cũng như ứng dựng quy trình mới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro của Ban lãnh đạo.
Về công tác quản trị nhân sự: Sử dụng phần mềm độc quyền, phát triển riêng cho công ty, để quản lý database.
Về công tác quan hệ khách hàng: Phòng kinh doanh giữ vai trò chăm sóc cũng như là cầu nối mang đến sự chặt chẽ và đảm bảo cho khách hàng.
Với việc áp dụng nhanh hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp,tận dụng những hệ thống hóa mới ra mắt đã giúp cho doanh nghiệp May Sông Hồng sử dụng ít nhân lực hơn mà lại tiết kiệm thời gian,giúp cho công ty nắm được thông tin nhanh gọn và cần thiết để gia tăng năng lực sản xuất, giảm thiểu được tổn thất cũng như chống sự hao phí,đáp ứng nhanh gọn nhu cầu của thị trường.Do đó tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường.
2.3.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Sông Hồng trên thị trường nội địa
2.3.1.Thị phần
a) Thị phần tuyệt đối.
Bảng 2.10: Thị phần tuyệt đối của các công ty kinh doanh mảng sản phẩm chăn ga gối và đệm Đơn vị: Tỷ đồng Tên công ty May Sông Hồng Everpia TNHH Hanvico
Kim Cương Tuấn Anh Tổng
(Nguồn:kết quả kinh doanh của các công ty)
Qua bảng số liệu trên cho thấy,doanh thu của CTCP May Sông Hồng luôn chiếm khoảng 19%-26,2% thị phần trong số 5 doanh nghiệp kinh doanh trong mảng sản xuất ngành chăn ga gối và đệm từ năm 2018-2020.Mặc dù chiếm lĩnh một tỷ lệ như vậy nhưng công ty vẫn để thua thiệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh là CTCP Everpia với điểm chiếm lĩnh thị phần trong mảng kinh doanh chăn ga gối đệm khoảng 36,41% - 42,85% .Cũng như không có nhiều điểm cách biệt quá so với đối thủ cạnh tranh là công ty TNHH Hanvico với thị phần trong ngành từ 17,16% - 21,64%.Tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần như trên chưa thực sự tương xứng so với tầm vóc phát triển của công ty cho nên công ty cần tập trung chiến lược kinh doanh vào thị trường nội địa hơn nữa để có thể cải tiến vị thế thị phần của mình trong những năm sắp tới.
b) Thị phần tương đối của công ty
Bảng 2.11: Thị phần tương đối của các công ty kinh doanh mảng sản phẩm chăn ga gối và đệm Đơn vị: % Tên công ty Everpia May Sông Hồng TNHH Hanvico Kim Cương Tuấn Anh
(Nguồn: Kết quả kinh doanh của các công ty)
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của CTCP May Sông Hồng cùng với các công ty còn lại trong mảng kinh doanh chăn ga gối và đệm chính là CTCP Everpia.Nhìn chung thị phần của công ty May Sông Hồng chiếm tỷ trọng tương đối cao với chỉ số xếp thứ 2 vào năm 2018 (56%) đứng sau CTCP Everpia và xếp thứ 3 vào năm 2019 (51,9%)
đứng sau công ty TNHH Hanvico.Đặc biệt sang đến năm 2020,nhận thấy tình hình xuất khẩu đơn hàng FOB và CMT vẫn gặp nhiều khó khăn do yếu tố dịch bệnh covid
19mang lại nên công ty đã chủ động tiếp cận thị trường nội địa bằng cách tăng năng suất để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này và vươn lên xếp vị thứ 2 (70,3%) chỉ đứng sau đối thủ cạnh tranh lớn nhất.Nhìn chung tình hình công ty cho đến hiện tại vẫn khả quan.
2.3.2.Năng suất lao động
Bảng 2.12: Năng suất lao động của công ty cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2018-2020
Các chỉ tiêu
Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân của mỗi công nhân đều có sự điều chỉnh qua các năm phụ thuộc vào tình hình kinh tế của thị trường.Như trên số liệu có thể thấy rõ năm 2019, năng suất lao động của mỗi công nhân đạt 44,51 triệu đồng, tăng hơn 4,01 triệu đồng so với năm 2018 (tương ứng tăng 10%).Tuy nhiên sang đến năm 2020, bởi yếu tố dịch bệnh covid 19 mang lại cùng với các chính sách đóng cửa để phòng chống dịch của chính phủ đã khiến mọi hoạt động của công ty gần như bị tê liệt,chỉ được giữ năng suất hoạt động tầm 30% trong suốt 5 tháng đầu năm 2020 đã khiến cho năng suất lao động bình quân của mỗi công nhân chỉ đạt 39,88 triệu đồng, giảm hơn 4,63 triệu đồng so với năm 2019 (tương ứng giảm 10,4%).Mặc dù khó khăn là vậy nhưng trước tình hình diễn biến tiêm vắc- xin đang được phổ biến trên khắp cả nước trong năm 2021 cùng với đó tình hình dịch bệnh đã khả quan hơn khiến cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu vận hành trơn tru trở lại, sẽ mở ra một kịch bản tốt trong việc hồi phục lại năng suất lao động bình quân của công ty.
2.3.3.Lợi nhuận doanh nghiệp kinh doanh mảng chăn ga gối và đệm
Bảng 2.13: Sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của công ty kinh doanh trong mảng chăn ga gối và đệm giai đoạn năm 2018-2020
Đơn vị: (1) sp, (2),(3),(4) tỷ VNĐ
1.Sản lượng (Sản phẩm chăn ga gối và đệm) 2.Doanh thu 3.Chi phí 4.Lợi nhuận
Qua bảng hoạt động sản lượng,doanh thu,lợi nhuận của công ty kinh doanh trong mảng chăn ga gối và đệm giai đoạn năm 2018-2020,ta thấy được tình hình lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm đều qua các năm.Cụ thể vào năm 2019, lợi nhuận được ghi nhận với con số 38,4 tỷ, giảm 29,6 tỷ VNĐ so với năm 2018 tương ứng giảm 43,5%.Lý giải cho việc lợi nhuận năm trước so với năm sau chênh lệch lớn như vậy đối với mặt hàng sản phẩm chăn ga gối và đệm,bởi tại thời điểm năm 2019,công ty đã định hướng chú trọng đến công tác xuất khẩu đơn mặt hàng FOB làm vai trò chính và tập trung tối đa hoàn thiện các đơn hàng này vì lợi nhuận mang lại lớn (chiếm đến 88% tỷ trọng lợi nhuận của doanh nghiệp).Sang đến năm 2020,mặc dù công ty đã chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa nhưng do tác động của dịch bệnh covid 19 đem lại khiến nền kinh tế bị đình trệ và sức mua của người tiêu dùng Việt giảm, mà trong đó giá nguyên vật liệu đầu vào như bông và vải tăng trong khi doanh nghiệp chưa thể tăng giá điều chỉnh trên thị trường khiến công ty bị chịu một sức ép rất lớn về lợi nhuận.Cụ thể,lợi nhuận của công ty trong năm 2020 đã giảm tương đối nhẹ 0,9 tỷ VNĐ tương ứng giảm 2,3%.Mặc dù công ty luôn cố gắng lựa chọn ổn định các nhà cung ứng và căn cứ mốc giá giữa ít nhất 3 nhà cung ứng đưa ra nhằm đạt được thỏa thuận giá giữa hai bên nhưng mức chi phí để bỏ ra sản xuất sản phẩm vẫn rất cao trong khi doanh thu thu về được ít khiến cho lợi nhuận không đạt được đúng như kỳ vọng mong muốn.Bên cạnh đó,sức ép gia tăng giá giữa mặt hàng bông và vải (các nguyên liệu then chốt của sản phẩm) trên thế giới đang chưa có dấu hiệu hạ giá khiến doanh nghiệp đang khó xoay sở khi chưa thể tăng giá bán mặt hàng trong khi nền kinh tế đang hồi phục và sức mua của người tiêu dùng vẫn còn rất hạn chế
thời,công ty cần triển khai các biện pháp bán hàng để tối ưu hóa việc tiêu thụ nguồn sản phẩm đem lại chỉ số doanh thu cao.
2.3.4.Tỷ suất lợi nhuận
Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn năm 2018-2020
Chỉ tiêu Công thức Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
Xét chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) được:
Theo như bảng số liệu trên, năm 2018 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 15.09 đồng lợi nhuận sau thuế.Năm 2019, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 17,69 đồng lợi nhuận sau thế và sang đến năm 2020 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 8.93 đồng lợi nhuận sau thuế.Như vậy,tỷ suất sinh lời trong năm 2019 là cao nhất trong vòng 3 năm và tỷ suất sinh lời của năm 2020 là thấp nhất.Nhìn chung chỉ số ROA của công ty vẫn có sự điều chỉnh lên xuống nhẹ giữa các năm, công ty cần cải thiện hơn tình hình kinh doanh để gia tăng chỉ số tổng tài sản của mình.
Xét chỉ số tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Theo như bảng số liệu trên,chỉ số ROE trong cả ba năm công ty đều giảm dần qua các năm.Cụ thể, ROE cao nhất vào năm 2018 (43,79%) giảm dần đến năm 2019 chỉ còn (41,47%) và đỉnh điểm là giảm sâu xuống với con số (17,31%).Như vậy,có thể thấy được ,công ty sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả.Công ty cần tập trung phát triển các sản phẩm của mình để đem lại hiệu quả cao hơn trong sử dụng vốn của chủ sở hữu.
Xét tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
tiêu ROS đạt cao nhất vào năm 2019 (10.20%) và thấp nhất trong năm 2020 (6.08%).Việc chênh lệch giữa năm 2019 và năm 2020 cao như vậy đến từ một phần do dịch bệnh covid 19 mang lại và cũng một phần đến từ việc quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa thật sự đạt hiệu quả.Chỉ số ROS của công ty càng giảm chứng tỏ sự quản lý chi phí của doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm cần lưu ý để có thể cạnh tranh trên thị trường.
2.4.Những thành công và hạn chế về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần May Sông Hồng.
2.4.1.Những thành công
Thứ nhất, công ty vẫn giữ ổn định được số lượng công nhân viên,đảm bảo quyền lợi cho người lao động.Công ty luôn có những đãi ngộ và chính sách phát triển nhân viên,luôn áp dụng những tiêu chuẩn của pháp luật về chính sách liên quan đến người lao động nhằm đảm bảo sức khỏe,an toàn cho người lao động.
Thứ hai, công ty đang ngày càng mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh cùng với sự đầu tư có chiều rộng và sâu vào các trang thiết bị và máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cũng như quy trình đầu ra của sản phẩm, đặt lợi ích tối đa của người tiêu dùng làm tiêu chí đầu.
Thứ ba, công ty có đội ngũ ban lãnh đạo với năng lực quản lý tốt, là những người đã gắn bó và trưởng thành cùng với công ty từ những ngày đầu thành lập và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc,ngành hàng chăn ga gối đệm.Bên cạnh đó việc ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp bằng phần mềm đã phần nào giúp công ty triển khai kế hoạch linh hoạt và nhanh gọn
Thứ tư, công ty có uy tín và tạo được chỗ đứng riêng trên thị trường nội địa nhiều năm. Bằng chất lượng sản phẩm, công ty được nhiều khách hàng quốc tế biết đến, chủ động tìm gặp đi đến ký kết hợp đồng.Tiêu biểu như mặt hàng chăn ga gối và đệm của