6. Kết cấu của khóa luận
2.1.2. Thực trạng thị trường của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam
Từ khi thành lập đến nay, công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam luôn hướng đến các thị trường mục tiêu có tỷ lệ cạnh tranh trong ngành cao như Nhật bản, Trung Quốc, Mỹ,…Đây cũng là một lợi thế cũng như là bất lợi của công ty trong việc phát triển thị trường cho sản phẩm khăn.
(Nguồn: Báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ khăn của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam
Thị trường chủ yếu của Sonatex là Nhật Bản, chiếm khoảng 27% trong tổng sản lượng tiêu thụ. Sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường này là khăn cotton 100%. Mỗi năm trung bình, công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trên 2400 tấn khăn các loại. Sang đến năm 2020, sản lượng khăn xuất sang thị trường khó tính này giảm một nửa so với những năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt chiếm khoảng 21% và 17%. Đây cũng là một trong những thị trường khó tính và có tính cạnh tranh cao của Sonatex bởi bản thân 2 thị trường này là hai thị trường mà ngành dệt may cực kì phát triển, các doanh nghiệp sản xuất khăn của nước này cũng chiếm thị phần không nhỏ trong ngành dệt may. Nên để
27 có thể đưa được sản phẩm khăn của Việt Nam đến với thị trường tỷ dân này cũng không phải điều dễ dàng. Thị trường tiêu thụ tiếp theo là Mỹ, cũng giống như Nhật bản thì khăn chính là sản phẩm được xuất chủ yếu sang thị trường này. Còn lại là các thị trường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ của công ty là các nước EU và Pakistan chiếm 6%. Đáng báo động thị trường trong nước chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 8% tổng sản lượng tiêu thụ khăn. Chính vì thế, bên cạnh tập trung giữ vững các thị trường xuất khẩu, công ty cũng cần có những chiến lược nhằm phát triển thị trường trong nước. Bởi thị trường trong nước cũng là một thị trường tiềm năng mà không chỉ Sonatex mà các doanh nghiệp dệt may nên hướng tới.