6. Kết cấu của khóa luận
2.3.2. Những nhân tố vi mô
a) Yếu tố con người
Công ty luôn quan tâm đến chất lượng lao động, do vậy mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, tác phong phục vụ chuyên nghiệp được công ty đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Tính đến ngày 31/12/2014, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 780 người.
33
(Nguồn: Báo cáo phòng Nhân sự)
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực từ năm 2018 – 2020
Theo như bảng phân tích cơ cấu nguồn nhân lực từ năm 2018 – 2020, ta có thể thấy số lượng công nhân liên tục giảm qua từng năm. Cụ thể, số lượng công nhân giảm từ 977 người (2018) xuống còn 780 người (2020). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những năm gần đây công ty tập trung đầu tư vào các máy móc thiết bị hiện đại, ít tập trung vào việc tuyển dụng công nhân như trước. Những thiết bị này sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn trước kia và cần sử dụng ít lao động hơn. Trước kia, một công nhân chỉ có thể điều khiển được 1 máy, nhưng hiện tại một công nhân có thể điều khiển được 2-3 máy cùng một lúc. Điều này đã giúp công ty đạt được năng suất cao nhưng lại khiến cho số lượng người lao động của công ty bị sụt giảm.
Về cơ cấu nguồn nhân lực, phân theo giới tính, số người lao động là nữ chiếm tỷ trọng cao hơn số người lao động là nam. Do dệt may là một công việc tỷ mỉ và cần có kỹ thuật cao nên phần lớn lao động trong ngành này đa số đều là nữ. Phân theo trình độ học vấn, tỷ trọng người có trình độ học vấn ở trình độ sơ cấp (phổ thông) chiếm đa số trong lực lượng lao động của công ty. Họ đa phần đều là công nhân của các nhà máy sản xuất sợi và khăn. Bên cạnh đó, người lao động ở trình độ cao đẳng, trung cấp cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Nhóm người lao động này phần lớn sẽ tham gia sản xuất tại các nhà máy và một số được giữ vị trí cao như quản đốc phân xưởng hoặc làm trong các phòng ban của công ty. Tiếp theo là nhóm người lao động có trình độ đại học và trên đại học. Nhóm người này lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nguồn lao động của công ty. Họ thường được giữ những vị trí cao tại các phòng ban hay một lĩnh vực cụ thể của công ty, ví dụ như: giám đốc điều hành, trưởng phòng hoặc phó Tổng giám đốc.
b) Nguồn vốn của doanh nghiệp
Vốn là nhan tố quan trọng không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có vốn mới có thể vận hành được bộ máy kinh doanh của mình. Và Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam cũng không ngoại lệ.
34
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Vốn sở hữu 160,258,873,820 186,711,975,508 232,457,601,267 273,730,751,625 169,192,091,715 Nợ phải trả 273,659,488,592 321,406,382,128 265,924,723,777 236,873,439,576 336,527,126,305 Tổng nguồn vốn 433,918,362,412 508,118,357,636 498,382,325,044 510,604,191,201 505,719,218,020 Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2017 – 2021)
Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2017 – 2021
Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam có sự tăng giảm theo thời gian. Trong giai đoạn 2017 – 2019, nguồn vốn của công ty tăng mạnh. Vốn sở hữu tăng lên, nợ phải trả bắt đầu có xu hướng giảm. Cụ thể, nợ phải trả đã không còn
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu về nguồn vốn của công ty. Điều này chứng tỏ đạt được hiệu quả cao, công ty đã giảm bớt được việc sử dụng vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhưng đến sau 2019, công ty bắt đầu sử dụng vốn sở hữu cho việc đầu tư về máy móc, trang thiết bị. Vốn sở hữu của công ty bắt đầu giảm, nợ phải trả lại bắt đầu tăng trở lại. Từ đó, vô hình chung đã dẫn tới nguồn vốn của công ty bắt đầu giảm. Như vậy, công ty cần phải xem xét lại chính sách đầu tư xem đã hợp lý chưa, tránh việc đầu tư ồ ạt gây lãng phí. Đây cũng chính là hạn chế của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường.
c) Đối thủ cạnh tranh
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không thể thiếu. Đây cũng là một trong những động lực giúp cho Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam đánh bại được đối thủ và vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành may khăn xuất khẩu. Để phát triển được thị trường sản phẩm thì Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam ngày càng phải nâng cao chất lượng của sản phẩm, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất tạo ra sản phẩm của công ty.
Một số đối thủ cạnh trạnh trong ngành dệt may khăn: Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Đây là công ty có sức cạnh tranh cao nhất trong các đối thủ của Sơn Nam, do công ty sở hữu được dây chuyền sản xuất hiện đại cùng với lực lượng công nhân hơn 1000 người. Thị trường xuất khẩn khăn chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Bên cạnh đó là các công ty ở các tình lân cận như Thái Bình, Hà Nam. Đây là hai tỉnh có số hộ tham gia ngành công nghiệp dệt may lớn. Đây cũng là một thách thức không nhỏ mà Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam phải vượt qua để giữ vững được vị thế của mình trong ngành dệt may.
d) Khách hàng
Khách hàng yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nên thị trường tiêu thụ, do đó yếu tố khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, doanh nghiệp đều thường
35 nghiên cứu và khảo sát sự hài lòng cũng như nhu cầu mong muốn về sản phẩm của khách hàng chứ không phải chỉ một chiều chỉ là sản xuất ra và bán ra. Thực tế, khách hàng chính là nhân tố cấu thành thị trường đầu ra thị trường sản phẩm cho doanh nghiệp, chi phối mang tính quyết định tới việc phát triển thị trường.
Hiện công ty đang là bạn hàng của hơn 30 thị trường trên các nước: Nhật Bản, Mỹ, Trung quốc, Hàn Quốc,…Khách hàng chính và chủ yếu của công ty là Nhật Bản và Mỹ. Đây là những quốc gia mà có nền công nghiệp dệt may rất phát triển cho nên yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng rất cao. Đây cũng vừa là hạn chế cũng vừa là động lực phát triển giúp cho Công ty cổ phần Dệt may Sơn Nam cải tiến kỹ thuật, cải tiến dây chuyền ngày càng hoàn thiện hơn.
36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM