Nguyên tắc Pareto

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn học NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm kỹ NĂNG GIẢI QUYẾT vấn đề của SINH VIÊN TRONG học tập (Trang 25 - 31)

(Nguyên tắc 80/20) là gì?

Ban đầu, Nguyên tắc Pareto đề cập đến kết quả kiểm nghiệm rằng 80% tài sản

của nước Ý thuộc quyền sở hữu của chỉ 20% dân số.

Sau này, tổng quát hơn, Nguyên tắc Pareto trở nên nổi tiếng với cái tên khác là Nguyên tắc 80/20, và được coi như một quy định ngầm (không phải luật bắt buộc thực hiện) mang ý nghĩa đại đa số mọi thứ trong cuộc sống không được phân phối đều nhau: Khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra.

Cần lưu ý rằng các con số phân phối không phải lúc nào cũng chính xác là 20% và 80%. Điểm mấu chốt mà Nguyên tắc Pareto muốn đề cập là hầu hết mọi thứ trong cuộc sống (nỗ lực, phần thưởng, đầu ra,...) không được phân phối đồng đều - một số đóng góp nhiều hơn những thứ khác.

Cuộc sống luôn không công bằng một cách hoàn hảo. Điểm mấu chốt của sự bất cân bằng là mỗi đơn vị đầu vào (công việc, thời gian, nỗ lực,...) không mang lại cùng một giá trị đầu ra.

Thử tưởng tượng, nếu bạn đang sống trong một thế giới hoàn hảo, mọi nhân viên sẽ đóng góp cùng một giá trị cho tổ chức, mọi lỗi sai đều quan trọng như nhau, mọi tính năng đều được người dùng yêu thích như nhau. Một cá nhân nếu cố gắng làm việc gấp đôi thì kết quả thu về cũng nhiều gấp đôi tương ứng. Khi ấy việc lập kế hoạch công việc sẽ rất dễ dàng.

Nhưng thực tế không đi theo một đường thẳng như vậy. Cùng xem biểu đồ thể hiện Nguyên tắc Pareto sau:

Hình 5. Biểu đồ nguyên tắc Pareto ( Nguyên tắc 80/20)

Nhóm: Tiến Lên Trang 22

Trong sự phân tích của Nguyên tắc Pareto, cứ trong số 5 phương án lựa chọn (đồ vật, ý tưởng, con người,...) của đội nhóm thì sẽ có một đáp án tuyệt vời. Đáp án đó sẽ dẫn đến phần lớn tác động tích cực lên đội nhóm (đường màu xanh lá cây). Còn lại, đường màu đỏ tượng trưng cho giả định không bao giờ xảy ra: mỗi đơn vị đầu vào đóng góp chính xác cùng một lượng đầu ra giống nhau.

Sự phân phối điển hình này có thể được minh hoạ dễ hiểu hơn dưới dạng biểu đồ tròn - một phần lớn thành quả chiếm 80% được tạo thành từ 20% sự nỗ lực.

Hình 6. Nguyên tắc Perato: 20% nỗ lực sẽ tạo ra đến 80% thành quả

Tất nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi, dao động xung quanh các tỷ lệ 80/20, 90/10 hoặc 90/20. Điểm mấu chốt là hầu hết mọi thứ không phải là 1:1.

1.2.3.3.2. Sơ đồ tư duy là gì?

Mind Map là gì? Đó là cách hình hóa các thông tin dạng văn bản thành sơ đồ trực quan, sinh động, dễ hiểu. Có sự kết hợp của từ khóa (thông tin chính) và màu sắc nhằm kích thích thị giác và não bộ dễ dàng ghi nhớ thông tin một cách có hệ thống.

Cấu trúc sơ đồ tư duy

Cấu trúc hay cây sơ đồ tư duy đẹp gồm có từ khóa chính / chủ đề / ý tưởng chính. Sau đó sẽ có các nhóm nhỏ hơn bổ trợ cho ý chính đó, các nhóm nhỏ lại có những nhóm nhỏ hơn nữa thể hiện thông tin chi tiết về ý chính / từ khóa chính,… Vì vậy, sau khi hoàn thành sơ đồ bạn sẽ nắm được toàn bộ nội dung bài học / công việc. Và đặc biệt là ghi nhớ nó một cách tốt nhất, đầy đủ chi tiết và không dễ quên đi.

Một số người còn thêm các hình ảnh hoặc biểu tượng để sơ đồ cây đẹp hơn và dễ ghi nhớ hơn.

Nhóm: Tiến Lên Trang 23

Hình 7. Sơ đồ cây

Vẽ Mindmap có lợi ích gì?

Giúp người xem ghi nhớ tổng quát về một vấn đề, gồm nội dung chính và các chi tiết liên quan.

Dễ dàng giúp não bộ liên kết các thông tin một cách có hệ thống thông qua sơ đồ.

Kích thích não bộ tư duy.

Các công việc hoặc học tập của bạn sẽ có chất lượng tốt hơn vì khi dùng sơ đồ này đòi hỏi não bộ phải luôn suy nghĩ và tư duy.

Kích thích não sáng tạo vì phải luôn nghĩ xem vẽ sơ đồ thế nào cho tốt, vẽ sơ đồ đẹp, ghi thông tin gì, đưa hình ảnh gì vào sơ đồ…

1.3. Đề xuất giải pháp

Công cụ: Brainstorm

1.3.1. Định nghĩa của Brainstorm

Từ “BRAINSTORM” được phát minh bới ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn, xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của ông này từ những năm 1948. Osborn, sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và vắt kiệt bất cứ ý tưởng nào được nêu ra.

1.3.2. Áp dụng Brainstorm trong các lĩnh vực nào?

Quảng cáo – Phát triển các ý kiến dành cho các kỳ quảng cáo.

Giải quyết các vấn đề – các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới, phân tích ảnh hưởng, và các đánh giá của vấn đề.

Quản lý các quá trình – Tìm phương cách nâng cao hiệu quả công việc và xử lý sản phẩm.

Quản trị các đề tài – nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến độ công việc, tài nguyên, vai trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề.

Xây dựng đội ngũ – Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến khích người trong đội ngũ tư duy.

Nhóm: Tiến Lên Trang 24

1.3.4. Cách triển khai

Bước 1: Tổ chức một nhóm

Bước 2: Thông báo rõ nội dung vấn đề cần giải quyết

Bước 3: Mỗi thành viên trong nhóm tự đưa ra ý kiến của mình Bước 4: Các ý tưởng đều được tôn trọng và ghi chú lại

Bước 5: Cuối cùng, xem xét để lựa chọn các ý tưởng khả thi và thực hiện

1.3.5. Lựa chọn giải pháp

Công cụ: check sheet, SWOT analysis

1.3.5.1. Check sheet là gì?

Là một dạng biểu mẫu dùng để thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lí phù hợp.

Để thiết lập 1 check sheet tốt chúng ta thực hiện 4 bước sau B1: Lập kế hoạch thu thập dữ liệu

B2: Thiết kế Check sheet B3: Tiến hành thu thập dữ liệu B4: Xem xét và điều chỉnh

1.3.5.2. SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.

Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.

Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.

Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

Nhóm: Tiến Lên Trang 25

Hình 8. Mô hình SWOT

Nhóm: Tiến Lên Trang 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng, nhưng tại Việt Nam các nhà nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên vẫn còn rất hạn chế, với số lượng khá khiêm tốn.

Trong hoạt động học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày đều nảy sinh nhiều vấn đề, tình huống có vấn đề mà mỗi cá nhân phải tìm ra phương thức để giải quyết hiệu quả các vấn đề hay tình huống đó. Do vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết và là một kỹ năng không thể thiếu với mỗi người đặc biệt là trong môi trường, điều kiện học tập mới ở Đại học – Cao đẳng của sinh viên

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên chính là khả năng thực hiện đúng những thao tác của quá trình giải quyết vấn đề để giải quyết có kết quả hợp lý những vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên được biểu hiện ở ba mặt nhận thức – thái độ – hành vi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên nhưng nhìn chung thì có ba nhóm yếu tối chính bản thân sinh viên, những yếu tố từ phía giáo viên, cán bộ phòng ban và những yếu tố từ phía nhà trường.

Nhóm: Tiến Lên Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn học NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm kỹ NĂNG GIẢI QUYẾT vấn đề của SINH VIÊN TRONG học tập (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w