Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 91 - 93)

7. Bố cục

3.1.5.Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt

về hoạt động bán hàng đa cấp.

Tăng cường quản lý bán hàng đa cấp nhằm nâng cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp. Để tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau:

Một là, để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Cần quy định thêm thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xem xét và xử lý vi phạm pháp luật phát sinh trong lĩnh vực bán hàng đa cấp xảy ra trên địa bàn tỉnh/thành phố. Khi đó, Sở Công Thương với công cụ trong tay là Chi cục quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành thương mại sẽ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hiện, điều tra và đề xuất hình thức, biện pháp xử lý để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Nếu thực hiện được đề xuất trên, không chỉ giúp cho việc phát hiện, điều tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bán hàng đa cấp được tiến hành nhanh chóng, kịp thời mà còn tránh được trường hợp cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương “bất lực” trước những vi phạm xảy ra trên địa bàn do mình phụ trách. Bên cạnh đó, cần quy định thêm thẩm quyền của Sở Công Thương địa phương có quyền chấm dứt hoạt động tổ chức bán hàng đa cấp trên địa bàn quản lý đối với các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt

động tổ chức bán hàng đa cấp trên địa bàn. Sở dĩ cần quy định thêm thẩm quyền này là do trong thực tế nhiều doanh nghiệp mở rộng mạng lưới đến địa bàn, liên tục có hành vi vi phạm và bị xử lý nhiều lần nhưng không có quy định để chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp này mà phải chuyển hồ sơ đến cơ quan cấp giấy đăng ký hoặc Cục Quản lý cạnh tranh để xem xét làm mất tính kịp thời, tính nghiêm minh của pháp luật, không kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm gây thiệt hại đến người tiêu dùng, ảnh hưởng đến xã hội. Bên cạnh đó, cần thiết phải có các quy định chi tiết, cụ thể trong hệ thống pháp luật về vấn đề phối hợp giữa các cơ quan nhà nước theo cả chiều dọc và chiều ngang, về sự hỗ trợ qua lại giữa cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với các cơ quan chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực quản lý khác. Đồng thời phải đề cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền này, nếu quản lý không nghiêm minh, không đúng pháp luật thì sẽ bị xử lý với hình phạt nặng .

Hai là, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các DN chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của DN đã được cấp giấy chứng nhận. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền về các sản phẩm được phép kinh doanh...

Ba là, kịp thời phát hiện, điều tra làm rõ các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc lợi dụng kinh doanh đa cấp biến tướng nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, huy động tài chính trái phép, kinh doanh trái phép… trên phạm vi cả nước, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa chung, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Bốn là, công khai thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa

bàn toàn quốc; Tuân thủ các quy định về xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của DN bán hàng đa cấp theo quy định tại NĐ 40; Phong tỏa tài khoản, kịp thời ngăn chặn tổ chức, cá nhân liên quan tẩu tán tài sản, tạo thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý và thu hồi tài sản phạm tội trong hoạt động kinh doanh đa cấp.

Năm là, cần có các cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn quá trình xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bán hàng đa cấp bất chính. Theo đó, nên bổ sung thêm các quy định về sự giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi bán hàng đa cấp bất chính nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm; đồng thời rút ngắn được thời gian xử lý các vụ việc vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan.

Ngoài ra, chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về những thủ đoạn lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trách nhiệm của DN và người tham gia bán hàng đa cấp. Niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng, để người dân có thể phản ánh kịp thời các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp và các trường hợp kinh doanh đa cấp trái phép. Cần xây dựng một cơ chế nhằm trao đổi thông tin, liên lạc giữa các cơ quan chức năng để tăng cường tham vấn, trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kịp thời các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý bán hàng đa cấp.

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 91 - 93)