Nâng cao kỹ năng đàm phán và giao kết hợp đồng bán hàng đa cấp

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 95 - 96)

7. Bố cục

3.2.2.Nâng cao kỹ năng đàm phán và giao kết hợp đồng bán hàng đa cấp

Trong hoạt động kinh doanh BHĐC, hợp đồng được kí kết phải được sự nhất trí và thống nhất của các bên. Hợp đồng là cơ sở để các bên tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này. Do vậy, việc soạn thảo các điều khoản trong Hợp đồng là một điều hết sức quan trọng và các chủ thể khi tham gia sẽ xem xét và kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng để tiến hành việc kí kết hợp đồng. Khi các chủ thể tham gia nắm rõ được nội dụng và hiểu pháp luật hoặc có người am hiểu pháp luật tư vấn thì sẽ phòng tránh được những rủi ro không đáng có cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Trước khi ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp người dân cần tìm hiểu kỹ các thông tin sau đây:

Một là, các văn bản pháp luật hiện hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp qua đó người tham gia sẽ nắm rõ các quy định của pháp luật quy định về lĩnh vực này.

Hai là, đề nghị doanh nghiệp hoặc người tham gia bán hàng đa cấp cung cấp các tài liệu như: Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, Chương trình trả thưởng, Chương trình đào tạo, Quy tắc hoạt động có xác nhận của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương; đối chiếu nội dung tư vấn của doanh nghiệp, người tham gia BHĐC đó với các tài liệu của Công ty.

Qua tìm hiểu các văn bản pháp luật cũng như các tài liệu do doanh nghiệp cung cấp người dân có thể biết được tính xác thực của nội dung tư vấn. Từ đó có quyết định đúng đắn khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.

Trên thực tế, đa số hợp đồng bán hàng đa cấp thường có mẫu từ phía doanh nghiệp. Thường, các hợp đồng mẫu này sẽ bao gồm nhiều điều khoản và bao gòm các điều khoản sẽ gây bất lợi cho NTD. Do đó, NTD phải có kỹ năng rà các điều khoản hợp đồng và khi xét thấy, các điều khoản gây bất lợi cho mình có thể yêu cầu phía doanh nghiệp xem xét lại hoặc không kí kết hợp đồng nếu phía doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung. Người tham gia có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hoặc giải thích các điều khoản của hợp đồng, trong đó, cần lưu ý quy định về chương trình trả thưởng; chính sách trả lại hàng và hoàn trả tiền; quy định về việc chấm dứt hợp đồng; giải quyết tranh chấp… Nghiên cứu kỹ nội dung các tài liệu trước khi ký kết, không ký khống các tài liệu, giấy tờ khi chưa điền đầy đủ nội dung. Người tham gia có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu, chứng từ chứng minh nguồn gốc, chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa.

Lưu giữ các tài liệu gốc có liên quan (hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất/nhập kho, phiếu thu tiền, tài liệu liên quan đến chương trình bán hàng/chương trình trả thưởng/chất lượng hàng hóa…) để làm bằng chứng khi có tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, người tham gia BHĐC cần tìm hiểu kỹ chương trình trả thưởng, hoa hồng của doanh nghiệp. Lưu ý: Hoa hồng, lợi ích người tham gia chỉ có được khi bán hàng hóa không phải từ việc lôi kéo dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới đa cấp. Doanh nghiệp mình đang có ý định tham gia đã từng có tranh chấp,

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN tên đề tài PHÒNG TRÁNH rủi RO TRONG GIAO kết và THỰC HIỆN hợp ĐỒNG bán HÀNG đa cấp THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 95 - 96)