Những vấn đề phải chứng minh và quá trình chứng minhtrong xétxử sơthẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 25)

phạm sở hữu

2.2.1. Những vấn đề phải chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

Những vấn đề phải chứng minh trong VAHS ở nước ta là một hệ thống các tình tiết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau [28, tr.54]. Hệ thống các tình tiết đó phải được xác định bảo đảm cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện VAHS. Trong quá trình tiến hành tố tụng, việc xác định cụ thể và chính xác những vấn đề phải chứng minh trong VAHS sẽ giúp cơ quan, ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết VAHS, xử lý ngư i phạm tội được khách quan, đúng ngư i, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Việc làm rõ đối tượng chứng minh có ý nghĩa quan trọng trong xác định đúng đắn phạm vi, giới hạn chứng minh. Xác định không đầy đủ đối tượng chứng minh sẽ dẫn đến tội phạm không được chứng minh đầy đủ, các tình tiết của vụ án không được làm rõ hết, làm cho việc giải quyết vụ án thiếu toàn diện, thiếu chính xác. Ngược lại, nếu xác định đối tượng chứng minh quá rộng so với đòi hỏi của pháp luật thì làm cho việc chứng minh dàn trải không cần thiết [112, tr.165]. Nghiên cứu từ thực tiễn xét xử cho thấy, nếu xác định giới hạn chứng minh quá hẹp, chứng cứ đưa ra chứng minh sẽ không đủ, dẫn tới không kết luận được vụ án, vì tình tiết cần phải chứng minh chưa được làm rõ; nếu xác định giới hạn chứng minh quá rộng thì HĐXX phải kiểm tra, đánh giá tất cả các chứng cứ đó tại phiên tòa nên sẽ trở thành tràn lan, lãng phí th i gian, làm chậm tiến độ xét xử, và còn có thể trở thành vật cản trên con đư ng đi tìm sự thật khách quan vụ án.

BLTTHS đã quy định về những vấn đề phải chứng minh trong VAHS mà khi điều tra, truy tố và xét xử VAHS, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh. Trong đó, có quy định những sự kiện, tình tiết bắt buộc chung đối với tất cả các VAHS. Ngoài ra, tuỳ theo từng vụ án cụ thể hoặc chủ thể bị buộc tội còn phải chứng minh những tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn VAHS, ví dụ: Đối với ngư i dưới 18 tuổi, pháp nhân thương mại phạm tội.

Trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, thì Thẩm phán, Hội thẩm phải có trách nhiệm nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Do vậy, để đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, thì phải nghiên cứu toàn bộ các tài liệu được thu thập trong hồ sơ VAHS và xem xét vật chứng. Mục đích của việc nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan của chứng cứ làm căn cứ để giải quyết VAHS. Nội dung của hoạt động đó là đi tìm câu trả l i cho các vấn đề phải chứng minh trong VAHS về các tội XPSH. Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm VAHS thể hiện rõ nét nhất và thực hiện chủ yếu tại phiên tòa. Đây là quá trình điều tra công khai có sự tham gia đầy đủ của các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên bào chữa, HĐXX và những ngư i tham gia tố tụng khác nhằm xác định sự thật khách quan VAHS về các tội XPSH.

Để giải quyết đúng đắn VAHS về các tội XPSH, đối chiếu với quy định củapháp luật thực định và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm XPSH; khi xét xử sơ thẩm các vụ án XPSH cần chứng minh làm rõ những vấn đề sau:

- Hành vi phạm tội và thủ đoạn thực hiện:

Hành vi phạm tội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; trong các tội XPSH chủ yếu là quan hệ tài sản. Vì vậy, cần kiểm tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ chứng minh có tội phạm XPSH xảy ra hay không, phải chứng minh được hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội XPSH hay không. Trư ng hợp có hành vi XPSH xảy ra, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, do giá trị tài sản chưa thỏa mãn cấu thành tội phạm, nên trư ng hợp này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các tội XPSH thể hiện ở các hành vi: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài sản, huỷ hoại tài sản, cố ý làm hư hỏng tài sản, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Tuy nhiên, khi làm rõ hành vi phạm tội cụ thể trong nhóm tội XPSH, cần xác định rõ hành vi phạm tội như sau :

Các hành vi cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản quy định là tội phạm khi thực hiện hành vi mà không bắt buộc phải có hậu quả thiệt hại về tài sản xảy ra.

Các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ

4.000.000 đồng trở lên. Trư ng hợp tài sản bị xâm phạm có giá trị dưới mức nêu trên, thì phải có một trong các dấu hiệu như: đã bị kết án, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là di vật, cổ vật… thì mới được coi là tội phạm.

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản bị coi là phạm tội khi tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc là di vật, cổ vật.

Hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị sử dụng trái phép có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; tài sản là di vật, cổ vật.

Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Làm rõ thủ đoạn gây án tức là làm rõ cách thức, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội từ khâu chuẩn bị phạm tội, cách thức thực hiện tội phạm, cách che dấu tội phạm, cách thức tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được. Nghĩa là phải làm rõ được hung thủ đã chuẩn bị cho việc gây án đó như thế nào; có sự chuẩn bị trước hay do bột phát tức th i; khi gây án thủ phạm thực hiện như thế nào; gây án xong thủ phạm có ý thức tạo hiện trư ng giả hoặc xóa dấu vết hiện trư ng, đánh lạc hướng CQĐT không. Mức độ nguy hiểm của tội phạm được xác định trên cơ sở nghiên cứu tính chất của hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi đó.

Để xác định đúng tội danh, thì cần nghiên cứu các chứng cứ xác định phương thức, thủ đoạn phạm tội. Phương thức, thủ đoạn phạm tội thể hiện ở hành vi phạm tội, bao gồm: hành vi công khai, hành vi lén lút, gian dối; dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay không (nếu có, thì dùng như thế nào). Điều này làm cơ sở để xác định chính xác tội danh trong nhóm tội XPSH đối với hành vi phạm tội của bị cáo.

Các tội XPSH được phân biệt với nhau chủ yếu thông qua hành vi khách quan, đặc biệt là phương thức, thủ đoạn phạm tội. Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội có thể ngư i phạm tội thay đổi thủ đoạn và sự thay đổi đó có thể dẫn tới chuyển hóa tội phạm. Do vậy, việc làm rõ phương thức, thủ đoạn phạm tội sẽ tạo ra cơ sở quan trọng để phân biệt rõ giữa các tội phạm XPSH, từ đó bảo đảm xét xử đúng ngư i, đúng tội.

- Mức độ thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra:

Hậu quả do các tội XPSH gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản. Có thể nói, thiệt hại về tài sản là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội [67, tr.27]. Khi xét xử sơ thẩm các tội XPSH cần xác định được thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra. Hậu quả về tài sản do tội phạm gây ralà căn cứ để định tội hoặc định khung hình phạt tăng nặng đối với các tội XPSH.

Trong nhóm tội XPSH (trừ 4 tội có cấu thành hình thức), mức độ thiệt hại về tài sản còn là căn cứ để xác định đó có phải là hành vi phạm tội hay không. Nếu không có dấu hiệu bắt buộc khác trong cấu thành cơ bản, thì thiệt hại về tài sản phải trên mức tối thiểu mới bị coi là tội phạm XPSH.

Trong giai đoạn điều tra, truy tố; hồ sơ VAHS đã có các tài liệu, chứng cứ thể hiện giá trị tài sản bị thiệt hại, như: biên bản thu giữ tài sản, biên bản xác định giá trị tài sản trong tố tụng hình sự, kết luận về định giá tài sản trong tố tụng hình sự … Tuy nhiên khi xét xử sơ thẩm, TA cần phải kiểm tra tính hợp pháp về trình tự, thủ tục và tính có căn cứ của kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự, để xác định mức độ thiệt hại về tài sản làm cơ sở giải quyết vụ án.

Trong một số tội XPSH, ngoài thiệt hại về tài sản thì cần làm rõ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngư i; thiệt hại do xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội; thiệt hại do xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức do tội phạm gây ra... Những thiệt hại này là cơ sở để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và là căn cứ để giải quyết phần dân sự trong VAHS về các tội XPSH.

- Chủ thể thực hiện tội phạm, lỗi, động cơ mục đích phạm tội:

vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Để chứng minh làm rõ vấn đề này là một vấn đề không hề đơn giản trong đó cần phải làm rõ các nội dung sau:

+ Phải chứng minh làm rõ ai là ngư i thực hiện hành vi phạm tội, nghĩa là xác định chủ thể của các tội XPSH.

+ Khi đã xác định được ngư i thực hiện hành vi XPSH thì cần xác định ngư i đó có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; đạt độ tuổi theo luật định hay chưa. Để xác định chính xác độ tuổi của bị cáo phải căn cứ vào một trong các giấy t như: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu... Tuy nhiên, trong một số trư ng hợp việc xác định chính xác tuổi của bị cáo là một vấn đề phức tạp, vì tuổi thực tế không đúng với giấy t hoặc ngư i phạmtội không có giấy t tùy thân. Trong trư ng hợp đó phải có kết quả trưng cầu giám định để xác định độ tuổi của bị cáo.

+ Phải chứng minh lỗi của ngư i phạm tội là cố ý hay vô ý, lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả.

+ Làm rõ động cơ mục đích gây án. Nghĩa là phải làm rõ được thủ phạm gây án do động cơ nào; gây án để nhằm mục đích gì. Ví dụ: Bị cáo thực hiện hành vi cướp giật để làm nguồn sống, hay lấy tiền mua ma túy…

- Đặc điểm nhân thân của bị cáo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân thân của ngư i phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của con ngư i khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội của ngư i đó [98, tr.12]. Những đặc điểm đó có thể là: tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tôn giáo, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đ i sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tiền án, tiền sự...

Đặc điểm về nhân thân của ngư i phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo và trong việc quyết định hình phạt khi xét xử sơ thẩm về các tội XPSH. Do đó, để giải quyết đúng đắn VAHS, thì đòi hỏi phải làm rõ nhân thân của ngư i phạm tội.

Trong xét xử sơ thẩm, nhân thân ngư i phạm tội là cơ sở để khẳng định tội phạm và quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử cho chúng ta thấy những đặc điểm thuộc về nhân thân của ngư i phạm tội bao gồm: Những đặc điểm có quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm hoặc đến thái độ sau khi phạm tội, nên cần phải làm rõ: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hay chưa; phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm; ngư i đã đủ 18 tuổi hay ngư i chưa đủ 18 tuổi; ngư i có thái độ tự nguyện sửa chữa bồi thư ng thiệt hại, ngư i tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải v.v...

Nghiên cứu đầy đủ các chứng cứ để làm rõ đặc điểm nhân thân của bị cáo hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xét xử VAHS nói chung và VAHS về các tội XPSH nói riêng. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt thì HĐXX không được quá nhấn mạnh về nhân thân của ngư i phạm tội mà xử lý thiếu côngbằng, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.

- Những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm:

Quá trình chứng minh VAHS trong xét xử sơ thẩm về các tội XPSH, Thẩm phán, HĐXX cần phải kiểm tra, đánh giá và làm rõ cả những tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm; cả tài liệu, chứng cứ chứng minh vô tội; cả tình tiết tăng nặng và cả tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuyệt đối không được chủ quan, định kiến một chiều, chỉ chú ý tình tiết buộc tội hoặc chỉ chú ý tình tiết tăng nặng mà không chú ý tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ và những tình tiết khác liên quan đến vụ án. Việc làm rõ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là yêu cầu bắt buộc khi xét xử sơ thẩm VAHS.

Trong quá trình xét xử sơ thẩm về các tội XPSH, cần phải chứng minh làm rõ về nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Đây là cơ sở để HĐXX có những kiến nghị đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.

2.2.2. Quá trình chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

Quá trình chứng minh trong trong xét xử sơ thẩm về các tội XPSH là tổng hợp các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ của các chủ thể trong quá trình xét xử nhằm xác định sự thật khách quan VAHS về các tội XPSH. Vì vậy, quá trình này cũng bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối trong quá trình chứng minh. Quá trình chứng minh trong VAHS trải qua các bước (các giai đoạn) khác nhau và các bước này có mối quan hệ biện chứng với nhau, bước này là cơ sở, làm tiền đề cho bước sau và ngược lại. Nghiên cứu về các giai đoạn của quá trình chứng minh, còn có quan điểm khác nhau, cụ thể:

Có quan điểm cho rằng quá trình chứng minh bao gồm ba giai đoạn: Thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ [119, tr.199; 75, tr.185]. Có ý kiến cho rằng quá trình chứng minh bao gồm bốn bước sau: Phát hiện chứng cứ, thuthập

chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ [22,tr.171-176]. Có tác giả cho rằng, quá trình chứng minh gồm ba bước và có một giai đoạn cuối là sử dụng chứng cứ bên cạnh quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Quan niệm sử dụng chứng cứ là việc dùng các chứng cứ đã có để tiếp tục phát hiện các chứng cứ khác [36, tr.138-139]. Có thể thấy, mỗi quan điểm đều dựa trên

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 25)