Giải pháp bảo đảm thi hành đúng quyđịnh củapháp luật về chứng cứ trong xétxử sơthẩm vụ án hình sự về các tộ

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 63 - 81)

các tội xâm phạm sở hữu

4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Từ thực tiễn xét xử và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy trong quá trình triển khai thi hành BLHS năm 1999 đã bộc lộ những bất cập, vướngmắc. BLHS năm 2015 được ban hành đã sửa đổi, bổ sung mang tính hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc vẫn chưa được giải quyết triệt để và cần có hướng dẫn cụ thể. Mặt khác, trong th i gian tới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng không nhỏ đến đ i sống xã hội, tình trạng thất nghiệp nhất là đối với ngư i lao động có trình độ tay nghề thấp sẽ tăng cao, làm cho đ i sống của một bộ phận ngư i dân gặp nhiều khó khăn, nên tình hình tội phạm sẽ diễn ra phức tạp theo chiều hướng nguy hiểm, liều lĩnh hơn. Do đó, vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy định của BLHS và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng về các tội XPSH trong th i gian tới.

- Hoàn thiện về dấu hiệu định tội của một số tội xâm phạm sở hữu

Trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy hiện tượng trộm cắp điện xảy ra nhiều, có tính chất phổ biến ở thành thị và nông thôn. Khi xét xử, thư ng quy về Tội trộm cắp tài sản. Để xác định chính xác tính chất nguy hiểm cho xã hội của hiện tượng trộm cắp điện trên các mạng điện của công ty điện lực cần quy định một tội danh riêng với tính chất là một loại trộm cắp và đối tượng tài sản là điện năng hoặc quy định trong khung tăng nặng như trư ng hợp “tài sản là di vật, cổ vật”. Cũng trong tội trộm cắp tài sản, hiện tượng trộm cắp tài sản của ngư i thân, thành viên trong gia đình xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, đây là tội phạm có độ ẩn rất cao với lý do ngư i bị hại không khai báo hoặc có hành vi che giấu chứng cứ cho ngư i phạm tội vì mối quan hệ gia đình. Để bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, đồng th i duy trì nền tảng giá trị của gia đình trong xã hội, cần thiết quy định hành vi trộm cắp tài sản của ngư i thân trong gia đình bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đơn đề nghị của ngư i bị hại.

Trong những năm gần đây, hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản núp bóng dưới hình thức kinh doanh đa cấp diễn ra có tính phổ biến, trên địa bàn rộng, ở nhiều địa phương. Hệ lụy mà tội phạm gây ra làm bất ổn trật tự xã hội, đẩy nhiều ngư i và nhiều gia đình lâm vào tình cảnh túng quẫn. Do đó, cần có hướng hoàn thiện để xử lý nghiêm đối với loại tội phạm này, bảo đảm ổn định tình hình xã hội và duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

Thực tiễn xét xử cho thấy, xuất phát từ việc xem xét, đánh giá các chứng cứ,tình tiết không đầy đủ nên có sự nhầm lẫn tội danh. Trong nhóm tội XPSH thư ng có sự nhầm lẫn: giữa Tội cướp tài sản với Tội cưỡng đoạt tài sản; giữa Tội trộm cắp tài sản với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; giữa Tội hủy hoại tài sản với Tội cố ý làm hư hỏng tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Không ít trư ng hợp đã định tội sai hoặc không thống nhất khi xét xử. Do đó, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các dấu hiệu để định tội danh chính xác. Để khắc phục vướng mắc này, TANDTC cần sớm ban hành một số án lệ về vấn đề này để có sự nhận thức và áp dụng thống nhất.

- Hướng dẫn thống nhất vấn đề chuyển hóa tội phạm trong một số tội XPSH

Thực tế cho tới nay, các BLHS đều không quy định về chế định “chuyển hóa tội phạm”. Tuy nhiên, khi xét xử cần nhận thức đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội để xét xử đúng với các dấu hiệu đặc trưng của từng tội phạm trong nhóm tội XPSH, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Tại Mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày 25/12/2001 có hướng dẫn như sau:

“6. Khi áp đụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:

6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.

6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục d ng vũ lực, đe doạ d ng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản”.

Thực tiễn xét xử cho thấy, các TA đã áp dụng không thống nhất hướng dẫn này trong trư ng hợp ngư i phạm các tội có tính chất chiếm đoạt như: Tội trộm cắp tài sản, Tội cướp giật tài sản, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; sau đó đã dùng bạolực để chiếm đoạt bằng được tài sản định chiếm đoạt hoặc để tẩu thoát. Có TA đã coi các trư ng hợp đó là cướp tài sản, ngược lại có TA chỉ coi là tình tiết “hành hung để tẩu thoát” mà không xét xử về Tội cướp tài sản. Theo nghiên cứu sinh, khi ngư i phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, mà bị phát hiện, bị bao vây bắt giữ dẫn đến ngư i

phạm tội vứt lại tài sản và có hành vi hành hung chủ tài sản hoặc những ngư i vây bắt thì áp dụng tính tiết tăng nặng là “hành hung để tẩu thoát”. Bởi lẽ, trong trư ng hợp này ngư i phạm tội đã vứt lại tài sản, nên không còn ý thức chiếm đoạt, hành vi hành hung của ngư i phạm tội cũng chỉ nhằm mục đích không bị bắt giữ. Đối với trư ng hợp ngư i phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản mà bị truy đuổi hoặc vây bắt nhưng vẫn cố tình giữ lại tài sản; đồng th i có hành vi hành hung chủ tài sản và những ngư i khác thì cần xác định tội phạm đã chuyển hóa thành Tội cướp tài sản, mà không nhất thiết phải có điều kiện “nhằm chiếm đoạt cho được tài sản”. Bởi lẽ, mục đích của ngư i phạm tội lúc này không chỉ là nhằm tẩu thoát mà còn cố tình chiếm đoạt tài sản đến cùng; hành vi phạm tội đã thỏa mãn dấu hiệu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản của tội cướp tài sản.

Qua phân tích trên, kiến nghị TA nhân dân tối cao, VKS nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp xem xét lại hướng dẫn nêu trên để có sửa đổi hoặc có hướng dẫn cụ thể thêm để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

- Hoàn thiện tình tiết định khung hình phạt trong các tội xâm phạm sở hữu

Đối với các tội XPSH, ngư i phạm tội có thể là thành viên của các băng nhóm phạm tội chuyên nghiệp, các băng nhóm này có thể phổ biến các cách thức phạm tội cho nhau, lựa chọn đối tượng tài sản nhất định để chiếm đoạt, giúp đỡ lẫn nhau khi trốn tránh ẩn nấp sau khi phạm tội, liên kết, giúp nhau tiêu thụ tài sản đã chiếm đoạt được [124]. Có thể thấy, đây là trư ng hợp phạm tội mà tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đã tăng lên một cách đáng kể, nên cần nghiên cứu bổ sung tình tiết “người phạm tội là thành viên băng, nhóm chiếm đoạt tài sản” trong khung hình phạt tăng nặng trong một số tội. Theo nghiên cứu sinh, cần quy định trong các tội thực hiện với lỗi cố ý và có ý thức chiếm đoạt tài sản, đó là: Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội cướp giật tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản, Tội trộm cắp tài sản.

Trong lần sửa đổi BLHS năm 2009, các quy định có tính chất định lượng trong các tội XPSH đã được sửa đổi, theo đó đã tăng giá trị tài sản chiếm đoạt trong cấu thành cơ bản của các tội XPSH. BLHS năm 2015 đã nâng mức định lượng tài sản bị xâm phạm tối thiểu từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng trong cấu thành cơ bản các tội: Tội sử dụng trái phép tài sản; Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Theo nghiên cứu sinh, trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế xã hội đã có những thay đổi đáng kể; các quy định có tính chất định lượng giá trị tài sản không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, cần quy định lại giá trị tài sản theo hướng tăng lên đối với các tội XPSH trong cấu thành cơ bản và khung hình phạt tăng nặng của tội phạm.

BLTTHS năm 2015 được ban hành đã có những nội dung mới về chứng cứ, cũng như thủ tục xét xử sơ thẩm. Do đó, vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để áp dụng thống nhất. Cụ thể:

- Về dữ liệu điện tử

Khắc phục những thiếu sót là các dữ liệu quan trọng lưu giữ dấu vết của tội phạm, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung “Dữ liệu điện tử” là một nguồn chứng cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 87 BLTTHS và được cụ thể hóa tại Điều 99 BLTTHS: “1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”. Dữ liệu điện tử là một nguồn chứng cứ đặc thù, bởi lẽ: Dữ liệu điện tử không giống với nguồn chứng cứ thông thư ng, đây là những ký tự dưới dạng số hóa được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị điện tử hoặc trên mạng thông tin toàn cầu. Trong quá trình xử lý sẽ cung cấp thông tin liên quan đến sự kiện phạm tội. Tại Điều 196 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1. Việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chuyên môn liên quan tham gia. Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thugiữ như đối với vật chứng.

2. Khi thu giữ các phương tiện điện tử có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo và các tài liệu có liên quan”.

Các tội phạm xâm phạm trục lợi về kinh tế bằng các thủ đoạn tấn công, xâm nhập mạng, lấy cắp, phá hoại dữ liệu, gian lận thẻ ngân hàng, lừa đảo qua mạng... đang ngày càng trở lên phổ biến. Việc bổ sung “Dữ liệu điện tử” là một nguồn chứng cứ có ý nghĩa quan trọng để làm căn cứ chứng minh tội phạm.

Để dữ liệu điện tử có giá trị chứng cứ và được lưu trong hồ sơ VAHS, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như thu thập, bảo quản, phục hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự về khám xét, lập biên bản, niêm phong, thu giữ, bảo quản vật chứng có lưu dữ liệu điện tử. Khi thu giữ dữ liệu điện tử, ngư i phạm tội thư ng có xu hướng xóa dấu vết, nên việc phục hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm dữ liệu chỉ thực hiện trên bản

sao (dữ liệu trong tang vật không bị tác động và được bảo quản toàn vẹn theo quy định của pháp luật). Do đó, cần bổ sung quy định việc định dạng của dữ liệu làm chứng cứ: Dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được (in ra giấy, ghi vào đĩa quang, USB, ổ cứng...). Quy định việc định dạng như vậy, bảo đảm chứng cứ là dữ liệu điện tử được các bên có thể xem xét, kiểm tra, đánh giá công khai tại phiên tòa hình sự.

- Về ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can

BLTTHS năm 2015 đã có một quy định tiến bộ, đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc hỏi cung bị can, chống dụ cung, mớm cung, bức cung, tra tấn, dùng nhục hình; đó là việc hỏi cung bị can phải được ghi âm, ghi hình. Điều này khắc phục tình trạng, nhiều bị cáo ra phiên tòa đã tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình... nhưng không có căn cứ để TA xem xét, kiểm chứng.

Tuy nhiên, do chưa xác định rõ mục đích của việc ghi âm, ghi hình trong hỏi cung bị can, nên BLTTHS năm 2015 cũng chưa quy định việc ghi âm, ghi hình do ai thực hiện (tự CQĐT hay ngư i thứ ba độc lập)? Trình tự, thủ tục ghi âm, ghi hình được thực hiện thế nào? Việc lưu giữ âm thanh, hình ảnh được thực hiện ra sao? Nếu không quy định hay hướng dẫn rõ những nội dung này thì quy định về ghi âm,ghi hình chỉ mang tính hình thức. Luật tố tụng hình sự nhiều quốc gia quy định thủ tục ghi âm, ghi hình trong hoạt động điều tra rất khách quan, bằng một cơ quan độc lập hoàn toàn với ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng [34, tr.65]. Do đó, cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện hoặc có văn bản hướng dẫn, tránh việc thực hiện tùy tiện, hình thức. Hoạt động này, không được thực hiện tại giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS; tuy nhiên, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xét xử và việc TA ra quyết định, bản án. Bởi lẽ, thực hiện tốt việc ghi âm, ghi hình có âm thanh sẽ khắc phục tình trạng bị cáo kêu oan, hoặc cho rằng bị bức cung, dùng nhục hình...tại phiên tòa, mà không có căn cứ để xem xét, chứng minh.

- Về quy định Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tòa án tiến hành xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động được quy định tại Điều 252 BLTTHS năm 2015. Quy định này nhằm bảo đảm sự chủ động nhất định của TA khi xét xử VAHS. Tuy nhiên, khi phân tích thì mỗi hoạt động cũng cần thiết phải có thủ tục, cách thức thực hiện là khác nhau.

Theo nghiên cứu sinh, đối với hoạt động: “Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp”, “Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án” thì cần lập biên bản và ghi l i trình bày, yêu cầu trình bày về chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó. Đối với hoạt động: “Xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa”; “Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án” thì thành phần xem xét cần có sự tham gia của chính quyền địa phương, ngư i chứng kiến và ĐTV đã điều tra vụ án; điều đó bảo đảm tính khách quan khi kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Đối với hoạt động: “Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản” thì trong trư ng hợp kết quả định giá hoặc giám định có thay đổi thì cần triệu tập đại diện Hội đồng định giá, giám định viên đã thực hiện trước đó đến phiên tòa sơ thẩm. Đối với hoạt động: “Trường hợp TA đã yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS không bổ sung được thì TA có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án” cần có hướng dẫn để phânbiệt với các trư ng hợp TA trả hồ sơ để điều tra bổ sung và quy định phạm vi TA thực hiện. Từ đó, mới bảo đảm để TA có thể thực hiện quy định này trên thực tế và bảo đảm phù hợp với chức năng xét xử của TA.

Cùng với hướng dẫn cách thức, thủ tục thực hiện các hoạt động nêu trên của TA; cần có hướng dẫn thống nhất về các vấn đề phải giải quyết sau khi TA đã xác minh, thu thập được chứng cứ, như: công bố chứng cứ, đánh giá chứng cứ, giá trị

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 63 - 81)