Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quan điểm triết học mác lênin về con người, vận dụng quán triệt quan điểm của đảng về phát triển văn hóa, con người ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 30)

đến sự phát triển văn hóa Việt Nam

* Bối cảnh trong nước

Quá trình đổi mới vận dụng cơ chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển văn hóa, xây dựng con người. Quá trình đó đã đưa nước ta từ một nước nghèo, nhiều mặt lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm. Tỷ lệ dân nghèo giảm mạnh từ hơn nửa dân số (58% năm 1993) xuống 4,8% vào năm 2020; các chỉ số an sinh xã

hội khác cũng được cải thiện đáng kể. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường làm cho tính tích cực xã hội được phát huy, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trở nên năng động, đa dạng và phong phú hơn, nhưng cũng tác động mặt tiêu cực đến nhiều lĩnh vực xã hội, trong đó rõ nhất là văn hoá.

Chúng ta phát triển kinh tế tri thức, xã hội số, quốc gia khởi nghiệp, chính phủ điện tử, tiếp tục hội nhập sâu rộng với thế giới đòi hỏi phải có chiến lược phát triển văn hóa phù hợp. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 tạo những tiền đề quan trọng cho công cuộc phát triển văn hóa, làm cho văn hóa là nền tảng, là mục tiêu, là động lực, là sức mạnh nội sinh quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình này tạo tiền đề để các ngành văn hóa, văn học, nghệ thuật phát huy tối đa sức sáng tạo, những phương thức biểu đạt mới và hiện đại chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đặt ra cả cơ hội và thách thức trong quá trình lãnh đạo và quản lý văn hóa.

Sự tham gia tích cực và chủ động của người dân, của cộng đồng, của doanh nghiệp vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tạo thêm nguồn lực tinh thần và vật chất của xã hội cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nhiều di tích, công trình tôn giáo, tín ngưỡng được tu bổ, xây dựng mới; các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, kiến trúc…có sự tham gia tích cực từ các lực lượng ngoài nhà nước. Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và văn hóa, nghệ thuật cũng góp phần tuyên truyền, quảng bá cho doanh nghiệp.

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là Internet đã và đang trở thành phương tiện quan trọng trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đạo đức, lối sống của xã hội. Sự phát triển của Internet, hoạt động của các trang mạng xã hội đã hình thành nên những kênh truyền thông đa diện, đa màu, góp phần bày tỏ ý kiến, quan điểm sáng tạo, sáng tác khác nhau, góp phần thúc đẩy tự do biểu đạt, đa dạng văn hóa trong xã hội. Tuy nhiên, mặt trái, mặt tiêu cực về hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa cũng từ đây tác động xấu đến xã

hội, nhất là giới trẻ.

Dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là phương tiện truyền thông mới khiến con người quan tâm đến lợi ích cá nhân nhiều hơn, chạy theo lối sống nghiêng lệch về giá trị vật chất, những sản phẩm văn hóa ngoại lai. Nhiều vấn đề như tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn chưa được giải quyết có hiệu quả. Một bộ phận cán bộ, đảng viên không gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và chế độ. Đây là những nguyên dân dẫn đến khủng hoảng trong nhận thức và định hướng lối sống trong giai đoạn hiện nay.

* Bối cảnh quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên thế giới dựa trên các nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế tri thức, kinh tế số và kinh tế xanh. Đây là xu thế ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của văn hóa, đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy phát triển, quản lý văn hóa. Các ứng dụng công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, in 3D và nhiều hướng tư duy mới buộc Việt Nam phải thay đổi trong hoạt động quản lý di sản, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu thay đổi của chính văn hóa nghệ thuật và mong muốn của xã hội. Sáng tạo trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của nhiều quốc gia. Khai thác kinh tế sáng tạo, các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo để tạo ra kinh tế số và kinh tế xanh đang là xu hướng lớn được các quốc gia sử dụng nhằm gia tăng sức mạnh mềm đối với các quốc gia khác từ đó tạo ra các lợi thế về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sáng tạo, tiếp nhận và hưởng thụ văn hóa.

Thế giới phát triển theo hướng đa cực, với nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng có hai xu hướng chủ yếu là quốc tế hóa và khu vực hóa, thông qua các cơ chế hợp tác (và cạnh tranh) về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Tương quan lực lượng giữa các nước lớn sẽ tiếp tục có những thay đổi, mặc dù

Mỹ vẫn duy trì ngôi vị siêu cường số một nhưng các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, cũng đang cạnh tranh quyết liệt với Mỹ, châu Âu để tạo ra các cực phát triển của thế giới. Đồng thời, các khu vực cũng tăng cường các liên kết nội khối cũng như tạo ra các cơ chế hợp tác liên khu vực, như hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một ví dụ. Việt Nam luôn luôn coi quan hệ quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN, là đối tác tin cậy, chủ động tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế để tạo ra nguồn lực, uy tín và vị thế cho đất nước. Vì thế, hợp tác quốc tế về/bằng văn hóa để quảng bá hình ảnh đất nước, tạo điều kiện phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội là một nhiệm vụ quan trọng.

Dân chủ hóa, toàn cầu hóa là một tiến trình diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới với sự phổ biến rộng rãi triết lý phát triển đa dạng hóa, đa cực. Quá trình hội nhập quốc tế giúp chúng ta tiếp cận nhiều hơn đến các quan điểm, triết lý phát triển, từ đó có thêm cơ hội lựa chọn con đường phát triển cho riêng mình, phù hợp với bối cảnh chung của thế giới. Toàn cầu hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho phép các quốc gia đang phát triển có thêm tiếng nói vào những quyết sách lớn của thế giới, từ đó đảm bảo quá trình dân chủ hoá được thực hành rộng rãi.

Thế giới ngày nay cũng đang đối mặt với những khuynh hướng cực đoan, dân tộc hẹp hòi, dân túy, ly khai, biệt lập; sự phân cực trong xã hội và khoảng cách giàu - nghèo ngày càng sâu sắc; các mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, số hóa đã và đang tác động mạnh tới bản sắc và văn hóa dân tộc; các thảm họa về dịch bệnh, môi trường, thiên tai, các tác động của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng là những vấn đề mang tính toàn cầu, Việt Nam chịu tác động rất mạnh, đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác để xử lý nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của chúng.

An ninh phi truyền thống, đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới tác động lớn lên kinh tế, xã hội và cả đời sống văn hóa và tinh thần của người dân, đã vượt qua mức của một cuộc khủng hoảng thông thường, đặt ra nhiều vấn đề lớn

ở khắp các quốc gia trên thế giới… Đối phó với những vấn đề vừa nêu đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy phát triển, chứ không chỉ dừng ở việc ứng phó thông qua sửa đổi chính sách đơn thuần. Phát triển văn hóa cũng cần được đặt trong bối cảnh thay đổi chung đó để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quan điểm triết học mác lênin về con người, vận dụng quán triệt quan điểm của đảng về phát triển văn hóa, con người ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 30)

w