Xu thế phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm sắp tớ

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quan điểm triết học mác lênin về con người, vận dụng quán triệt quan điểm của đảng về phát triển văn hóa, con người ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 33)

a) Văn hóa trở thành một sức mạnh, nền tảng tinh thần để phát triển kinh tế - xã hội. Xu hướng coi trọng văn hóa và gắn văn hóa với phát triển, coi văn

hóa là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững ngày càng được các quốc gia quan tâm. Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế có nguy cơ dẫn đến xung đột với việc bảo tồn bản sắc và đa dạng văn hóa trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời cũng xuất hiện khả năng gắn chặt quá trình phát triển kinh tế với quá trình phát triển văn hóa. Kinh tế không thể phát triển bền vững nếu không đặt rõ vấn đề văn hóa trong mỗi hoạt động kinh tế.

b) Toàn cầu hóa về văn hóa là một xu thế khách quan cần chính sách phát triển phù hợp. Các quốc gia ngày càng đề cao bản sắc văn hóa dân tộc, coi trọng

việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá, đấu tranh chống khuynh hướng xâm lăng, đồng hóa về văn hoá; gắn kết vấn đề giữ vững bản sắc văn hóa quốc gia, dân tộc với quá trình chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

c) Quá trình dân chủ hóa văn hóa đã và đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ, trong đó chính sách đa dạng văn hóa là một trong những mục tiêu mà

mỗi quốc gia đều hướng tới, bảo đảm cho các nhóm xã hội, các cá nhân được thể hiện quyền văn hóa của mình, được biểu đạt văn hóa của mình trong một bối cảnh xã hội tôn trọng các sáng kiến, các sáng tạo và biểu đạt văn hóa. Phát triển các văn hóa nhóm và văn hóa cá nhân là những xu thế sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Sự đa dạng của thị hiếu và cách tiếp cận ngày càng mạnh lên. Tăng cường khả năng tiếp cận của người dân thông qua các chính sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho văn hóa, tăng cơ hội học tập nâng cao tri thức cũng là một xu hướng được các quốc gia chú trọng.

người cũng đang ngày càng phổ biến. Tri thức văn hóa trở thành một phần của

vốn xã hội. Vốn văn hóa và vốn xã hội là hai nguồn lực quan trọng trong xã hội hiện đại để xây dựng con người. Nguồn lực trung tâm để phát triển văn hóa là con người, do đó, lấy phát triển nguồn lực con người làm mục tiêu trung tâm. Phát triển văn hóa luôn phải gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng con người đang là xu thế của thời đại.

đ) Truyền thông số là phương tiện biểu đạt văn hóa mới trong một kỷ nguyên số, xã hội số, nền kinh tế số và công dân số. Các hình thức của sản phẩm

văn hóa trong kỷ nguyên số sẽ vô cùng đa dạng, rất khó quản lý theo phương thức truyền thống. Trong bối cảnh đó, bên cạnh các hàng rào kỹ thuật, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý quá trình tiếp nhận văn hóa, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao sức “đề kháng” và năng lực tự lựa chọn của mỗi cá nhân.

e) Phát triển văn hóa cá nhân và văn hóa nhóm sẽ là trọng tâm của quá

trình phát triển văn hóa đô thị, trong khi đó, văn hóa cộng đồng ở khu vực nông thôn sẽ phải biến đổi và thích ứng theo hướng bảo tồn những giá trị cốt lõi, tiếp thu và tích hợp những yếu tố mới.

KẾT LUẬN

Vấn đề con người là đề tài mà không một trào lưu, một trường phái triết học nào không quan tâm chú ý. Song chỉ có triết học Mác - Lênin bằng tư duy khoa học và phương pháp xem xét con người theo quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mới vạch rõ tính khoa học và bản chất cách mạng của nó, mới giải quyết đúng đắn vấn đề con người và bản chất con người, coi con người là vấn đề trung tâm, cơ bản của triết học; đặt con người vào đúng tiến trình phát triển của lịch sử. Những quan điểm cách mạng, khoa học về vấn đề con người cũng chính là một trong những nội dung quan trọng, chứng minh bước ngoặt cách mạng trong triết học do Các Mác, Ănghen và Lênin thực hiện.

về con người, ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển văn hóa, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, thể hiện cụ thể trong đường lối cũng như trong sự phát triển xã hội. Đại hội XIII xác định, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và ngoài xã hội. Thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng toàn diện gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành dân chủ sâu rộng gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội, tạo điều kiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”... đây là những chỉ lối quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lập nên những thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam thời đại mới./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII.

2. Đảng Cộng sản Việt (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám, BCHTW khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội (Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, trong điều kiện phat triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ, XIII, NXB CTQGST, Tập I, Hà nội, 2021.

nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận trong

nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NXB CTQGST, Hà nội, 2021.

5. Giáo trình Triết học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành triết học), NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2014.

6. Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.

7. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. 8. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. 9. Ph.Ăngghen (1873 - 1883), “Biện chứng của tự nhiên”, C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994,

10. C.Mác (1845): “Luận cương về L.Phoiơbắc”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995.

11. Phạm Văn Chung, “Quan điểm của C.Mác về bản chất con người trong “Bút ký về L.Phoiơbắc”, Triết học Mác và thời đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quan điểm triết học mác lênin về con người, vận dụng quán triệt quan điểm của đảng về phát triển văn hóa, con người ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 33)