2.1. Nhận thức lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu các tội xâm phạm sở hữu
2.1.1. Cơ sở phương pháp luận của chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
Cơ sở phương pháp luận của chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH là quan điểm duy vật biện chứng của triết học học Mác - Lênin. Trên cơ sở lý luận nhận thức của triết học Mác - Lênin mà chứng cứ trong tố tụng hình sự có được một phương pháp biện chứng. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật gồm hai nguyên lý, ba quy luật và sáu cặp phạm trù. Theo đó, bản chất của thế giới là vật chất, con ngư i có khả năng nhận thức được thế giới khách quan và quy luật của nó; trên thế giới không có sự vật, hiện tượng không thể nhận thức được, mà chỉ có sự vật, hiện tượng chưa nhận thức được, nhưng con ngư i sẽ nhận thức được. Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi sự nhận thức của con ngư i là một quá trình phức tạp, mâu thuẫn, luôn luôn phát triển trong lịch sử, đi từ không biết đến biết, từ biết không đầy đủ đến biết đầy đủ hơn, từ nhận thức các hiện tượng đến nhận thức bản chất của thế giới khách quan, các quan hệ mang tính quy luật ở bên trong các sự vật, hiện tượng. Vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức và được ý thức phản ánh. Chứng cứ là một dạng vật chất nên nó cũng vận động và phát triển theo đúng các quy luật của tự nhiên, quy luật của xã hội và tư duy.
Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý. Lê Nin đã khẳng định vai trò của thực tiễn trong lý luận nhận thức:
“Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức” [130, tr.193]. Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi tội phạm xảy ra trên thực tế luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, nhưng con ngư i đều có thể phát hiện, chứng minh được. Bởi lẽ, mọi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính phản ánh, vì vậy hoạt động của con ngư i, trong đó các hành vi phạm tội đều để lại dấu vết trong thế giới khách quan. Trên cơ sở thu thập đầy đủ, có hệ thống
24
các dấu vết này, con ngư i có thể nhận thức được diễn biến của hành vi phạm tội. Để xét xử sơ thẩm chính xác, khách quan tội phạm và ngư i phạm tội XPSH, thì việc chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; đòi hỏi phải có các thông tin, tài liệu phản ánh hành vi phạm tội, phản ánh các yếu tố khách quan, chủ quan của các tội XPSH và các yếu tố liên quan chứng minh ngư i phạm tội. Để đạt được mục đích đó cần có đầy đủ hệ thống chứng cứ hay nói cách khác chứng cứ là phương tiện duy nhất được TA sử dụng để chứng minh trong quá trình xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.
Trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng đòi hỏi toàn bộ hoạt động thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH phải được tiến hành theo nguyên tắc khách quan và toàn diện. Nguyên tắc khách quan là một yêu cầu vô cùng quan trọng, nó là cơ sở đảm bảo cho việc xác định sự thật của vụ án về các tội XPSH và được xác định khi xét xử sơ thẩm VAHS: “…phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án” [74]. Nguyên tắc toàn diện yêu cầu khi xét xử sơ thẩm phải xem xét một cách toàn diện tất cả các chứng cứ, phải quan tâm đầy đủ đến các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, không được coi chứng cứ này có giá trị hơn chứng cứ khác hay nói rộng ra phải xem xét sự vật trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó cũng như tìm ra những mối liên hệ bản chất để nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng: “muốn thật sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó” [131].
Học thuyết nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng như là cơ sở phương pháp luận của chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH với những quan điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan luôn luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại và chịu sự tác động lẫn nhau. Bằng sự tác động qua lại đó, sự tồn tại của sự vật, hiện tượng này luôn để lại dấu vết ở sự vật, hiện tượng khác. Tội phạm là hành vi cụ thể của con ngư i được thể hiện ra thế giới khách quan. Chính vì sự tồn tại khách quan mà tội phạm cũng để lại các dấu vết nhất định [112, tr.154]. Những dấu vết đó là chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
25
tụng, ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm phương tiện chứng minh tội phạm và ngư i phạm tội.
Trong hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH thì hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ có vai trò quan trọng. Trong giai đoạn này, các chứng cứ cơ bản đã được thu thập đầy đủ, để xác định chính xác sự thật khách quan của vụ án thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân căn cứ vào các đặc điểm hình thành và tồn tại của từng loại dấu vết mà xác định trình tự, thủ tục, cách thức kiểm tra, đánh giá chứng cứ khác nhau, phù hợp quy định của pháp luật. Ví dụ: Khi kiểm tra, đánh giá chứng cứ phi vật chất (thông qua l i khai, l i trình bày, báo cáo...) có những điểm khác so với chứng cứ vật chất (xem xét vật chứng, xem xét hiện trư ng vụ án…).
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, con ngư i có khả năng nhận thức được mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Trên thế giới không có cái gì con ngư i không nhận thức được, chỉ có những cái con ngư i chưa nhận thức được nhưng con ngư i sẽ nhận thức được. Do đó, hành vi phạm tội XPSH xảy ra, thì dù ngư i phạm tội có cố gắng che dấu tội phạm thì chúng ta vẫn có thể làm rõ được hành vi phạm tội. Ví dụ: Khi ngư i phạm tội XPSH cố ý tẩu tán tài sản chiếm đoạt được, CQĐT không thu hồi được tài sản. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn thu thập được các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ xác định giá trị tài sản. Trên cơ sở đó, HĐXX vẫn có căn cứ đánh giá và xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, mặc dù tài sản trong vụ án không thu hồi được.
Thứ ba, học thuyết về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận đặc biệt quan trọng trong lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Tinh thần cơ bản của học thuyết Mác-Lênin về nhận
thức là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn - đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan” [132, tr.179]. Từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) thu nhận các thông tin về tội phạm, từ đó có sự kiểm tra, đánh giá thông qua tư duy của mình, ngư i chứng minh có kết luận về các tình tiết nói riêng và về tội phạm nói chung. Chứng minh trong tố tụng hình sự chính là nhận thức của con ngư i về tội phạm như là nhận thức về một hiện thực khách quan và vì vậy cũng phải tuân
26
theo quy luật nhận thức đó của chủ nghĩa Mác - Lênin [112,tr154-155].
Tội phạm XPSH là một hiện tượng xã hội rất đa dạng, nhưng các yếu tố có ý nghĩa pháp lý hình sự của một tội trong nhóm tội này được xác định rất cụ thể. Căn cứ vào ý nghĩa pháp lý hình sự của tội phạm, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đã quy định đối tượng chứng minh, giới hạn các vấn đề phải chứng minh ở một phạm vi nhất định nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Khi xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, HĐXX cũng không thể ra phán quyết giải quyết vụ án nếu chưa xác định đầy đủ sự thật khách quan của vụ án. Trong các trư ng hợp đó, HĐXX phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc yêu cầu điều tra bổ sung.
Thứ tư, phương pháp biện chứng đặt nền móng cho việc áp dụng các quy luật của phép biện chứng duy vật vào quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Các nội dung quan trọng của phép biện chứng trong nhận thức như nguyên tắc toàn diện, đầy đủ, cụ thể, hệ thống... đóng vai trò quan trọng trong quá trình chứng minh.
Cơ sở phương pháp luận của chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH là quan điểm duy vật biện chứng của triết học học Mác - Lênin, thông qua việc áp dụng các cặp phạm trù cơ bản và các quy luật của phép biện chứng duy vật vào chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH nhằm bảo đảm hoạt động xét xử đúng ngư i, đúng tội, đúng pháp luật và có tính thuyết phục cao.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của chứng cứ trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
2.1.2.1. Khái niệm chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
Khái niệm chứng cứ là cơ sở để giải quyết những vấn đề quan trọng khác như các thuộc tính của chứng cứ, các phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong TTHS… Nội hàm của khái niệm chứng cứ còn có ảnh hưởng đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngư i tham gia tố tụng và có mối quan hệ biện chứng với việc thực hiện các nguyên tắc của luật TTHS. Do không trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội nên cơ quan, ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải dựa vào các thông tin liên quan đến đối tượng chứng minh được thu thập theo trình tự, thủ tục
27
do pháp luật quy định để kết luận các tình tiết nhằm giải quyết đúng đắn VAHS. Tức là, phải căn cứ vào chứng cứ đã thu thập được theo quy định của pháp luật để rút ra kết luận nhằm giải quyết VAHS.
Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH là những gì có thật, tồn tại khách quan và được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Với tính chất là sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan, chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH phải tuân theo những quy luật chung của quá trình nhận thức khách quan mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng: con ngư i có thể nhận thức được thế giới khách quan và quy luật của nó; trên thế giới không có sự vật, hiện tượng không thể nhận thức được, mà chỉ có sự vật, hiện tượng chưa nhận thức được, nhưng con ngư i sẽ nhận thức được. Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi tội phạm xảy ra trên thực tế, con ngư i đều có thể phát hiện, chứng minh được và mọi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính phản ánh, nên các hành vi phạm tội đều để lại dấu vết trong thế giới khách quan. Trên cơ sở việc thu thập đầy đủ, có hệ thống các dấu vết này, con ngư i có thể nhận thức được diễn biến của hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, trong khoa học luật TTHS hiện còn có những quan điểm khác nhau về chứng cứ, như:
Quan điểm của nhà luật học ngư i Nga M.A.Trenxôv cho rằng, “chứng cứ là những sự kiện, tình tiết” [137,tr.134]. Tác giả của quan điểm này, đã đồng nhất chứng cứ với sự kiện của thực tiễn khách quan đã xảy ra trong quá khứ.
Quan điểm khác lại cho rằng: “bản thân thuật ngữ “chứng cứ” được sử dụng trong TTHS với hai ý nghĩa: chứng cứ là nguồn thu thập thông tin điều tra, xét xử và chứng cứ là sự kiện, tình tiết mà trên cơ sở đó TA rút ra kết luận về những sự kiện khác cần phải làm rõ trong VAHS” [138,tr.126]. Trong quan điểm này, tác giả đã nêu về ý nghĩa kép của chứng cứ.
Hay quan điểm: “Chứng cứ tố tụng là những sự kiện thông thư ng, là những hiện tượng như thế xuất hiện trong đ i sống, những sự vật như thế, những con ngư i như thế, những hành vi như thế của con ngư i. Chỉ cần chúng được đưa vào phạm vi của trình tự tố tụng, trở thành biện pháp để xác định những tình tiết mà cơ
28
quan xét xử và điều tra quan tâm, thì chúng là những chứng cứ tố tụng” [135,tr.353- 354]. Quan điểm này đã nhấn mạnh sự giống nhau giữa chứng cứ tố tụng và chứng cứ thông thư ng.
Thông qua các quan điểm nêu trên, nghiên cứu sinh cho rằng các quan điểm đưa ra được xây dựng trên cơ sở lý luận khác nhau, nhưng chưa phản ánh đầy đủ bản chất của chứng cứ trong tố tụng hình sự, có sự nhầm lẫn giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ. Hay có thể khẳng định, chứng cứ được rút ra từ nguồn chứng cứ, bản thân nguồn chứng cứ không phải là chứng cứ.
Bản chất của chứng cứ trong TTHS là thông tin xác thực về sự kiện thực tế có liên quan đến VAHS. Do vậy, nội hàm của khái niệm về chứng cứ được xác định như sau: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, ngư i thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết VAHS.
Theo TS. Đỗ Văn Đương cho rằng: “Chứng cứ là những thông tin xác thực về những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà những ngư i và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án” [35,tr.30]. Nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm này, bởi lẽ: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là phương pháp luận để xây dựng hệ thống lý luận về chứng cứ trong TTHS Việt Nam. Từ khái niệm chứng cứ trên có thể rút ra ba thuộc tính của chứng cứ, đó là thuộc tính khách quan, thuộc tính liên quan và thuộc tính hợp pháp.
Tố tụng hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Hoạt động xét xử sơ thẩm VAHS của TA là một giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự mà ở đó TA giữ vai trò là trung tâm. Có thể nói, hoạt động xét xử tại phiên tòa được xem là hoạt động quan trọng nhất [47,tr.179].
Xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH cũng chính là việc kiểm tra công khai tính đúng đắn của các hoạt động tố tụng trước đó của CQĐT, VKS, mà ở đó mọi tài liệu, chứng cứ của vụ án do CQĐT, VKS thu thập trong quá trình điều tra, truy tố đều được xem xét một cách công khai, đầy đủ tại phiên toà. Những ngư i có thẩm
29
quyền tiến hành tố tụng và ngư i tham gia tố tụng được nghe trực tiếp l i khai, l i trình bày của nhau, được tranh luận chất vấn những vấn đề mà tại CQĐT họ chưa