Quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tộ

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 76 - 101)

HÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

3.1.1. Quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về chứng cứ trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

Chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm và ngư i phạm tội, đồng th i được dùng để xác định những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VAHS về các tội XPSH “về thực chất và nói chung là quá trình giải quyết chứng cứ, mọi giai đoạn tố tụng đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ” [36, tr.7]. Do đó, trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH đều được dựa trên chứng cứ, từ đó TA mới có thể ra quyết định đúng pháp luật trong th i hạn chuẩn bị xét xử.

Trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, TA là chủ thể thực hiện nhiều hoạt động tố tụng khác nhau, và chứng cứ là cơ sở để thực hiện các hoạt động tố tụng đó. Trong những giai đoạn thi hành pháp luật, quy định của pháp luật về chứng cứ trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH từng bước được hình thành, phát triển và hoàn thiện.

- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988

Từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự quy định việc trừng trị các tội XPSH. Trước yêu cầu khách quan, ngày 21/10/1970 Nhà nước đã ban hành hai Pháp lệnh về các tội XPSH, cụ thể: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, với 16 điều; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, với 13 điều. Ngày 23/01/1978 Ủy ban thư ng vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 181/NQ-QHK6 giao cho TAND đặc biệt xét xử những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về trật tự xã hội xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh như: cướp của, tống tiền, đốt nhà, trộm cắp…[93, tr.14]. Có thể thấy, trong giai đoạn này các tội XPSH có sự phân biệt đối tượng tài sản bị xâm phạm là tài

sản XHCN và tài sản của công dân.

Khi nghiên cứu chứng cứ của VAHS về các tội XPSH thì quy định của pháp luật hình sự về các tội XPSH là một trong những căn cứ. Bởi vì, những vấn đề về chứng cứ phải gắn với cấu thành tội phạm của các tội XPSH và các quy định liên quan đối với nhóm tội này.

Chế định chứng cứ cũng được ghi nhận ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật TTHS. Tại Điều 9 nghị định số 82-NĐ ngày 25/02/1946 của Bộ Tư pháp chỉ đề cập việc thu thập chứng cứ: “Mỗi khi xảy ra việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì bất cứ ai cũng phải báo ngay cho Ty Liêm phóng hoặc nhà chức trách địa phương biết. Ty Liêm phóng khi mở cuộc điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, hỏi cả người làm chứng” [11, tr.193]. Thông tư số 009- NCPL ngày 02/10/1962 của TAND tối cao hướng dẫn về công tác kiểm tra hồ sơ trước khi xét xử, theo đó để đảm bảo xét xử chính xác và đúng pháp luật về các tội XPSH Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ càng, kiểm tra hồ sơ về hai mặt: mặt nội dung hồ sơ phản ánh sự việc, và mặt hình thức thủ tục xây dựng giấy t ; nếu thấy thiếu sót thì đặt vấn đề bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trước khi xét xử, hồ sơ phải đầy đủ tài liệu, chứng cứ nói lên sự thực về tội phạm XPSH mà bị cáo bị truy cứu, và soi sáng mọi tình tiết của tội phạm XPSH [92, tr.67].

Trong công văn số 98-NCPL ngày 02/3/1974 của TAND tối cao lần đầu tiên đưa ra khái niệm vật chứng, theo đó: “Vật chứng là những vật mà kẻ phạm tội đã d ng để thực hiện tội phạm như: hung khí d ng để giết người, búa kìm d ng để phá cửa, cạy tủ, điện đài, truyền đơn, con dấu giả hoặc những vật mà kẻ phạm tội lấy được do việc phạm tội, hoặc những vật của kẻ phạm tội đánh rơi, bỏ quên tại hiện trường...” [92, tr.75]. Trong khái niệm này mức độ khái quát chưa cao, những vật cụ thể được gọi là vật chứng được liệt kê, nhưng chưa được liệt kê đầy đủ.

Nguồn chứng cứ lần đầu tiên được đề cập trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự được ban hành kèm theo thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của TAND tối cao: “Nguồn chứng cứ bao gồm: dấu vết, đồ vật, tài liệu có thể chứng minh việc phạm pháp; lời khai của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường, người có tài sản, quyền lợi có liên quan

đến việc phạm pháp, nhân chứng; lời kết luận của giám định viên, những tài liệu của cơ quan, đoàn thể cung cấp về nhân thân bị cáo” [92, tr.70].

Tại công văn số 98-NCPL ngày 02/3/1974 của TAND tối cao lần đầu tiên đề cập kết luận giám định: “Nếu trong vụ án có vấn đề liên quan đến khoa học, kỹ thuật, liên quan đến hoạt động của ngành chuyên môn mà TA không nắm được, thì cần trưng cầu giám định nhằm đảm bảo việc xét xử được chính xác và có căn cứ”

[92, tr. 76]. Công văn trên chưa đưa ra khái niệm kết luận giám định.

Thông tư số 2225-HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can quy định: “Trong quá trình điều tra cũng như xét xử, tuyệt đối không được mớm cung, bức cung hay trấn áp bị can bất cứ bằng hình thức nào, hoặc dung lời lẽ dụ dỗ, hức hẹn để bị can nhận tội. Lời nhận tội của bị can không kết thúc cuộc thẩm cứu mà còn phải có bằng chứng xác minh mới được dung làm cơ sở để kết tội. TA chỉ dựa trên những sự việc đã xác minh rõ rệt ở phiên tòa mà kết luận” [11, tr.39].

Trong pháp luật TTHS Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn của TAND tối cao về việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ vật chứng, kết luận giám định, biên bản về hoạt động điều tra, các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án. Cụ thể: “Khi nghiên cứu các vật chứng của vụ án, cán bộ xét xử cần chú ý xem xét kỹ hiện vật đó như thế nào, có đặc điểm gì, đối chiếu với tài liệu có trong hồ sơ như biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản khám nghiệm hiện trường hoặc các tài liệu khác và lời cung khai của bị cáo để xem xét có ph hợp với vật chứng không, có đặc điểm nào mâu thuẫn. Vật chứng có thể như những loại nguồn chứng cứ khác, có thể là thật, hoặc cũng có thể là giả để đánh lạc hướng điều tra; v.v…Cho nên, việc đánh giá một vật chứng phải được đối chiếu với toàn bộ chứng cứ trong vụ án” [92, tr.75]

Công văn số 98-NCPL cũng đã đề cập việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ kết luận giám định: “Kết luận của giám định viên rất quan trọng vì nó giúp cho TA xem xét vật chứng dựa vào khoa học. Kết hợp với các chứng cứ khác, kết luận của giám định viên vì có thể kết luận của giám định viên không chính xác hoặc không ph hợp với các chứng cứ khác. Nếu thấy cần giám định lại thì TA cần trưng cầu giám định viên khác để cho việc giám định được chắc chắn hơn” [92, tr.76].

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án XPSH thì cán bộ xét xử cần đọc kỹ các giấy t và đối chiếu với l i khai của bị cáo, của ngư i bị hại, của nhân chứng, với biên bản xác nhận vật chứng và kết luận của giám định viên, để phát hiện mâu thuẫn giữa các tài liệu, những điểm bất hợp lý, bất hợp pháp hoặc thiếu sót của từng tài liệu để chú ý xác minh ở phiên tòa [92, tr.76].

Trong th i hạn chuẩn bị xét xử, bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 có quy định việc họp trù bị giữa TA với VKS trong một số trư ng hợp. Đối chiếu với các tội XPSH thì việc họp được thực hiện trong các trư ng hợp sau: Hồ sơ vụ án về các tội XPSH thiếu chứng cứ chủ yếu hoặc trong quá trình điều tra có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (như truy cung, mớm cung…) làm cho việc điều tra không chính xác; TAND có ý kiến khác với bản cáo trạng về các vấn đề như: cấu thành tội phạm về các tội XPSH, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo, số ngư i bị đưa ra xét xử, tội danh, điều luật áp dụng…; có những điều kiện phải xét việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án về tội XPSH; có những lý do để tạm tha bị cáo đang bị tạm giam hoặc cần bắt giam bị cáo đang được tại ngoại; cần thi hành những biện pháp bảo đảm bồi thư ng, tịch thu tài sản hoặc giảm bớt tài sản đã bị kê biên trong vụ án; cần di lý vụ án về các tội XPSH; vụ án về các tội XPSH thuộc loại cần phải bảo đảm thật tốt việc truy tố và xét xử để phục vụ việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của địa phương [92, tr.31].

- Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003

Đây là giai đoạn thi hành BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, BLTTHS năm 1988 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan để thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.

BLHS năm 1985 các tội XPSH được quy định: các tội XPSH XHCN tại chương IV (gồm 13 điều luật, từ điều 129 đến điều 141) và các tội XPSH của công dân tại chương VI (gồm 12 điều luật, từ điều 151 đến điều 162).

Lần đầu tiên, khái niệm chứng cứ được quy định tại khoản 1 Điều 48 BLTTHS năm 1988: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà CQĐT, VKS và Toà án d ng làm căn cứ để xác định có

hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Từ định nghĩa này, chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH phải thỏa mãn ba thuộc tính cơ bản, đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ. Nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm: nếu tính khách quan và tính liên quan của chứng cứ là sự vận động nội tại của những sự vật, hiện tượng thì tính hợp pháp của chứng cứ phản ánh sự nhận thức chủ quan đối với các quy luật khách quan của sự vật hiện tượng đó [22, tr.193].

Theo quy định tại khoản 1 Điều 154 BLTTHS năm 1988: “Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:

a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;

c)Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”.

Như vậy, trong th i hạn chuẩn bị xét xử, đối với VAHS về các tội XPSH khi có một trong những căn cứ trên, Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Việc hiểu và áp dụng đúng các căn cứ trên vẫn còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, bởi vì có khả năng dẫn đến tình trạng cần trả lại nhưng không trả hoặc không cần trả hồ sơ nhưng vẫn trả để yêu cầu điều tra bổ sung.

Với quy định Thẩm phán yêu cầu điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung tại phiên tòa được hiểu, để trả hồ sơ điều tra bổ sung phải thỏa mãn hai điều kiện: một là, thiếu chứng cứ quan trọng; hai là, không thể bổ sung tại phiên tòa được. Tuy nhiên, theo nghiên cứu sinh trong TTHS mọi chứng cứ đều có vai trò quan trọng như nhau, các tình tiết thu được là chứng cứ nếu nó phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án về các tội XPSH. Do đó, cần thiết sửa đổi để đảm bảo tính chính xác, tránh việc hiểu trong hồ sơ có chứng cứ quan trọng và chứng cứ không quan trọng.

Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác. Trong vụ án về các tội XPSH được hiểu có hai khả năng: một là, bị can bị truy tố về tội XPSH thì có căn cứ bị can

phạm tội khác trong nhóm tội XPSH hoặc ở nhóm tội khác; hai là, ngoài bị can bị truy tố về tội XPSH còn có đồng phạm khác. Tuy nhiên, khi áp dụng, hiểu như thế nào là phạm tội khác có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể:

- Ý kiến thứ nhất cho rằng bị cáo phạm tội khác là trư ng hợp cùng hành vi phạm tội đó, nhưng VKS truy tố về tội này mà TA nghiên cứu hồ sơ thấy rằng bị cáo phạm tội khác với tội mà VKS truy tố [66, tr.149].

- Ý kiến thứ hai cho rằng bị cáo phạm tội khác là trư ng hợp ngoài tội mà VKS truy tố, bị cáo còn phạm thêm một hoặc nhiều tội khác.

- Ý kiến thứ ba cho rằng bị cáo phạm tội khác bao hàm cả hai trư ng hợp như trên, đó là cả trư ng hợp bị cáo phạm tội khác với tội mà VKS đã truy tố và trư ng hợp bị cáo phạm thêm tội [59, tr.104].

Nghiên cứu sinh đồng tình với ý kiến thứ ba, bởi lẽ bị cáo bị VKS truy tố về tội XPSH, nhưng qua nghiên cứu hồ sơ Thẩm phán thấy rằng hành vi phạm tội của bị cáo là phạm tội khác với tội mà VKS đã truy tố hoặc hành vi phạm tội của bị cáo đã phạm thêm tội khác.

Để chuẩn bị tốt cho việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, Điều 183 BLTTHS 2003 quy định việc triệu tập những ngư i cần xét hỏi đến phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, Thẩm phán căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử để triệu tập những ngư i cần xét hỏi đến phiên tòa. Với quy định này sẽ làm hạn chế căn cứ, phạm vi ngư i được triệu tập đến phiên tòa sơ thẩm.

- Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015

Đây là giai đoạn thi hành BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan để thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.

BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 các tội XPSH được quy định tại chương XIV, gồm 13 điều, là các tội được sáp nhập từ các tội XPSH XHCN quy định tại chương IV và các tội XPSH của công dân quy định tại chương VI BLHS năm 1985 do yêu cầu của tình hình phát triển xã hội [67, tr.7].

Trong th i hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, tại Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của HĐTP TAND tối cao đã hướng

dẫn: Khi nhận hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến, ngư i nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê tài liệu và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án xem xét đầy đủ hay chưa, kiểm tra bản cáo trạng đã được giao cho bị can theo đúng quy định hay chưa và xử lý theo hướng nhận hoặc không nhận hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, cũng không có văn bản nào xác định ngư i nhận hồ sơ là ai, để xác định trách nhiệm kiểm tra hồ sơ VAHS.

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 76 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w