Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 101 - 126)

sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

3.2.1. Kết quả đạt được trong thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

Trong th i gian thi hành BLTTHS năm 2003 và sau khi ban hành BLHS, BLTTHS năm 2015 đến nay; việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự, thi hành các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH cho thấy những kết quả (ưu điểm) cụ thể như sau:

3.2.1.1. Tòa án đã kịp thời nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để đưa các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu ra xét xử đúng thời hạn luật định

Để giải quyết một VAHS thì tùy từng th i điểm, TA đều phải thực hiện nhiều công việc như: nhận và thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ, các công việc cần làm trong th i hạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị các công việc để mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm… Kể từ th i điểm nhận và thụ lý VAHS nếu thực hiện đầy đủ, chính xác, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các hoạt động tố tụng tiếp theo trong quá trình giải quyết VAHS.

Thực tiễn cho thấy, sau khi thụ lý vụ án; Thẩm phán đã chủ động kiểm tra hồ sơ vụ án đã đảm bảo về thủ tục tố tụng và đủ số lượng bút lục theo danh mục thống kê tài liệu, nếu phát hiện thiếu tài liệu nào thì phải kiểm tra và giải quyết ngay. Khi nghiên cứu bất cứ tài liệu, chứng cứ nào có trong hồ sơ cũng phải kiểm tra để đánh

giá về tính hợp pháp, tính khách quan và tính liên quan của chúng. Việc đánh giá tổng hợp các chứng cứ về vụ án chỉ được tiến hành sau khi đã nghiên cứu toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ hoặc đã được điều tra bổ sung, Thẩm phán kịp th i ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử trong th i hạn luật định.

Số liệu tại Phụ lục 01 cho thấy hàng năm, từ năm 2011 đến năm 2020 số lượng vụ án về các tội XPSH đều chiếm tỉ lệ cao trên tổng số VAHS mà TA xét xử sơ thẩm, đặc biệt trong giai đoạn 2018 - 2020, số vụ án về các tội XPSH luôn chiếm trên 25% tổng số các vụ án đã xét xử sơ thẩm, cụ thể: năm 2011 chiếm 29,2%, năm 2012 chiếm 18,7%, năm 2013 chiếm 13%, năm 2014 chiếm 10,1%, năm 2015 chiếm 8,1%, năm 2016 chiếm 6,3%, năm 2017 chiếm 5,1%, năm 2018 chiếm 26,8%, năm 2019 chiếm 33,9%, năm 2020 chiếm 25,1%.

3.2.1.2. Xác định đầy đủ những vấn đề phải chứng minh, nghĩa vụ chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

Trong quá trình xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, TA đều xác định đủ và đúng những vấn đề phải chứng minh. Đó là những vấn đề nằm trong các yếu tố cấu thành tội phạm; những tình tiết có ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt; những tình tiết khác có giá trị chứng minh đối với VAHS đều được TA chứng minh, làm rõ.

Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa đã chủ động nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để ra một trong các quyết định: áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; chuyển hồ sơ cho TA có thẩm quyền; đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX kiểm tra công khai các tài liệu, chứng cứ đối chiếu nội dung phản ánh của các chứng cứ để tìm sự phù hợp của các chứng cứ với quy định của BLHS về các tội XPSH. Đây là cơ sở để chứng minh vụ án, xác định đầy đủ, rõ ràng những chứng cứ để giải quyết vụ án, những sự kiện không liên quan đến vụ án; cũng như tránh việc xác định tràn lan các sự kiện hay tập trung xét hỏi, tranh luận những vấn đề không có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Do đó, các tình

tiết của vụ án đều được TA đánh giá bằng chứng cứ và thông qua thực hiện tốt hoạt động này nhiều vụ án về các tội XPSH phức tạp đã được xét xử kịp th i, đúng th i hạn tố tụng, đúng pháp luật.

Khi xét xử sơ thẩm các tội XPSH, TA đã áp dụng tất cả các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật TTHS về chứng cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án. Quá trình chứng minh, TA luôn quan tâm và làm rõ những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, bảo đảm nguyên tắc công bằng và nhân đạo của pháp luật hình sự, TTHS và bảo vệ quyền con ngư i.

Theo số liệu (Phụ lục 2) số lượng các vụ án về các tội XPSH khi xét xử bị trả để điều tra bổ sung chiếm tỉ lệ tương đối cao như năm 2011 chiếm 6,2%; năm 2012 chiếm 5,6%; năm 2013 chiếm 5,9%; năm 2014 chiếm 6%; năm 2015 chiếm 6,4%; năm 2016 chiếm 7%; năm 2017 chiếm 7%; năm 2018 chiếm 6,7%; năm 2019 chiếm 6,1%; năm 2020 chiếm 6,4%.

3.2.1.3. Hoạt động thu thập chứng cứ đã tuân thủ đúng theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, TA tiến hành thu thập chứng cứ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; kết quả của hoạt động này là cơ sở quan trọng để TA làm rõ những vấn đề phải chứng minh trong xét xử các tội XPSH.

Để bảo đảm việc xét xử vụ án khách quan, đúng pháp luật; trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, HĐXX có thể triệu tập ĐTV, ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những ngư i khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. Thực tiễn xét xử, HĐXX đã triệu tập ĐTV đến phiên tòa để làm rõ các tình tiết của vụ án và ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Những chủ thể này khi được HĐXX triệu tập tham gia phiên tòa, nếu không chứng minh được các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ đã được thực hiện đúng trình tự, thủ tục luật định thì các chứng cứ được thu thập không có giá trị để chứng minh tại phiên tòa xét xử công khai.

Ví dụ: Xét xử vụ án vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy tại Ngân hàng Agribank, chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12/6/2018, trong phần làm thủ tục bắt đầu phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị HĐXX triệu tập ĐTV đến phiên tòa để làm rõ nhiều vấn đề, với lý do khi lấy l i khai, CQĐT viết sẵn rồi đưa cho bị can ký. Với tính chất là một biên bản ghi l i khai vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc định tội nhưng CQĐT thực hiện không khách quan, trái quy định pháp luật. Sau khi xem xét các chứng cứ Luật sư đưa ra, HĐXX TAND thành phố H đã chấp nhận đề nghị triệu tập ĐTV đến phiên tòa [156].

Toà án cũng đã trực tiếp tiến hành hoạt động thu thập, bổ sung chứng cứ khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp. Ngay từ th i điểm nhận hồ sơ vụ án, TA kiểm tra số bút lục có trong hồ sơ vụ án, đối chiếu bản kê tài liệu so với các tài liệu có trong hồ sơ xem đã đầy đủ hay chưa, và tài liệu trong hồ sơ là bản gốc hay là các bản sao để khi lập biên bản giao nhận phản ánh chính xác. Trong th i hạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa, khi có ngư i cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì TA đã tiếp nhận, lập biên bản và yêu cầu ngư i đã cung cấp trình bày những vấn đề liên quan đến đối tượng tiếp nhận. Bên cạnh đó, khi có yêu cầu, đề nghị; TA cũng đều xem xét giải quyết theo thẩm quyền, đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Ví dụ: Vụ án xét xử bị cáo Hoàng Văn Thuấn về Tội trộm cắp tài sản.

Trong th i hạn chuẩn bị xét xử, bị cáo Thuấn có đơn đề nghị và bản cam kết thực hiện các nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nộp tại TAND huyện VC, tỉnh YB. Sau khi xem xét đơn và tài liệu kèm theo; Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa đã ban hành Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 02/2018/LTA ngày 26/4/2018 đối với bị cáo Hoàng Văn Thuấn.

Tại phiên tòa, hoạt động thu thập chứng cứ của TA được thực hiện đầy đủ. Mọi tài liệu, đồ vật và các yêu cầu đều được tiếp nhận và lập biên bản hoặc ghi vào biên bản phiên tòa. Thư ký TA ghi biên bản phiên tòa đã phản ánh đầy đủ, trung thực diễn biến tại phiên tòa. Biên bản phiên tòa là văn bản tố tụng có vị trí rất quan trọng, không chỉ thể hiện việc tuân thủ trình tự tố tụng của TA, mà còn thể hiện kết

quả tranh tụng, là cơ sở để HĐXX ra bản án, quyết định về vụ án [49, tr.469]. Đây là một nguồn chứng cứ quan trọng làm cơ sở để đánh giá tính có căn cứ của bản án, quyết định của TA và đánh giá tính hợp pháp về thủ trình tự, thủ tục luật định đối với phiên tòa sơ thẩm ở cấp phúc thẩm.

3.2.1.4. Tòa án thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ khách quan, đầy đủ và chính xác

Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự về các tội XPSH, TA đều nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ, nguồn chứng cứ bảo đảm để chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Từ đó, đem lại hiệu quả cao trong xét xử sơ thẩm các VAHS về các tội XPSH.

Ví dụ: Vụ án xét xử bị cáo Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu ngư i Việt tại Nga năm 2007) về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, số tiền 16,5 tỷ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo đã thực hiện quyền im lặng, không trả l i các câu hỏi của HĐXX, KSV và luật sư (kể cả ngư i bào chữa cho mình). HĐXX đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật nên phiên tòa không bị xáo trộn, vẫn diễn ra bình thư ng. Mặt khác, chủ toạ thể hiện sự tôn trọng quyền im lặng của bị cáo, nên bị cáo đã tin tòa, những ngày sau không im lặng nữa mà khai toàn bộ tình tiết của vụ án. Mọi tình tiết vụ án đều được công khai, kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa sơ thẩm, chứ không chỉ căn cứ vào các tài liệu có sẵn trong hồ sơ. Từ đó, giúp HĐXX thu thập, đánh giá đầy đủ chứng cứ, tình tiết của vụ án và có những phán quyết chính xác, kịp th i. Ngư i tham dự phiên tòa, cũng như dư luận đánh giá phiên tòa diễn ra dân chủ thật sự, thể hiện đúng tinh thần cải cách tư pháp [157].

Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ; Tòa án đã kịp th i trả hồ sơ để điều tra bổ sung để làm rõ các tình tiết của vụ án về các tội XPSH. Từ đó, ban hành bản án, quyết định đúng ngư i, đúng tội, đúng pháp luật.

Ví dụ: Vụ án Nguyễn Văn Ký, Nguyễn Văn Bài bị TAND tỉnh BN xét xử tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 173 BLHS.

Ngày 27/8/2018, VKSND tỉnh BN đã ban hành cáo trạng số 100/CTr-VKS- P3, truy tố Nguyễn Văn Ký, Nguyễn Văn Bài về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 173 BLHS.

Ngày 10/10/2018, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã ban hành quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 15/2018/HSST-QĐ, với nội dung: Yêu cầu xác minh, thu thập, kiểm tra nhật ký chiếc điện thoại Nokia Lumia 520 của Vũ Văn Kiên theo Kiên khai tại phiên tòa sơ thẩm bị Công an huyện YP, tỉnh BN thu giữ khi bắt Kiên vào ngày 09/7/2015 hiện chưa trả lại. Trên cơ sở kết quả điều tra bổ sung, VKSND tỉnh BN có công văn số 169/CV-VKS-P3 ngày 14/02/2019 về việc chuyển hồ sơ vụ án hình sự để giải quyết theo thẩm quyền. Theo đó, VKSND tỉnh BN giữ nguyên Bản cáo trạng số 100/CTr-VKS-P3 ngày 27/8/2018, truy tố Nguyễn Văn Ký, Nguyễn Văn Bài về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 173 BLHS.

Ngày 17/5/2019, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX tiếp tục ban hành quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 12/2019/HSST-QĐ, với các nội dung: (1). Yêu cầu thu thập, kiểm tra chiếc điện thoại Sam Sung theo Nguyễn Văn Bài khai có cuộc liên lạc của Nguyễn Văn Ký gọi cho Bài vào tối ngày 7/7/2015. Theo Bài khai chiếc điện thoại này Bài cho anh Nguyễn Duy Đông (anh rể Bài). (2). Xem xét l i khai của Nguyễn Văn Ký về việc Ký có nhận 400 triệu đồng của Quyết và Bài để lo chạy án.

Kết quả điều tra bổ sung thể hiện: Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Ký không thừa nhận việc tham gia trộm cắp cùng Quyết và Bài, không biết, không liên quan đến hành vi trộm cắp của các bị can khác. Đồng th i Ký khai nhận khoảng tháng 8/2015, Quyết và Bài đến nhà kể cho Ký nghe việc trộm cắp tài sản của Công ty Samsung nhưng bị phát hiện, nên Quyết và Bài nh Ký lo chạy cho Quyết và Bài không bị bắt. Sau đó, Quyết và Bài đưa cho Ký 400 triệu đồng để lo việc chạy án. Theo yêu cầu điều tra bổ sung của TAND tỉnh BN về việc làm rõ hành vi Ký lo chạy án cho Quyết và Bài. Nên ngày 12/6/2019, Cơ quan điều tra đã tách hành vi trộm cắp tài sản của Ký ra để tiếp tục điều tra, làm rõ và sẽ có kết luận xử lý hành vi phạm tội của Ký theo vụ án khác.

Ngày 14/6/2019, VKSND tỉnh BN đã ban hành cáo trạng số 38/CTr-VKS-P3, chỉ truy tố Nguyễn Văn Bài về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 173 BLHS. Trên cơ sở đó, TAND tỉnh BN đã xét xử sơ thẩm, ban hành bản án hình sự sơ thẩm số 29/2019/HS-ST ngày 04/7/2019 và quyết định: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Bài phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 173 BLHS, xử

phạt Bài 07 (bảy) năm tù. Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về vật chứng, án phí. 3.2.1.5. Tòa án tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm sát viên, Luật sư, những người tham gia tố tụng cung cấp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện quyền cung cấp vật chứng, tài liệu tại phiên tòa, ngay phần thủ tục bắt đầu phiên tòa; HĐXX đã giải thích cho những ngư i tham gia tố tụng quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ biết và thực hiện. Chủ tọa phiên tòa phải hỏi KSV và những ngư i tham gia tố tụng xem có ai yêu cầu triệu tập thêm ngư i làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Trư ng hợp nếu có ngư i đề nghị hoặc yêu cầu, thì HĐXX phải xem xét, giải quyết theo đề nghị, yêu cầu. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện quyền

Một phần của tài liệu Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam. (Trang 101 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w