Chọn 1 nước nào đó và nói về phong tục tập quán, cách làm marketing

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS cờ của các nước và ý nghĩa (Trang 27 - 30)

Hàn Quốc là một quốc gia không hề xa lạ với nước ta thông qua các chương trình viện trợ, thông qua các bộ phim truyền hình nổi tiếng. Bên cạnh đó, giới giải trí Hàn Quốc cũng là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý từ nước ngoài, đặc biệt với giới trẻ. Cùng là một quốc gia trong khu vực Châu Á và có nền văn hóa khá tương đồng, dưới đây là một số nét văn hóa, phong tục của Hàn Quốc. Văn hóa chào hỏi

Người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ cười và động tác gập lưng 90 đô không thể thiếu trong chào hỏi ở Hàn Quốc. Do sự thâm nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội hiện đại. Mà ngày nay người ta có thể thay động tác gập lưng bằng cái cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc thể hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội thì động tác gập lưng vẫn được đặc biệt coi trọng.

Khi gặp người Hàn Quốc bạn nên cúi đầu chào và không gọi tên của người khác khi họ chưa cho phép hoặc đề nghị với bạn về điều đó. Người Hàn hay sử dụng danh thiếp. Đặc biệt là những người làm kinh doanh, nếu họ đưa cho bạn danh thiếp và không được nhận lại danh thiếp từ bạn thì họ nghĩ rằng bạn không muốn làm quen với họ. Bạn hãy luôn cố gắng giữ thái độ vui vẻ, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt với đối phương. Nụ cười và thái độ lịch sự, thân thiện trong văn hóa chào hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng,

tình đoàn kết cộng đồng mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Hàn Quốc: hiện đại, văn minh và chuyên nghiệp.

Văn hóa ăn uống

Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kimchi. Món ăn này được làm từ nhiều loại rau muối như cải bắp, củ cải, hành xanh và dưa chuột.

Ngoài ra, canh rong biển, cơm cuộn rong biển, cơm trộn, mỳ lạnh, mỳ đen, gà hầm sâm hay món bánh gạo sốt cay, chả cá thường được bán trên các đường phố, …cũng là những món ăn rất đặc trưng của xứ Hàn. Nếu có cơ hội được đặt chân và trải nghiệm tại quốc gia này, các bạn đừng quên nếm thử ít nhất một lần những món ăn vô cũng đặc biệt và hấp dẫn này nhé!

Một số điều cấm kị

– Hàn Quốc có xu hướng tránh số 4. Vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết. Nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four).

– Theo nguyên tắc ứng xử thì khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly. Vì hành động đó chỉ được sử dụng để cúng rượu cho người chết.

– Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp. Đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là người cao niên.

– Phụ nữ Hàn Quốc không thích nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của họ mặc dù phẫu thuật thẩm mỹ là khá phổ biến tại Hàn Quốc. Vì trong nho giáo Hàn Quốc quan niệm rằng vẻ đẹp tự nhiên thì tốt hơn vẻ đẹp nhân tạo.

– Họ cũng kỵ cắm đũa trên bát cơm vì làm như vậy trông giống như là thắp nhang.

Có thể nói, Hàn Quốc là một bậc thầy trong việc “Marketing” hình ảnh quốc gia. Về kinh tế, là một trong các nước phát triển nhất khu vực Châu Á, thành công của nền kinh tế Hàn Quốc trải dài trên tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ, những cái tên vô cùng quen thuộc và đáng tin cậy đối với đa phần người dân Việt Nam như Samsung, LG, Hyundai hay Lotte. Cách quảng bá hình sản phẩm đó tới tay người dùng ở các quốc gia khác rất hiệu quả, như độ phủ qua Product Placement (đặt sản phẩm trong phim) dày đặc trong các bộ phim truyền hình hay thậm chí là cả phim bom tấn được chiếu ngoài rạp và đó chính là cách các thương hiệu Hàn cho người dùng biết và thấy được “giá trị dân tộc”. Đã không ít

lần những mặt hàng như son môi, quần áo hay thậm chí là mì tương đen được cháy hàng vì bị “săn lùng” bởi các fan.

Về giải trí, ngành giải trí là một trong những lĩnh vực mà chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng “rót tiền” vào đầu tư bởi tính chất dễ đón nhận của nó. Điện ảnh hay gameshow truyền hình là những ví dụ dễ dàng nhận thấy hiệu quả đem lại nhất trong ngành công nghiệp này và đây cũng là một “kênh truyền thông” được Hàn Quốc lựa chọn để “xuất khẩu” văn hoá quốc gia sang nước ngoài. Kể đến như những bộ phim nổi tiếng đình đám như Hậu Duệ Mặt Trời, Vườn Sao Băng,. Tất cả đều hướng đến xây dựng hình ảnh con người, văn hóa, ẩm thực và cảnh quan du lịch của Hàn Quốc. Thành công kể đến khi không ít khán giả Việt biết đến đảo Nami, JeJu hay các món ăn nổi tiếng như kim chi, canh rong biển, kimbab, bánh gạo cay…

Các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng được các thương hiệu lớn săn đón để thành KOL, Ambassador cho bất kì thương hiệu nào từ thời trang, mỹ phẩm, điện tử, du lịch hay…trà sữa. Kể đến là sự thành công của bản hit tỷ view Gangnam Style, những nhóm nhạc nổi tiếng có cộng đồng fan khắp thế giới như Big Bang, EXO, BTS, BlackPink hay những cái tên thương hiệu như G-Dragon – fashionista chính hiệu của các hãng GUCCI, CHANEL, Alexander MrQueen; Song Hye Kyo với hình ảnh gắn liền với thương hiệu cao cấp Sulwhasoo… Về du lịch, là ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP quốc gia, Hàn Quốc đầu tư và có những chiến lược phát triển bài bản cho ngành du lịch qua từng năm.

Nắm bắt insight “tò mò” phát triển từ cơn “cuồng” K-pop và phim Hàn của các fan, sau đó người hâm mộ sẽ chuyển sang tìm hiểu về diễn viên, ca sĩ, văn hóa, ẩm thực… và cuối cùng là khát khao được một lần đến xứ sở kim chi. Do vậy, không lạ gì khi Hàn Quốc sử dụng rất nhiều những hình ảnh ca sĩ, diễn viên trong những video quảng bá du lịch của mình. Kể đến như campaign “Have you ever” của EXO, “Your Story 70s” của Lee Min Ho hay đại sứ du lịch Song Joong Ki với campaign “Creative Korea”. Hình ảnh các địa điểm du lịch cũng được đầu tư xuất hiện hợp tình, hợp cảnh trong các thước phim.

Không chỉ YouTube, ngành du lịch Hàn Quốc còn phủ sóng trên các mạng xã hội khác như Twitter, Facebook hay Instagram. Tận dụng nguồn du học sinh dồi dào, nhà nước còn tuyển chọn và đầu tư trả lương cho các Blogger hay Instagram-er để quảng bá Hàn Quốc qua tài khoản mạng xã hội các nhân và ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS cờ của các nước và ý nghĩa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)