Thực trạng vận dụng các mô hình DCF trong thẩmđịnh giá doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Phương pháp dòng tiền chiết khấu trong thẩm định giá tài sản và vận dụng phương pháp này trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

nghiệp ở Việt Nam thời gian qua

Như đã nhận xét trong mục trên nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp ở nước ta bắt nguồn từ và song hành với quá trình cổ phần hoá các DNNN. Mặc dù nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp cho các mục đích khác có tiềm năng rất lớn trong tương lai, nhưng hiện vẫn còn chưa thật sự phổ biến. Bởi vậy, những mô tả thực trạng vận dụng các mô hình DCF trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua, được trình bày dưới đây, chủ yếu liên quan đến mục tiêu cổ phần hoá DNNN.

Tuy vậy, theo thiển ý, điều này hoàn toàn không cản trở chúng ta mở rộng phân tích của mình, và theo đuổi những ý tưởng cải tiến về mặt kỹ thuật cách vận dụng mô hình DCF hiện hữu, không chỉ cho mục tiêu cổ phần hoá, mà còn cho các mục tiêu thẩm định giá đa dạng khác. Như đã nêu, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần quy định các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp gồm: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác. Tuy nhiên dù giá trị doanh nghiệp được thẩm định và công bố theo phương pháp nào thì cũng không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được thẩm định theo phương pháp tài sản quy định trong Nghị định này.

Như vậy, chúng ta có thể suy diễn một cách chủ quan hai ý sau đây:

Thứ nhất, phương pháp tài sản phải là cái gốc và là “giá sàn” của doanh nghiệp, dùng để tham chiếu kết quả của các phương pháp khác. Có vẻ như các nhà hoạch định chính sách muốn nhắm đến mục tiêu không làm thất thoát vốn Nhà nước khi cổ phần hoá, vì lẽ giá doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản phản ánh giá thị trường của tài sản doanh nghiệp hiện có, nhưng chưa tính hết giá trị tiềm năng và khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp.

Thứ hai, dù lựa chọn thẩm định giá doanh nghiệp theo phương pháp nào, đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định giá vẫn phải ước tính giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, để có cơ sở tham chiếu xem giá doanh nghiệp được tính ra theo phương pháp đã chọn có thỏa mãn ràng buộc “không thấp hơn” mức giá thẩm định theo phương pháp tài sản hay không.

Theo Nghị định này thì giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên khả năng sinh lời

của doanh nghiệp trong tương lai. Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước, nợ phải trả, số dư bằng tiền quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất trả tiền một lần thì phải tính bổ sung giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo quy định.

Giá trị thực tế của doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + Nợ thực tế phải trả + Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp

Trong đó:

Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất mới được giao

Căn cứ thẩm định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu bao gồm: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 05 năm liền kề, trước thời điểm thẩm định giá doanh nghiệp; Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần; Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểm tổ chức thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp được định giá.

Một phần của tài liệu Phương pháp dòng tiền chiết khấu trong thẩm định giá tài sản và vận dụng phương pháp này trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w