NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Phương pháp dòng tiền chiết khấu trong thẩm định giá tài sản và vận dụng phương pháp này trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khó khăn, và nhạy cảm nhất của quá trình đổi mới kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường ở nước ta chính là chương trình cải cách khu vực DNNN. Mặc dù không phải lúc nào các DNNN cũng hoạt động kém hiệu quả và cần phải cải cách, các DNNN ở Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh của cơ chế thị trường và sự cắt giảm bảo hộ của chính phủ do sức ép của lộ trình hội nhập, đang đứng trước những khó khăn gay gắt và sự lựa chọn có tính sống còn liên quan đến vấn đề hiệu quả. Điều này cũng làm cho ước vọng xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước thành lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân trở thành một mục tiêu kém tính hiện thực, nếu như Chính phủ không thực hiện tốt việc đổi mới, cơ cấu lại (bao gồm cả việc chuyển đổi sở hữu) để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vô cùng to lớn đang có tại khu vực này.

Trong chương trình cải cách khu vực DNNN, cổ phần hoá các DNNN là một bộ phận cấu thành quan trọng. Để tiến hành cổ phần hoá các DNNN, việc thẩm định giá phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đóng một vai trò then chốt. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và mới mẻ nên công tác thẩm định giá doanh nghiệp vẫn là một khâu còn nhiều vướng mắc, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, và là một trong những điểm ách tắc làm cản trở tiến trình cổ phần hoá DNNN, và từ đó làm chậm tốc độ của chương trình đổi mới DNNN trong thời gian qua.

Đúc kết bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định một cách dứt khoát quyết tâm chính trị: “Tiếp tục đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN, nhằm làm cơ sở cho những chính sách và giải pháp của Nhà nước trong việc tiếp tục theo đuổi lộ trình xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính phủ cũng đã có chủ trương đẩy nhanh và cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, và cổ phần hoá DNNN trước năm 2010 theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005.

Quyết tâm nêu trên của các nhà lãnh đạo càng làm cho yêu cầu hoàn thiện công tác thẩm định giá doanh nghiệp ở nước ta trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết.

sự tham gia ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp niêm yết, cũng như các nhà đầu tư trong thời gian qua đã xác lập nhu cầu bức thiết về thẩm định giá doanh nghiệp. Thông tin về giá doanh nghiệp do thẩm định giá cung cấp ngày càng trở thành cơ sở quan trọng cho việc ra các quyết định hợp lý của nhà đầu tư, cũng như quá trình huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết.

Trong thời gian tới, khi nước ta đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế, việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp sẽ xảy ra thường xuyên hơn, và điều này cũng đòi hỏi công tác thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam phải chuyên nghiệp hơn và từng bước tiếp cận với trình độ quốc tế.

Bối cảnh nêu trên đã chỉ ra ba điểm đáng chú ý: Nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp ở nước ta bắt nguồn từ và song hành với quá trình cổ phần hoá DNNN ; Đây là một vấn đề khá phức tạp và mới mẻ; và Thẩm định giá doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với quá trình cải cách khu vực DNNN, sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, và quá trình sáp nhập - hợp nhất doanh nghiệp ở nước ta, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách tài chính phát triển, các nhà đầu tư, cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phương pháp dòng tiền chiết khấu trong thẩm định giá tài sản và vận dụng phương pháp này trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 28 - 29)