3.3.1. Đối với Chính phủ
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thuong mại nâng cao chất luợng sản phẩm và dịch vụ, Chính phủ cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Cần tiến hành cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà
nước, thu hẹp số doanh nghiệp thuộc diện 100% vốn, chỉ giữ lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như an ninh, quốc phòng.
- Gắn chặt quá trình cổ phần hóa và đa dạng sở hữu doanh nghiệp nhà nước nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời có cơ chế linh hoạt trong hoạt động quản lý và đầu tư vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như chính sách hoàn tiền thuế, tiền thuê đất... nhằm khuyến khích doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nâng cao chất lượng sử dụng vốn doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính, hạn chế những thủ tuc rườm rà, gây mất thời gian và lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tạo môi trường kinh tế ổn định, tạo điều kiện tốt cho hoạt động cho vay trung và dài hạn phát triển, vì khi đó doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn lớn để sản xuất kinh doanh, có khả năng trả nợ tốt hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có sự hỗ trợ triệt để và có giải pháp hiệu quả để các ngân hàng có thể thực hiện tái cơ cấu.
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp, chính sách như sau:
- Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản pháp lý, các quy định, tạo sự thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, bổ sung quy chế để kịp thời giải quyết, tránh tình trạng vay nhiều ngân hàng với cùng một dự án.
- Giám sát để loại bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, để tồn tại các ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu không có chính sách hợp lý họ dễ bị thua lỗ hoặc phá sản. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng thường có những chính sách hoạt động riêng để cạnh tranh
với các ngân hàng, nhiều ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, điều này gây hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế. Do vậy, nhất thiết phải có sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nuớc nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thông qua các quy định cụ thể, quản lý chặt chẽ với cạnh tranh không lành mạnh.
- Hoàn thiện chính sách lãi suất để ngân hàng thuơng mại tự chủ hơn. Hiện nay chính sách lãi suất vẫn còn một số tồn tại nhu khung lãi suất huy động và cho vay trong hệ thống ngân hàng áp dụng khá cứng nhắc, không có sự linh hoạt gây ảnh huởng đến chiến luợc kinh doanh của ngân hàng, Do vậy, hoàn thiện chính sách lãi suất rất quan trọng.
- NHNN cần tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát với những ngân hàng yếu kém để có biện pháp nhằm xử lý kịp thời. NHNN cần nhanh chóng ban hành các quy chế cụ thể để chuẩn hóa các văn bản, quy trình, thủ tục thanh tra, kiểm tra ngành ngân hàng để nâng cao chất luợng nghiệp vụ thanh tra ngân hàng.
- Tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thuơng mại. Vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng, là điều kiện tiên quyết để ngân hàng đi vào hoạt động, đồng thời là tấm đệm chống đỡ rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay vốn chủ sở hữu của các ngân hàng còn nhỏ, thực lực tài chính mỏng, do đó chua thể cạnh tranh đuợc với các ngân hàng nuớc ngoài. Trong thời gian tới, ngân hàng nhà nuớc cần có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thuơng mại, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khối ngân hàng.
3.3.3. Đối với ngân hàng TMCP Quân đội
- Thay đổi cơ chế, chính sách theo huớng thuận lợi cho các chi nhánh
- Với doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau thì cần có những chính sách tín dụng cụ thể, thống nhất quản lý đối với các tổng công ty, tập đoàn lớn có chi nhánh hoạt động trên nhiều địa bàn của nhiều tỉnh khác nhau.
- Đầu tu áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện luu trữ và quản lý doanh nghiệp, hạn chế rủi ro tín dụng.
- Phát triển hệ thống thông tin rộng khắp chi nhánh để có thể nắm bắt nhanh các thông tin liên quan đến khách hàng, cùng những sự thay đổi bất thuờng của nền
kinh tế, chính sách nhà nước.. .có những biện pháp hiệu quả để khắc phục khó khăn. - Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt trên cơ sở lãi suất điều hành bình quân của sở giao dịch tại từng thời điểm nhằm mở rộng phạm vi khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ cho các cán bộ tín dụng. Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác thẩm định tín dụng, thực hiện nghiêm túc các chính sách, cơ chế tín dụng đã ban hành để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng chất lượng cho vay trung dài hạn của ngân hàng quân đội Chi nhánh Lê Trọng Tấn, đánh giá kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó, đồng thời căn cứ vào định hướng hoạt động và định hướng phát triển hoạt động cho vay cuẩ ngân hàng, tôi xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại ngân hàng quân đội chi nhánh Lê Trong Tấn.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh những cơ hội còn có rất nhiều khó khăn và thách thức. Ngân hàng TMCP Quân đội cùng toàn hệ thống ngân hàng đã và đang nỗ lực phấn đấu, khẳng định vai trò của mình trong quá trình kinh doanh. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng là một trong những hoạt động mang lạ lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, ngân hàng phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn là công việc chung của tất cả các ngân hàng thương mại hiện nay.
Trong điều kiện nền kinh tế đang cạnh tranh gay gắt, có nhiều biến động mạnh như hiện nay, hi vọng những kiến nghị trên sẽ giúp cải thiện được chất lượng của hoạt động cho vay trong thời gian tới.
Là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, bên cạnh đó thời gian nghiên cứu còn hạn chế do đó bài viết không khỏi tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Thủy
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại- NXB Thống kê, năm 2013
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12- Luật Các Tổ Chức Tín Dụng.
4. Ngân hàng TMCP Quân đội - Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Lê Trọng Tấn năm 2013, 2014, 2015
5. Ngân hàng TMCP Quân đội - Báo cáo thường niên năm 2013, 2014, 2015
6. Ngân hàng TMCP Quân đội - Quy định về nghiệp vụ tín dụng
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT_NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
9. Các website
- http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn; - http://vi.wikipedia.org;
- http://www.bidv.com.vn; - http://www.sbs.org.vn;