Kinh nghiệm của NVCTXH trong quá trình can thiệp cá nhân

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật bị bạo lực gia đình Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Tân Xuân Yên Dũng Bắc Giang (Trang 32 - 37)

6. Lượng giá và kết thúc

6.2 Kinh nghiệm của NVCTXH trong quá trình can thiệp cá nhân

Sau quá trình can thiệp đối với thân chủ là NKT bị BLGĐ nhân viên CTXH đã rút ra được một số kinh nghiệm quý giá như sau: Nhân viên CTXH ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân nên có sự linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thân chủ, quan trọng là phải phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của thân chủ. Luôn luôn tơn trọng ngun tắc tự quyết trong q trình làm việc.

Việc ứng dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tiễn luôn là một vấn đề hết sức khó khăn, địi hỏi nhân viên CTXH cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo cụ thể, tỷ mỉ. Trong tiến trình CTXH cá nhân với người khuyết tật bị bạo lực gia đình có một số bước trong tiến trình có thể lồng ghép với nhau để đạt hiệu quả về thời gian và công việc. Điều quan trọng là nhân viên CTXH phải nắm thật rõ được vấn đề của thân chủ, nhu cầu nguyện vọng thân chủ. Tức là NVCTXH cần phải trả lời được cái cần trợ giúp, vấn đề cần

phải thay đổi ở thân chủ là gì và thân chủ mong muốn thay đổi theo chiều hướng như thế nào?. Không được vi phạm nguyên tắc tôn trọng quyền tự

quyết của thân chủ, đây là bài học quý báu mà bản thân người nghiên cứu với tư cách là một nhân viên CTXH rút ra được trong quá trình làm việc với người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề Tân Xuân.

Nhân viên CTXH luôn chú trọng cách làm việc, tổ chức, quản lý thời gian cũng như lựa chọn các kỹ năng dễ thực hiện, đảm bảo trị liêu phù hợp với thân chủ và thực hiện một cách chuyên nghiệp và có kế hoạch rõ ràng.

Mặt khác, hầu như các em ở Trung tâm khuyết tật đa số làdễ tiếp cận vì các em dường như rất thích có người đến hỏi thăm và gần gũi với các em, các em muốn có được sự gần gũi của những người ngoài Trung tâm. Nhưng trong số đó cũng có một số em thiếu mạnh dạn, mặc cảm, tự ti, ít nói và ít tâm sự thì lúc này, chúng ta khơng nên hỏi liền về hồn cảnh của em đó mà khéo léo tiếp cận để trò chuyện với em như một người bạn. Làm tốt được điều này thân chủ sẽ dần thấy tin tưởng và tự em sẽ tâm sự với chúng ta và chúng ta nên thể hiện sự gần gũi, ln ln thành thật với thân chủ, xố bỏ mặc cảm thương hại, né tránh, khinh ghét... để tìm hiểu cảnh ngộ, tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ, phát huy tiềm năng sẵn có giúp thân chủ hồ nhập cộng đồng tốt hơn.

Khi tổ chức các công tác trị liệu cũng như sử dụng kỹ năng, nhân viên CTXH cần đóng vai trò là người trung gian, chỉ dẫn và hỗ trợ thân chủ tự đưa ra giải pháp cho mình. Có như vậy thân chủ mới hồn thành cơng việc

có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Ví dụ: Trong tham vấn thân chủ đưa ra vấn

đề giảng hòa với mẹ, nhân viên CTXH chỉ hướng thân chủ đưa tự đưa ra cách giải quyết chứ khơng nên nói thân chủ nên theo cách này hay cách khác.

Trong quá trình can thiệp thì cần đưa ra mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn để không bị bối rối, quan sát thái độ của thân chủ, nếu thân chủ khơng hài lịng với cách làm việc của mình thì cần điều chỉnh, bổ sung và thay đổi ngay.

Như vậy, qua thời gian can thiệp trực tiếp với quá trình trợ giúp cho thân chủ, nhân viên CTXH trên thực tế đã đạt được nhiều thành công nhất định:

- Dựa trên những học hỏi nghiên cứu tiến trình CTXH cá nhân, nhân viên CTXH khơng những hướng thân chủ có thể tự giải quyết vấn đề của mình mà thân chủ có thể tự đưa ra suy ngẫm và giải đáp vấn đề đó của mình trong q trình giải quyết vấn đề.

- Giải quyết được vấn đề thân chủ bị bạo lực gia đình, đưa lại cho thân chủ niềm tin yêu vào cuộc sống, giải tỏa mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình, Th có tinh thần thoải mái hơn.

KẾT LUẬN

Trẻ em nói chung và trẻ em bị khuyết tật vận động nói riêng đều là những đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt của gia đình, xã hội khơng chỉ về mặt vật chất mà điều quan trọng nhất là cần phải quan tâm tới mặt tinh thần cho các em.

Với chính sách ngày một tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta, các trẻ em bị khuyết tật vận động đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, hiện nay có nhiều Trung tâm ni dưỡng, chăm sóc, dạy học văn hóa, học nghề, các chính sách hỗ trợ cho cuộc sống và tâm lý cho các em, các em đã có nhiều cơ hội để hòa nhập.

Nghiên cứu này là cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu vào việc giúp đỡ trẻ khuyết tật cũng như để mọi người hiểu thêm về vai trò, tầm quan trọng của nhân viên CTXH và tính cấp thiết của việc áp dụng thực hành CTXH cá nhân vào việc hỗ trợ cho đối tượng là người khuyết tật vận động bị bạo lực gia đình.

Vì vậy, q trình cơng tác xã hơi cá nhân với thân chủ là người khuyết tật bị bạo lực gia đình đã mang lại kết quả và thành cơng nhất định:

- Sự huy động nguồn lực hỗ trợ Người khuyết tật bị BLGĐ về cơ bản đã giảm thiểu những tổn thươngvề mặt tâm lý, tình cảm và thân chủ đáp ứng phần nào các nhu cầu tình cảm, nhu cầu vật chất, nhu cầu được tôn trọng, an toàn và được hoàn thiện.

- Người khuyết tật bị BLGĐ đã được sự hỗ trợ của gia đình, nhân viên CTXH, trường học, bạn bè, cộng đồng địa phương để vượt qua những tổn thương tâm lý, lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

- Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, Trung tâm dạy nghề và cộng đồng từ đó NKT khơng cịn phải chịu những nỗi đau bị bạo lực gia đình, lấy lại sự tự tin vượt lên những khó khăn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật bị bạo lực gia đình Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Tân Xuân Yên Dũng Bắc Giang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w