Phần quan trọng cần rà soát và giám sát là mạng lưới dịch vụ. Nhân viên CTXH cần đánh giá được những nội dung
1. Dịch vụ nào có sẵn cho người khuyết tật và gia đình? 2. Mức độ tiếp cận các dịch vụ này đến đâu?
3. Những dịch vụ nào có sẵn nhưng thân chủ hoặc gia đình khơng sử dụng? 4. Nhu cầu nào chưa được dịch vụ có sẵn đáp ứng?
5. Ai là người cung cấp dịch vụ tiềm năng của các dịch vụ cần thiết nhưng chưa được đáp ứng?
Dưới đây là một số nhiệm vụ mà nhân viên quản lý trường hợp cần làm ở bước giám sát và rà sốt của quản lý trường hợp:
• Kiểm tra xem dịch vụ có được sử dụng. • Xác định những vấn đề có thể tiên lượng.
• Tìm kiếm giải pháp để khắc phục những vấn đề này.
• Đảm bảo tất cả các nhiệm vụ được thực hiện trong khung thời gian. • Xác định tính phù hợp của kế hoạch và nhiệm vụ được triển khai. • Thay đổi khi cần thiết và thích ứng với kế hoạch và nhiệm vụ.
• Tham gia cùng với người khuyết tật và gia đình.
• Gặp mặt người khuyết tật và gia đình và thảo ḷn về mục đích của việc rà sốt
• Tở chức Hội chẩn trường hợp với sự tham dự của người khuyết tật, gia đình và các bên liên quan nếu cần.
• Xem lại các đánh giá trước đây
• Chú ý đến mục tiêu và những điều đạt được
• Nắm bắt những thay đổi về hoàn cảnh của thân chủ
• Điều gì đã thực hiện và điều gì chưa?
• Cần tiếp tục can thiệp như thế nào?
• Cần phải có thêm những biện pháp can thiệp gì?
• Xem xét sự sẵn sàng cho giai đoạn kết thúc.
• Khả năng ra quyết định của người khuyết tật và gia đình, hay người giám hộ.
• Cập nhật giấy tờ.