5. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Giai đoạn đầu năm 2016 nay: Chính sách tỷgiá mới: Tỷgiá trung
tâm
2.1.2.1. Nội dung chính sách
Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác có hiệu lực từ ngày 04/01/2016.
Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của đồng Việt Nam với Đô la Mỹ.
Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với
hàng Nhà nước vào các ngày thứ năm hàng tuần hoặc ngày làm việc liền trước ngày thứ
năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. (theo Điều 1,3,4 QĐ 2730/QĐ-NHNN)
Theo thông cáo của NHNN (ngày 31/12/2015), cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ và việc công bố tỷ giá trung tâm là bước đi tiếp
theo trong các biện pháp đồng bộ được NHNN thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu xuyên
suốt là nâng cao vị thế của Đồng Việt Nam, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. NHNN cũng khẳng định sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên
độ cho phép.
Việc tính toán tỷ giá trung tâm của NHNN dựa trên 3 yếu tố:
(i) Tỷ giá bình quân gia quyền (không phải bình quân như trước đây) trên thị trường
liên ngân hàng, được tính theo trọng số của các ngân hàng trên thị trường, lấy theo
giá đóng cửa giao dịch của phiên trước đó, dựa trên cả biến động về giá cả và khối
lượng trong cả phiên. Sở dĩ chọn bình quân gia quyền là bởi nếu lấy vào cuối giờ,
có thể xảy ra tình trạng các ngân hàng thương mại lớn làm giá.
(ii) Tỷ giá tham chiếu dựa trên biến động của các đồng tiền quốc tế. Tỷ giá các đồng tiền quốc tế này được lấy theo giao dịch gần nhất lúc 7 giờ sáng ngày áp dụng tỷ giá, dựa trên 5 phiên giao dịch gần nhất, bởi với nhiều đồng tiền, giờ đóng cửa ở nước này có thể lại là thời điểm bắt đầu giao dịch ở thị trường khác. 8 đồng tiền tham chiếu hiện đang được sử dụng gồm USD, THB (Thái Lan), Euro, CNY (Trung Quốc), SGD (Singapore), JPY (Nhật Bản), KRW (Hàn Quốc), TWD (Đài
Loan).
(iii) Diễn biến của nền kinh tế vĩ mô.
Theo ông Bùi Quốc Dũng (Vụ trưởng Vụ CSTT), với cách tính mới của Việt Nam, tỷ giá trung tâm sẽ vừa thể hiện biến động trong nước, vừa phản ánh thị trường quốc tế. Sẽ có những thời điểm, giá quốc tế giảm thì tỷ giá trung tâm vẫn có thể giảm theo mặc dù giá ở thị trường trong nước tăng cao.
Một điểm khác biệt nữa trong chính sách của NHNN là việc cho phép mua bán kỳ hạn ngoại tệ. Thay vì tuyên bố tỷ giá sẽ tăng bao nhiêu trong một khoảng thời gian thì NHNN sẽ thay bằng phương pháp điều chỉnh mềm, hay có thể gọi là dùng các biện pháp
kỹ thuật thay vì hành chính. Trước đây, NHNN giao dịch ngoại tệ với NHTM bằng các hợp đồng giao ngay (spot), thì giờ đây dùng công cụ phái sinh. Ngày 31/12/2015, NHNN
bán ngoại tệ kỳ hạn cho phép hủy ngang với các TCTD. Kỳ hạn giao dịch là 90 ngày với tỷ giá kỳ hạn cao hơn 1% so với tỷ giá bán giao ngay của NHNN. Theo cách này, NHNN không phải bán một lượng lớn ngoại tệ theo hình thức giao ngay mà vẫn giúp ổn định tâm lý cho thị trường, nhờ đó TCTD sẵn sàng bán ngoại tệ cho khách hàng khi thị trường khan hiếm nguồn cung.
Một số NHTW trên thế giới cũng thực hiện can thiệp ngoại hối bằng hợp đồng kỳ hạn bằng cách bán ngoại tệ kỳ hạn nhằm đối ứng cho hợp đồng bán kỳ hạn giữa NHTM
với khách hàng, do đó nghiệp vụ bán kỳ hạn của NHTW cũng tương tự như của NHTM.
Theo NHNN, cách thức can thiệp này có thể khiến NHTW ở thế bị động, không có nhiều
tác dụng trấn an tâm lý thị trường. Chính vì vậy, để khắc phục nhược điểm trên, cơ chế bán ngoại tệ kỳ hạn của NHNN không phải để đối ứng hợp đồng kỳ hạn của NHTM mà do NHNN chủ động thực hiện như một công cụ hỗ trợ và dẫn dắt thị trường, không chỉ định hướng mức biến động tỷ giá tối đa trong từng thời kỳ mà còn cho phép TCTD tự cân đối một cách hiệu quả cung - cầu ngoại tệ vốn mang tính mùa vụ để phục vụ nhu
cầu của
khách hàng.
Cụ thể, NHNN cho phép NHTM hủy ngang giữa chừng các hợp đồng phái sinh với mức phí tượng trưng để các TCTD linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh dòng vốn ngoại tệ. Như vậy, trong những lúc thị trường vào thời kỳ cao điểm, căng thẳng về nguồn cung
2.1.2.2. Nguyên nhân áp dụng chính sách tỷ giá mới
Theo NHNN, chính sách tỷ giá mới đã được nghiên cứu từ lâu nhưng đến thời điểm này mới được áp dụng thực tế. Có thể kể đến hai nguyên nhân cho quyết định áp dụng này.
Ve mặt chủ quan, những năm trước đây, NHNN chủ động tạo điều kiện cho các chủ thể làm quen dần với quy luật thị trường, tạo niềm tin vào chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế đồng thời tích tụ và tập trung nguồn lực, cụ thể bằng việc gia tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đây là những điều kiện cần và đủ để tiến tới áp dụng cơ chế điều hành
tỷ giá trung tâm. Mặt khác, chủ trương của Nhà nước nói chung và của NHNN nói riêng
trong những năm tới đây là muốn xây dựng một cơ chế thị trường và linh hoạt hơn nhằm
ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. NHNN cho rằng việc thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm chắc chắn sẽ giảm găm giữ và đầu cơ ngoại tệ; ngăn chặn lợi ích nhóm, vì trước đây, việc công bố tỷ giá theo hướng “bí mật” và mệnh lệnh hành chính tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ găm giữ bằng cách dự đoán hoặc khai thác những bí mật Nhà nước... Khi thực hiện cơ chế mới, tỷ giá được công bố hàng ngày, công khai trên cơ sở tham chiếu thị trường tiền tệ quốc tế và cung-cầu trong nước, không còn khoảng trống cho đầu cơ găm giữ ngoại tệ. Việc thực hiện cơ chế mới sẽ thể hiện sự tôn trọng hơn các
quy luật của thị trường, xóa bỏ dần những mệnh lệnh hành chính cứng nhắc và loại bỏ việc thao túng trục lợi lợi ích nhóm.
về mặt khách quan, thực tế áp dụng chính sách tỷ giá giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy, hướng điều hành tỷ giá theo các biên độ cam kết nhất định đã không còn phù hợp. Một mặt, các yếu tố thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho cơ chế này như: USD giảm giá, NDT lên giá, chênh lệch lãi suất VND và USD lớn, sức mua của dân chúng và tổng cầu chưa hồi phục, lạm phát trên đà suy giảm. đến nay đều đã thay đổi cơ bản. Mặt khác, cơ chế cũ này hạn chế khả năng hấp thụ các cú sốc từ thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều sự kiện khó dự báo được chính xác thời điểm xảy ra và mức độ ảnh hưởng. Chẳng hạn, trong năm 2016 tới đây, khả năng Fed tăng lãi
suất là khá chắc chắn, tuy nhiên mức tăng bao nhiêu, tốc độ tăng như thế nào, điểm cuối
của chu kỳ tăng lãi suất hay thời gian kéo dài bao lâu. vẫn còn nằm trong vòng dự đoán. Hay việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào giỏ tiền tệ của IMF và khả năng
giữ ngoại tệ, đô la hoá và dần xoá bỏ hoạt động của thị trường phi chính thức hay thị trường chợ đen.
2.1.2.3. Thực tế áp dụng và những kết quả đạt được của chính sách tỷ giá mới
Từ khi cơ chế điều hành tỷ giá mới được ban hành, rất nhiều các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước12 đã đưa ra những dự báo hoặc thay đổi dự báo trước đó về mức biến động của tỷ giá VND/USD trong năm 2016. Mức biến động khả quan nhất là khoảng từ 1 - 2% và trong trường hợp có nhiều biến động không thuận lợi và khó dự báo, VND có thể mất giá đến 8% so với USD. Hầu hết các dự báo đều dựa trên cơ sở nhìn nhận khả quan về những biến động của thị trường trong nước. Không có yếu tố nào
có thể gây áp lực lớn cho tỷ giá trong năm 2016 và các yếu tố nội lực như FDI, kiều hối,
dự trữ ngoại hối sẽ có khả năng đáp ứng được những biến động của nền kinh tế. Đồng thời, tất cả các dự báo đều lo ngại về những biến động trên thị trường thế giới, trên cơ sở dự đoán mức tăng lãi suất 1% của Fed vào khoảng cuối năm 2016 và việc phá giá của đồng Nhân dân tệ. Như vậy có thể thấy, đa số các dự báo đều đề cao khả năng điều
Nguôn: Báo cáo quý 1/2016 (VCBS)
Hình 15: Tỷ giá trung tâm VND/USD từ ngày 01/12/2015 đến ngày 11/05/2016
Từ ngày: 01/12/2015 ¾
Đến ngày: 11/05/2016 ¾
Xem I
Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô Ia Mỹ
Nguôn: Ngân hàng Nhà nước Thực tế sau 5 tháng áp dụng tỷ giá trung tâm, thị trường đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Tỷ giá trung tâm có xu hướng giảm xuống do tỷ giá đã tăng đến mức cân bằng sau một thời gian được định giá thực cao giai đoạn 2011 - 2015 và hiện đang phản ánh đúng
diễn biến của tỷ giá thực.
Tháng 01/2016, thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động mạnh theo chiều hướng bất lợi. Cụ thể, từ ngày 04 - 07/01/2016, đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá lên tới xấp xỉ 1,1%. Đồng thời, chỉ trong vòng 1 tuần đầu năm mới, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã hai ngày (04/01 và 07/01) phải ngừng giao dịch do lao dốc trên 7%, kéo theo sự sụt giảm trên một loạt các thị trường chứng khoán lớn, giá dầu phiên ngày 07/01
chạm mức đáy (32,16 USD/thùng) trong hơn một thập kỷ qua. Đồng tiền nhiều nước châu Á giảm giá mạnh: đồng Won Hàn Quốc giảm giá 2,8%; Đô la Singapore giảm 1,6%; Đô la Đài Loan giảm 0,97%.
Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam, sau một quý áp dụng cách thức điều hành tỷ giá mới,
tỷ giá giao dịch trên thị trường giảm nhanh xuống mặt bằng mới thấp xa so với mặt bằng
tỷ giá cuối năm 2015. Tính đến 07/04/2016, tỷ giá trung tâm đã giảm 200 VND/USD so với ngày công bố đầu tiên. Cùng kỳ năm ngoái, khi chưa áp dụng cơ chế tỷ giá trung
thời điểm, khi thị trường có những diễn biến bất thường, NHNN cũng có những biện pháp điều hành kịp thời phù hợp. Chẳng hạn, cuối tháng 01, đầu tháng 02/2016, tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do giảm mạnh, biểu niêm yết của các NHTM ghi nhận
mức giảm hơn 300 VND so với cao điểm cuối năm 2015. Ngay lập tức, ngày 02/02/2016, Sở Giao dịch trở lại niêm yết giá mua vào - bán ra ở mức 22.300 - 22.511 VND/USD. Có thể thấy đây chính là chốt chặn đà giảm của tý giá, tỷ giá thị trường chính thức sẽ xoay quanh mức 22.300 VND/USD và khó có thể giảm sâu thêm nữa. Tại
các NHTM, tỷ giá dao động ở mức 22.260 - 22.330 VND/USD. NHNN đã mua vào ngoại tệ để bù đắp dự trữ ngoại hối sau khi phải bán ra để can thiệp trên thị trường vào nửa cuối năm 2015. Theo IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm 6,7 tỷ USD trong
quý 3/2015, còn 30,3 tỷ USD vào cuối tháng 09/2015. Từ đầu tháng 02/2016 đến 21/03/2016, ước tính NHNN đã mua được khoảng 3 tỷ USD để tăng nguồn ngoại tệ dự trữ.
Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là có một số thời điểm tỷ giá trung tâm biến động theo hướng ngược chiều với thực tế diễn biến trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên biểu niêm yết của các NHTM. Chẳng hạn, cuối tháng 02/2016, tỷ giá trung tâm tăng
một bước khá mạnh từ 21.899 VND/USD ngày 28/02 lên 21.914 VND/USD ngày 29/02
(tăng 15 VND) nhưng tỷ giá thị trường cuối tuần trước đó lại giảm khá mạnh (khoảng 50 VND).
Đến nay, khi đã đi được hơn 1/3 quãng đường của năm 2016, diễn biến thị trường trong và ngoài nước vẫn tương đối ổn định. Đồng USD có thể sẽ tiếp tục mạnh lên nhưng
mức độ tăng nhiều khả năng sẽ không bứt phá như cùng kỳ 2015 trong bối cảnh lộ trình
tăng lãi suất của FED được dự báo sẽ theo hướng rất thận trọng và chậm rãi, có thể chỉ tăng 1 lần trong năm 2016.
Từ phía trong nước, hàng loạt những biện pháp và quy định mới trong việc điều hành
tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN đã phát huy tác dụng trong việc bình ổn thị trường như hạ lãi suất USD, áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm hàng ngày, ...
2.1.2.4. Những tồn tại của chính sách mới
Mặc dù từ khi chính sách tỷ giá mới được ban hành, thị trường ngoại hối đang diễn biến theo hướng tích cực song vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN.
Thứ nhất, cho đến nay, NHNN vẫn chưa công bố một cách chi tiết cấu phần tỷ trọng cụ thể của mỗi đồng tiền trong rổ tham chiếu để tính trung tâm.
Về kỳ vọng rằng cơ chế tỷ giá mới sẽ phản ánh thị trường sát thực hơn và minh bạch hơn, điều này chỉ đúng khi việc tính toán và công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng cuối ngày giao dịch hôm trước là trung thực, khách quan, dựa nhiều hơn vào các yếu tố căn bản, trong đó có tỷ giá thực trên thị trường liên ngân hàng. Bằng không, việc “hôm nay NHNN có thể công bố tỷ giá này và ngày mai công bố tỷ giá khác” có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn là gây ra mối hồ nghi và quan ngại về tính thị trường của tỷ giá trong dư luận.
Thứ hai, nhiều ý kiến cho rằng tỷ giá từ đầu năm giảm mạnh là do nguồn kiều hối đổ
về mà không phải là do tác động tích cực của cơ chế điều hành tỷ giá mới. Theo báo cáo của World Bank13, năm 2015, Việt Nam đón nhận lượng kiều hối ước lượng ở mức 12,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trên thế giới. Lý giải về vấn đề này, vụ trưởng Vụ CSTT Bùi Quốc Dũng cho rằng, cách thức điều hành tỷ giá mới giúp hấp thu dần các cú sốc bên ngoài và giảm thiểu tác động đối với thị trường ngoại tệ trong nước cũng như giải tỏa tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Chính vì vậy, các nguồn ngoại tệ vào Việt Nam, thay vì bị các tổ chức, cá nhân giữ lại với kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng mạnh, đã được bán cho các TCTD, tạo nguồn cung cho thị trường. Một lượng lớn ngoại tệ đã bị găm giữ từ cuối năm ngoái cũng dần được giải phóng sau khi NHNN áp dụng cách thức điều hành tỷ giá
mới, giúp cho nguồn cung ngoại tệ đã có sự cải thiện nhất định. Nhờ đó, mặc dù nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp trong tháng đầu năm vẫn ở mức cao, biểu hiện là trong
3 tuần đầu tháng 1, hệ thống TCTD vẫn bán ròng ngoại tệ cho nền kinh tế nhưng việc bán ròng ngoại tệ không gây áp lực tăng tỷ giá như các giai đoạn trước mà tỷ giá vẫn giảm nhanh do tâm lý thị trường đã chuyển từ kỳ vọng tỷ giá tăng sang kỳ vọng tỷ giá