Khắc phục mô hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam giai đoạn 2012 2019 022 (Trang 55)

Do các mô hình đều mắc phải các vi phạm nên các hệ số hồi quy của mô hình không còn được chính xác và có ý nghĩa. Để khắc phục những khuyết tật của mô hình, tác giả sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) của Atiken (1936) để cấu trúc lại cho các mô hình FEM. Do đó, các kết quả của các nhân tố sẽ trở nên tối ưu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Ket quả của mô hình

GDP 0.253** (2.88) 0.195** (2.62) -0.00854 (-0.09) 0.110 (1.76) INF 0.0504 (1.91) 0.0288 (1.42) 0.0150 (0.77) 0.0233 (1.47) Constant 0.0258 (0.93) 0.00479 (0.20) -0.0632* (-2.04) 0.0342 (1.80)

ROE Pooled OLS REM FEM FGLS NPL -0.538* (-2.28) 0.0274 (0.13) 0.104 (0.47) -0.343 (-1.83) Logasset 0.00783 (0.65) 0.0315 (1.63) 0.123*** (3.39) 0.0192 (1.30) CR4 -0.294 (-0.59) -0.328 (-0.88) -0.200 (-0.55) -0.321 (-1.01) LDR 0.0581 (1.80) 0.110*** (3.37) 0.0929* (2.60) 0.101*** (3.45) ^CIR -0.296*** (-8.58) -0.275*** (-7.68) -0.270*** (-7.09) -0.203*** (-7.31) LTA 0.0105 (0.13) 0.0232 (0.25) 0.0955 (0.90) 0.0131 (0.20) TIQ 0.120 (1.61) 0.166 (1.94) 0.189 (1.94) 0.170** (2.78) EAR -0.0500 (-0.35) -0.147 (-1.14) 0.00359 (0.03) 0.0776 (0.64) GDP 4.056*** (3.96) 3.423*** (3.91) 1.174 (2.72) 2.238** (2.96) INF 0.967** (3.15) 0.758** (3.21) 0.632** (2.72) 0.487** (2.58) Constant -0.0216 (-0.07) -0.233 (-0.82) -0.964** (-2.62) -0.0875 (-0.38)

Bảng 4.1: Kết quả ước tính các nhân tố ảnh hưởng tới ROA

Bảng 4.2: Ket quả ước tính các nhân tố ảnh hưởng tới ROE

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo dữ liệu trên Stata 13)

Chú thích cho các mô hình: *: Tương ứng mức ý nghĩa 5% **: Tương ứng với mức ý nghĩa 1% ***: Tương ứng với mức ý nghĩa 0.1%

4.2 Phân tích các kết quả nghiên cứu

4.2.1 Nợ xấu

Ket quả từ nghiên cứu cho thấy nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực tới ROA với độ tin cậy là 95% và phù hợp với giả thuyết H1. Tuy nhiên, nợ xấu lại có tác động tiêu cực nhưng không đáng kể tới các chỉ tiêu ROE. Có thể giải thích cho điều này rằng, khi các khách hàng không thể trả đủ nợ hay chất lượng của khoản tín dụng là kém sẽ ảnh hưởng tới kết quả trên bảng cân đối kế toán ở phần tài sản của ngân hàng và báo cáo kết quả kinh doanh khi phải gia tăng các khoản dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả này phù hợp và cùng quan điểm với những nghiên cứu của Kingu và cộng sự (2018) hay của Đỗ Hoài Linh và cộng sự (2020). Ngoài ra việc xử lý tốt và kiểm soát tốt nợ xấu trong những năm trở lại đây cũng giúp cho những tác động của nợ xấu không còn ảnh hưởng quá nhiều tới lợi nhuận của ngân hàng.

4.2.2 Tỉ lệ tổng dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR)

Các kết quả cho thấy với tỉ lệ LDR có tác động tích cực và đáng kể với các biến phụ thuộc là ROA và ROE với độ tin cậy lên tới 99.9%. Điều đó cho thấy, các ngân hàng tại Việt Nam đã tận dụng tối đa có thể lượng vốn tiền gửi vào việc cấp tín dụng. Cụ thể, nếu tăng tỉ lệ LDR lên 1% thì ROA sẽ tăng lên là 0.009%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết mà tác giả đưa ra và cùng quan điểm với bài nghiên cứu của Đỗ Hoài Linh và cộng sự (2020).

4.2.3 Tỉ lệ chi phí hoạt động (CIR)

Đối với tỉ lệ CIR, các kết quả của mô hình hồi quy cho thấy CIR có mối tương quan ngược chiều so với khả năng sinh lời của ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các NHTM ở Việt Nam, khi tỉ lệ CIR tăng lên có nghĩa là chi phí hoạt động tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của các ngân hàng. Khi tăng tỉ lệ CIR lên 1% thì mức giảm khả năng sinh lời tương ứng với ROA và ROE lần lượt là 1.94% và 2.03%. Điều này cho thấy các ngân hàng vẫn còn tốn nhiều chi phí không thật sự cần thiết trong việc sử dụng những nguồn lực của mình là chi phí dành cho công nhân viên và sử dụng các tài sản dẫn đến thất thoát lợi nhuận của ngân hàng. Những kết quả này cũng tương đương với những nghiên cứu: Nguyễn Văn Thép và Liu ( 2020) hay Sahyouni và Wang (2018).

4.2.4 Tỉ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LTA)

Bài nghiên cứu cho thấy không có một mối tương quan giữa tỉ lệ LTA và các chỉ số sinh lời của ngân hàng. Ket quả này minh chứng một điều rằng, các ngân hàng gia tăng khả năng cho vay của mình không đồng nghĩa với việc sẽ tăng được khả năng tạo ra lợi nhuận do những chi phí họ phải quản lý cho các khoản nợ, do những rủi ro như không trả được nợ từ phía khách hàng hay rủi ro từ những yếu tố bên ngoài. Với số liệu được tổng hợp từ chương 2, có thể thấy nhóm 4 NHTM có vốn Nhà nước có tỉ lệ trung bình LTA luôn cao hơn, tuy vậy các chỉ số sinh lời của họ vẫn thấp hơn so với một số NHTM cổ phần khác. Kết luận về sự không có tác động của LTA tới khả năng sinh lời cũng giống với kết luận của Kithinji (2010) và Phan Thị Xuân (2017).

4.2.5 Tính thanh khoản của ngân hàng (LIQ)

Kết quả chạy mô hình chỉ ra tính thanh khoản của ngân hàng đều có tác động tích cực tới cả hai biến phụ thuộc và giống với những kết quả của Bwacha và Xi(2018), Charmler và cộng sự (2018). Điều đó cho thấy các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt nhằm mục đích đẩy mạnh các hoạt động ngoại bảng hay nắm giữ chứng khoán để thu về thêm các khoản sinh lời khác. Các thông số của các NHTM cổ phần cho thấy, tỉ lệ nắm giữ tài sản tính thanh khoản cao so với tổng tài sản là cao hơn so với các NHTM Nhà nước chủ yếu tài sản là các khoản cấp tín dụng, vậy nên mức sinh lời của nhóm NHTM cổ phần trong các năm 2015-2019 tăng lên rõ rệt và bùng nổ.

4.2.6 Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EAR)

Trong kết quả của mô hình, tỉ lệ EAR có tác động tích cực đối với ROA với mức ý nghĩa là 1%, trong khi lại không có sức ảnh hưởng tới ROE. Điều này tương ứng với việc chúng ta chỉ chấp nhận một phần giả thuyết H6. Khi các NHTM nắm giữ lượng vốn chủ sở hữu nhiều sẽ giúp cho họ có thể tăng khả năng sinh lời tại biến ROA(tăng 1% tỉ lệ EAR thì ROA tăng lên 0.01%). Tác động tích cực tới ROA này cho thấy NHTM cần lượng nguồn vốn nội bộ để duy trì tính thanh khoản và duy trì trong mô hình kinh doanh. Những kết luận về tỉ lệ này cũng tương xứng với kết quả của Budi và cộng sự (2018).

4.2.7 Quy mô ngân hàng

Với biến quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit cơ số tự nhiên, bài nghiên cứu cho biết là không có sự tác động nào với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Quan điểm của nghiên cứu cho thấy rằng không phải ngân hàng có nhiều tài sản hay mở rộng quy mô thì sẽ có khả năng sinh lời cao. Thực tế trong phân tích tại chương 2, nhóm NHTM cổ phần đã có sự vươn lên mạnh mẽ ở cả ba chỉ số ROA, ROE và NIM. Ví dụ như VPBank vào năm 2019 là một trong số ngân hàng có chỉ số sinh lời cao nhất với mức ROA là 2.35%, ROE là 20.06% và NIM lên tới 9.43%. Trong khi ngân hàng có tổng tài sản cao nhất trong suốt giai đoạn vừa qua là Agribank có các mức sinh lời thấp hơn so với VPBank khá nhiều trong năm 2019 như: ROA ở mức 0.81%, ROE là 10.45% và NIM chỉ có 3.18%. Kết quả này chấp nhận những giả thuyết ban đầu được đưa ra và có cùng quan điểm với bài của Almazari(2014) hay bài của Đỗ Hoài Linh và cộng sự (2020) khi cũng nghiên cứu tại Việt Nam.

4.2.8 Thị phần tổng tài sản của 4 NHTM có vốn Nhà nước (CR4)

Đối với biến CR4 đại diện cho sự cạnh tranh của nhóm 4 NHTM có vốn Nhà nước so với nhóm NHTM cổ phần, CR4 có mối quan hệ tương quan tiêu cực ở chỉ số ROA tại mức ý nghĩa là 1%, nhưng không có sự tác động tới ROE. Khi tăng thị phần của các NHTM Nhà nước lên 1% thì sẽ làm giảm đi 0.0752% tỉ lệ ROA. Các con số chỉ ra khi thị trường càng tập trung về nhóm NHTM Nhà nước thì tỉ lệ sinh lời của toàn ngành càng giảm, và cũng minh chứng các NHTM Nhà nước đang sử dụng chưa được hiệu quả nguồn tài sản của mình trong giai đoạn này. Vì vậy, sự độc quyền sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới lợi nhuận nói chung của toàn ngành ngân hàng. Kết quả thực nghiệm phù hợp với nghiên cứu của Lu Z và Liu Q (2012), Pahlevi và Ruslan (2019).

4.2.9 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Ở hai nhân tố vĩ mô là tăng trưởng GDP và lạm phát, cả hai đều chứng minh sự ảnh hưởng đáng kể và tích cực tới ROE với cùng mức ý nghĩa 1%. Nghiên cứu chưa thấy bằng chứng về việc tăng trưởng GDP và INF tác động tới ROA. Với lạm phát, điều này cho thấy các ngân hàng đã có những dự báo tốt biến động của lạm phát với nền kinh tế và điều chỉnh những mức lãi suất của mình, giống với những kết quả của Ishfaq và Khan (2015), Tan và Floros (2012). Đối với yếu tố GDP, sự tăng trưởng

của chỉ số này giúp cho các chủ sở hữu của ngân hàng có thể tăng thêm lợi nhuận của mình, và kết quả này cũng giống với kết quả của Bùi Ngọc Toàn và Đoàn Thị Thu Trang (2020) khi cũng nghiên cứu về các ngân hàng Việt Nam.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Dựa theo những kết quả phân tích tại chương 2 và kết quả nghiên cứu định lượng tại chương 4, tác giả đưa ra những giải pháp và đề xuất dành cho các NHTM trong thời gian tới.

5.1 Tăng tỉ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động

Bài nghiên cứu chỉ ra nhân tố LDR đều có sự tác động tích cực tới cả hai biến phụ thuộc là ROA và ROE. Điều đó cho thấy ngân hàng cần phải tiếp tục phát huy chức năng chính của mình là chức năng trung gian tín dụng. Điều đó có nghĩa là phải thu hút được nguồn tiền gửi từ nền kinh tế để từ đó có một lượng vốn cung cấp cho những người đi vay. Các khoản tín dụng cũng cần các NHTM phải được tính toán về mặt lãi suất, kì hạn và có được danh mục cấp tín dụng hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện được điều này, các NHTM cần nghiên cứu rõ ràng về nhu cầu của nền kinh tế để tránh trường hợp khi nguồn tiền gửi quá nhiều nhưng lượng cầu tín dụng lại thấp thì sẽ gây nên tổn thất về mặt chi phí. Các ngân hàng cũng cần phải lưu ý nếu tỉ lệ LDR vì nếu tỉ lệ LDR quá cao sẽ gây ra những rủi ro về mặt thanh khoản.

5.2 Quản trị rủi ro tín dụng

Nợ xấu luôn là một rủi ro trong hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, công tác quản lý và giảm nợ xấu cần phải được đặt lên sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng. Để có thể giảm thiểu nợ xấu, các NHTM có thể sử dụng những biện pháp sau đây:

- Xây dựng cơ chế và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng dựa trên tiêu chuẩn Basel, tuân thủ các bước trong quản lý trước và sau khi cấp tín dụng, kiểm tra khách hàng xem có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Các ngân hàng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ trong quá trình sử dụng dòng tiền và đề phòng những rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng không trả được nợ hay nhân viên thẩm định chưa đánh giá được đúng khả năng trả nợ của khách hàng. Các ngân hàng nên quan tâm tới chất lượng của khoản tín dụng hơn là số lượng, vì nếu chất lượng thấp sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh và kể cả mức sinh lời.

- Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm làm căn cứ cho việc đánh giá tiềm năng của khách hàng, từ đó có thể quyết định việc có cấp tín dụng hay không. Ngoài ra, hệ thống này là công cụ hữu ích trong việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN.

- Thường xuyên có những buổi đào tạo, bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ và đạo đức dành cho các cán bộ cũng như nêu cao lên tinh thần trách nhiệm để họ có được khả năng thẩm định tín dụng tốt nhất.

- Tiếp tục xử lý các khoản nợ xấu còn tồn đọng bằng cách như: thanh lý các tài sản bảo đảm hay bán nợ cho VAMC bằng việc cung cấp trái phiếu.

5.3 Cơ cấu các chi phí hoạt động

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ CIR phản ánh một mối quan hệ tiêu cực với các biến phụ thuộc với mức độ tin cậy cao. Do vậy, các NHTM cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí có thể phát sinh trong hoạt động.

Trong chi phí hoạt động, tiền lương, thưởng dành cho các cán bộ công nhân viên làm việc chiếm một tỉ trọng rất cao. Các NHTM cần hoàn thiện các chính sách về lương thưởng hợp lý sao cho vừa phù hợp với chức vụ, với năng lực làm việc và vừa đảm bảo cho ngân hàng có mức lợi nhuận cao.

Các NHTM cần phải giảm thiểu đi những chi phí như giảm thiểu chi phí dành cho những chi nhánh, phòng giao dịch hay nhân viên làm việc không hiệu quả, hạn chế vào việc tiêu dùng vào những tài sản không thật sự cần thiết.

Các ngân hàng cần chú trọng đến việc đầu tư vào các thiết bị khoa học và công nghệ, máy tính giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí trong mỗi lần giao dịch và đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của ngân hàng.

5.4 Phân tích và thích ứng những biến động của kinh tế vĩ mô

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát có tác động tích cực tới ROE. Tuy nhiên, kết quả chỉ có ý nghĩa khi các ngân hàng có thể dự báo được sự biến động này để điều chỉnh về mức lãi suất để duy trì hiệu quả sinh lời. Các NHTM cần theo dõi chặt chẽ và sát sao các chính sách mà NHNN đưa ra. Đồng thời, các NHTM

nên chú trọng vào công tác xác định rủi về mặt lãi suất, kì hạn trước những thay đổi và ảnh hưởng của lạm phát.

KẾT LUẬN

Bài viết với đề tài: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng trong giai đoạn 2012-2019” đã phân tích một cách rõ nét về khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong 8 năm từ 2012 cho đến năm 2019. Qua sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tác giả đã tìm ra được những tác động của các nhân tố bên trong cũng như là bên ngoài của ngân hàng. Cụ thể, đối với ROA, các yếu tố là LDR, LIQ và EAR có tác động tích cực; trong khi nợ xấu (NPL), chi phí hoạt động (CIR) và thị phần của bốn NHTM Nhà nước (CR4) là các tác nhân gây sụt giảm cho chỉ số này. Nhân tố ảnh hưởng tích cực tới ROE là: LDR, LIQ, tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát; những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực là chi phí hoạt động của ngân hàng ( CIR). Với những kết quả trên, tác giả cũng đã chỉ ra một số đề xuất nhằm giúp các NHTM có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt hơn như: cải thiện và điều chỉnh tỉ lệ LDR hợp lý, giảm thiểu và hạn chế nợ xấu, dự báo sự thay đổi của nhân tố vĩ mô.

Tuy đã nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, song bài viết chỉ dựa vào các thông số đến từ báo cáo tài chính và dữ liệu vĩ mô nên bài viết có thể vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc phân tích. Tác giả hi vọng với bài viết này sẽ giúp một phần nào đó dành cho các ngân hàng trong việc cải thiện khả năng sinh lời và là cơ sở dành cho các bài nghiên cứu khác về chủ đề này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam giai đoạn 2012 2019 022 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w