Salas và Saurina (2002) nghiên cứu yếu tố quyết định cho vay của ngân hàng thương mại Tây Ban Nha giai đoạn 1985-1997. Cho rằng nợ xấu của NHTM yếu bị tác động bởi: Tăng trưởng GDP, mở rộng tín dụng, kích thước ngân hàng, tỷ lệ vốn và sức mạnh thị trường. Một nghiên cứu khác cũng của Salas và Saurina (2002) về các NHTM ở châu Âu, cũng đã phát hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có mối tương quan thuận chiều.
Theo nghiên cứu của tác giả Nir Klein (2013), điều tra các khoản nợ xấu ở Trung, Đông và Đông Nam Châu ÂU giai đoạn 1998-2011. Nir Klein cho rằng mức độ nợ xấu được hình thành bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng. Thông qua mô hình hồi quy, ông chỉ ra rằng nợ xấu tăng khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, lạm phát cao, tỷ giá hối đoái giảm. Một số yếu tố thuộc nội tại ngân hàng cũng tác động đến nợ xấu như chất lượng quản trị ngân hàng có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, còn rủi ro đạo đức và mức độ chấp nhận rủi có tương quan cùng chiều với nợ xấu. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng nợ xấu của ngân hàng có tác động ngược lại tới tốc độ phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng tại các nước thuộc CESEE.
Nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả Messai & Jouini (2013), tác giả đã thu thập dữ liệu từ 85 ngân hàng trong 3 nước là Ý, Hi Lạp và Tây Ban Nha trong giai đoạn 2004-2008. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tác giả đã phát hiện ra khoản nợ xấu có quan hệ thuận với khoản dự phòng rủi ro mất vốn và lãi suất thực; mối quan hệ nghịch chiều với tốc độ tăng trưởng và lãi suất thuần.
Với bài nghiên cứu của nhóm tác giả Ekanayake & Azeez (2015), lấy mẫu dữ liệu từ 9 NHTM tại tại Sri Lanka trong giai đoạn 1999-2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu NPL bị ảnh hưởng bởi cả nhân tố vi mô lẫn nhân tố vĩ mô. Ở nhóm nhân tố vi mô, tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản; ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng và quy mô ngân hàng. Ở nhân tố vĩ mô, tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với GDP, lạm phát và mối quan hệ cùng chiều với lãi suất cho vay cơ bản.
Theo nghiên cứu của tác giả Rajha (2016), mẫu dữ liệu đuợc lấy tại 12 ngân hàng Jordan trong giai đoạn 2008-2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng NPLs cũng bị ảnh huởng của hai nhóm yếu tố vi mô và vĩ mô. về những nhân tố vi mô, NPLs có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu năm truớc đó và chỉ số nợ trên tổng tài sản. Còn nhóm nhân tố vĩ mô, NPLs có mối quan hệ nguợc chiều với tốc độ tăng truởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát; có mối quan hệ cùng chiều với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nghiên cứu tại khu vực Nam Á của tác giả Rehman (2017), cho thấy tỷ lệ ROE của ngân hàng có mối quan hệ nguợc chiều với tỷ lệ nợ xấu, tăng truởng cho vay năm truớc thì nguợc lại. Ở nhóm nhân tố vĩ mô, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu còn tỷ giá hối đoái có mối quan hệ nguợc chiều.