Trong bài nghiên cứu của PGS.TS Tô Ngọc Hung và các cộng sự (2013), sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 13 NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ 2008- 2012. Nghiên cứu đã chỉ cho thấy rằng tác động của nền kinh tế tới tỷ lệ nợ xấu ở ngân hàng chủ yếu ở lạm phát, cụ thể cho thấy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam. Các nhân tố bên trong ngân hàng là những yếu tố chính tác động đến nợ xấu ngân hàng, cho thấy khả năng quản trị và tăng truởng tín dụng của ngân hàng có tác động nguợc chiều đến nợ xấu, nguợc lại quy mô ngân hàng lại có tác động cùng chiều với nợ xấu trong ngân hàng.
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013). Tác giả sử dụng dữ liệu bảng (Pannel data) đuợc lấy từ 10 NHTM lớn hoạt động trong giai đoạn từ 2005-2011. Các biến vi mô nhu quy mô ngân hàng, tỷ lệ tín dụng năm truớc đó, tăng truởng tín dụng năm truớc đó và chỉ số nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với NPLs. Tốc độ tăng truởng GDP có mối quan hệ nguợc chiều còn tỷ lệ lạm phát lại có mối quan hệ cùng chiều với NPLs.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) tại 26 NHTM giai đoạn 2009-2012, tác giả cho thấy tỷ lệ tăng truởng tín dụng và quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với NPL; còn tỷ lệ tăng truởng GDP năm truớc có mối quan hệ nghịch với NPL.
Tên biến Tác động cùng chiều với nợ xấu
(+)
Tác động ngược chiều với nợ xấu (-)
Theo cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), mẫu số liệu lấy từ 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014. Đây là một bài nghiên cứu đuợc cho là đầy đủ nhất các yếu tố ảnh huởng, bởi tác giả đã sử dụng các biến hiệu quả của ngân hàng (L.NPL, ROA, CE), tăng truởng tín dụng (LRG), quy mô ngân hàng (TA), an toàn vốn (ETA), khả năng thanh toán(LDR), khả năng bù đắp rủi ro (LLR), mức độ cạnh tranh ngành (CR4, HHI), mức độ kiểm soát của chủ sở hữu(OWN), các biến vĩ mô (GDP, INF, INT, EXI, ESI). Kết quả cho thấy các chỉ số khả năng sinh lời, tăng truởng kinh tế tác động nguợc chiều lên tỷ lệ nợ xấu; còn các chỉ số nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng và tăng truởng tín dụng tác dụng cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Trang (2018) về các chỉ số vi mô, vĩ mô của 29 NHTM giai đoạn 2008-2017, cho ra kết quả là tỷ lệ nợ xấu bị ảnh huởng bởi cả các nhân tố vi mô và vĩ mô, cụ thể: nợ xấu có mối tuơng quan nguợc chiều với các chỉ số tốc độ tăng truởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và quy mô ngân hàng; có mối tuơng quan thuận chiều với các biến lạm phát và tỷ lệ nợ xấu năm truớc đó.
Nghiên cứu gần đây nhất của nhóm tác giả Phạm Duơng Thuơng Thảo và Nguyễn Linh Đan(2018), nhóm tác giả đã sử dụng số liệu từ 27 NHTMCP Việt Nam hoạt động từ năm 2005-2016. Kết quả là các yếu tố vi mô nhu chi phí hoạt động của ngân hàng và LNST/VSCH có quan hệ nguợc chiều với tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra yếu tố vĩ mô nhu tốc độ tăng truởng kinh tế cũng là tác động nguợc chiều với tỷ lệ nợ xấu, điều này có nghĩa là khi nền kinh tế Việt Nam càng tăng truởng thì càng giảm thiểu về nợ xấu cho các ngân hàng.
Qua việc luợc khảo kết quả của các bài nghiên cứu truớc đây cả trong và ngoài nuớc, chúng ta đều nhận thấy các nhóm yếu tố ảnh huởng tới nợ xấu đuợc chọn để nghiên cứu là giống nhau nhung lại đuợc nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau với tập hợp mẫu các ngân hàng khác nhau và từng giai đoạn nghiên cứu cũng đuơng nhiên khác nhau. Chính vì vậy với cùng một số biến số đuợc các giả lựa chọn để nghiên cứu giống nhau sẽ cho ra các kết quả trái nguợc nhau. Để so sánh kết quả giữa các bài nghiên cứu, tác giả tập hợp một bảng thống kê sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh
tế
Rossi (2009), Rajan & Dhal (2003)
Klein(2013), Salad & Saurina(2002), Messai & Jouini(2013), Rajan (2016), Mataba(2018), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) Tỷ lệ lạm phát Pestova và Mamovo(2011), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức
Hùng (2013), Le(2016), Rehma(2017), Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh
Đan (2018).
Wasington(2014)
Lãi suất Pestova và Mamovo(2011),
Messai & Jouini (2013),Ekanayake & Azeez (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh
(2015)
Das & Ghosh(2007)
Tỷ lệ thất nghiệp
Klein (2013), Filip (2015), Ghosh(2015),Makri & cộng
sự(2014), Messai & Jouini (2013), Rehmen(2017) Tỷ giá hối
đoái
Castro( 2012), Beck(2013), Lê Bá Trực( 2014) Pestova(2011), Washington (2014) Tăng trưởng tín dụng Messai và Jouini (2013), Ekanayake và Azeez (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh(2015), Đỗ Quỳnh Anh và
Le (2006), Bodriga (2009), PGS.TS Tô Ngọc Hưng và
Nguyễn Đức Hùng (2013) Hiệu quả hoạt động và tỷ lệ sinh lời Hu và cộng sự (2014), Jimenez và Saurina (2006), Nikolaidou và Vogiazas (2011) Louzis (2010), Mesai và Jouuini (2013), Rehmen (2017) Quy mô ngân hàng Tô Ngọc Hung và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Le(2016) Salas và Sarina (2002), Hu và cộng sự (2004), Ekanayake và Azeez (2015), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015) Hiệu quả hoạt động ngân hàng Hu và cộng sự (2014), Jimenez và Saurina (2006), Nikolaidou và Vogiazas (2011) Louzis (2010), Mesai và Jouuini (2013), Rehmen(2017) Du nợ trên tổng tài sản Ahmad và Bashir (2013), Ekanayake và Azeez (2015), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức
Hùng (2013) Tỷ lệ nợ
xấu năm truớc
Salas và Saurina (2002), Klein (2013), Rajha (2016), Nguyễn Thị Hồng Vinh(2015), Phạm Thị Trang, (2018). Ứng dụng công nghệ Golden & ctg (1993), Auronen (2003), Harper (2011)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thông qua tình hình nghiên cứu đề tài, đã có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu trong ngân hàng truớc đây, nhung mỗi bài nghiên cứu lại cho ra một kết quả khác nhau với những giải pháp khác nhau. Điều này xảy ra vì phuơng pháp họ dùng để nghiên cứu là khác nhau, mẫu nghiên cứu khác nhau về số luợng ngân hàng, các ngân hàng đuợc chọn, các thời kỳ khác nhau và đặc điểm kinh tế khác nhau giữa những quốc gia đuợc chọn. Chung quy lại tất cả đều nhận định
rằng có 2 nhóm yếu tố tác định chính đến nợ xấu ngân hàng là nhóm yếu tố vi mô (thuộc nội tại ngân hàng) và nhóm yếu tố vĩ mô (thuộc về kinh tế xã hội). Chính vì vậy qua những sự thay đổi của nền kinh tế và của các ngân hàng theo thời gian, nghiên cứu về những yếu tố tác động đến nợ xấu trong NHTM là cần thiết, liên tục để tìm ra những giải pháp ngăn ngừa, xử lý nợ xấu phù hợp hơn. Đây cũng chính là những huớng mở khác biệt mới cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo.
2010 2011 201 2 2013 2014 2015 2016 2017-2019 NHTM Nhà nước 5 5 5 5 4 7 4 4 NHTM Cổ phần 37 35 34 33 31 28 31 31 NH Liên doanh và nước ngoài 58 59 60 60 55 58 61 60 Tổng 100 99 99 98 90 93 96 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua tìm hiểu tổng quan về vấn đề nợ xấu bao gồm khái niệm, phân loại, tác động của nợ xấu và các yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu, chúng ta có thể xác định, nhận biết ra nợ xấu trong ngân hàng. Từ những tác hại mà nợ xấu gây ra, chúng ta thấy đuợc những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng cũng nhu toàn nền kinh tế. Qua đó thấy đuợc tầm quan trọng trong việc ngăn chặn, hạn chế nợ xấu trong ngân hàng. Việc tác giả khái quát những yếu tố chính tác động đến nợ xấu thông qua những nghiên cứu truớc đó, kết hợp cùng việc đua ra một số mô hình nghiên cứu đề tài, đây là cơ sở quan trọng và cần thiết để phân tích, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu trong nền kinh tế đặc thù của Việt Nam. Chuơng tiếp theo đây là một số đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam và mô hình nghiên cứu một số yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2019.
Năm 1988, Nghị định 53/HĐBT về “Tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt Nam”,mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng Việt Nam tồn tại hai cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng thương mại. Khối NHTM hiện nay tại Việt Nam được chia thành 3 loại bao gồm:
- NHTM nhà nước (được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước) - NHTM cổ phần (thuộc loại hình tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân) - Ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, cụ thể gồm 3 loại: Ngân
hàng chi nhánh nước ngoài (ngân hàng được thành lập theo luật pháp nước ngoài,
được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam); Ngân
hàng 100% vốn nước ngoài (ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với
100% vốn
điều lệ của nước ngoài); Ngân hàng liên doanh (được thành lập bằng số vốn liên
doanh giữa ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng Việt Nam, có hoạt
Nguồn: Thống kê theo số liệu NHNN.
Theo từng giai đoạn khác nhau, số lượng các NHTM cùng có sự chênh lệch, giảm từ giai đoạn 2010-2015 và ổn định từ 2016 đến nay. Nguyên nhân là do việc
triển khai đề án Tái cơ cấu hệ thống NHTM (2011-2015) của nhà nước. Sau gần 9 năm tái cấu trúc toàn hệ thống ngân hàng kể từ 2011, số lượng NHTM Việt Nam giảm còn 35 ngân hàng thông qua việc sáp nhập, hợp nhất (kể từ giai đoạn 2005- 2009 bùng nổ số lượng ngân hàng trong nước là 42). Quá đó, bắt đầu từ 2012 các thương vụ sáp nhập ngân hàng được tiến hành, đỉnh điểm bùng nổ của công tác sáp nhập được diễn ra vào năm 2015, điển hình là ngân hàng Phương Nam (Southernbank) về với Sacombank, Mekong Bank (MDB) sáp nhập vào Maritime Bank, G.Bank sáp nhập vào VietinBank. Tính đến hết năm 2016 đã có 9 NHTM được sáp nhập, hợp nhất vào NHTM khác, 4 NHTM được mua lại, bên cạnh đó còn có 3 ngân hàng được nhà nước mua lại với giá 0 đồng (VNCB, OceanBank và GP Bank) nhằm tăng quy mô, năng lực cạnh tranh và cơ cấu lại hoạt động của các NHTM nói riêng và các TCTD nói chung.
Diễn biến này đã khẳng định việc khuyến khích sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở tự nguyện là chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam để cơ cấu lại các NHTM và giảm số lượng NHTM, đặc biệt là NHTM nhỏ và yếu kém.
Quy mô và thị phần các NHTM Việt Nam:
Hình 2.1: Quy mô tổng tài sản hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2019. 14000000.0 12000000.0 10000000.0 8000000.0 6000000.0 4000000.0 2000000.0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Cungcau.vn
Cho đến cuối năm 2019, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng khoảng 12,5 triệu tỷ đồng, trong đó tài sản của nhóm NHTMCP chiếm khoảng 42%, NHTMNN
chiếm khoảng 43%, phần còn lại thuộc về các TCTD khác.Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng tăng trong giai đoạn 2011-2019. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân (CARG) giai đoạn 2016-2019 khoảng 12,4%, ở mức cáo hơn nhiều so với giai đoạn trước 2011-2015 (CARG: 9,9%). Đây cũng là kết quả tốt đẹp của cuộc tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Hình 2.2: Thị phần hoạt động hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Thị phần cho vay Thị phần huy động
Nguồn: Cungcau.vn
Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, thị phần hoạt động ngân hàng (thị phần cho vay, thị phần huy động) hầu như thuộc về NHTMNN và NHTMCP, phần thị phần hoạt động còn lại dành cho các tổ chức khác không đáng kể. Giai đoạn 2010- 2011, kể cả thị phần về cho vay và thị phần về huy động, các NHTMNN đều chiếm ưu thế hơn với hơn 50% chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên có thể dễ thấy rằng giai đoạn sau tái cơ cấu 2016-2019, thị phần hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng lại có phần chuyển dịch về phía các NHTMCP, do số lượng các NHTM cổ phần nhiều lên, các tiện ích dịch vụ lớn, lãi suất có phần ưu đãi hơn.
về hoạt động huy động vốn tiền gửi giai đoạn này có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu tiền gửi khách hàng của các NHTM Việt Nam theo hướng tăng tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn, giảm tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn.
về hoạt động cho vay, những năm gần đây các NHTM có xu hướng chuyển trọng tâm sang tín dụng bán lẻ, đặc biệt là khoản mục cho vay cá nhân. Tuy tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt trong tín dụng bán lẻ giữa NHTMNN và NHTMCP, tuy nhiên nhìn chung các NHTMNN vẫn chiếm ưu thế trong thị phần cho vay cá nhân.
Tăng trưởng tín dụng
Hình 2.3: Tăng trưởng tín dụng hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010- 2019.
Nhìn vào biểu đồ ta có thể chia tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam làm 3 giai đoạn 2010-2012, 2012-2016, 2016-2019. Năm 2010, do dư âm của cuộc bùng phát tín dụng giai đoạn trước đó (2005-2009) tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao gần 40%. Bắt đầu sang giai đoạn 2011-2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm liên tục, cụ thể chỉ số lần lượt qua các năm là 34,1%; 14,2%; 8,85%. Do đây là giai đoạn tái cơ cấu toàn hệ thống ngân hàng và thắt chặt tín dụng, nhiều xáo trộn diễn ra cộng thêm quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của giai đoạn trước đã dẫn đến tình trạng sụt giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng như vậy. Tiếp giai đoạn 2012-2016, tín dụng tăng trưởng liên tục từ 8,85% lên 18,71%, nguyên do có lẽ là thành quả của cuộc tái cơ cấu ngân hàng. Các chính sách đúng đắn của chính phủ giai đoạn này đã tháo gỡ khó khăn và duy trì được đà tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, đến cuối 2016 đã xuất hiện sự quan ngại của các nhà đầu tư về vấn đề tăng cao tiếp tục của nền kinh tế vĩ mô và câu hỏi nghi vấn là liệu có lặp lại lịch sử chu kỳ bất ổn có. Chính vì vậy tín dụng tăng trưởng chững lại cho đến 2019 chỉ đạt dưới 14%, dự đoán 2020 con số này sẽ tiếp tục giảm.
2.2. Thực trạng nợ xấu và tình hình xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt
Nam giai
đoạn 2O'IO-20I9.
2.2.1. Toàn cảnh nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2019.
Dựa trên BCTC đã kiểm toán của các NHTM, ngân hàng nhà nước đã thống kê và đưa ra các số liệu về tỷ lệ nợ xấu như hình sau:
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2019.
Giai đoạn năm 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu tăng rất mạnh từ mốc 2,25% năm 2010 đến đỉnh điểm 2012 là 4,86%. Nguyên nhân bắt nguồn từ một số vấn đề sau: từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 khiến cho tình hình kinh doanh - sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thua lỗ xảy ra thường xuyên; tăng trưởng tín dụng nóng 2009-2010 làm gia tăng các khoản cho vay sau đó chuyển thể thành nợ xấu khi chính phủ chỉ định chính sách tiền tệ thắt chặt giai đoạn này; những hạn chế về công tác quản trị, việc thẩm định, giám sát vốn cho vay của hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại Việt Nam có cả yếu tố khách quan của nền kinh tế và yếu tố chủ quan của hệ thống ngân hàng, cơ quan giám sát.
Giai đoạn 2012-2014, trước tình trạng tăng đột biến tỷ lệ nợ xấu, chính phủ đã mau chóng đưa ra những giải pháp cấp thiết để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu. Kết quả, sau ba năm (2012 - 2014) thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu quyết liệt, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ xấp xỉ 5% tổng dư nợ năm 2012 xuống còn dưới 3% tổng dư nợ năm