Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phântích tài chính KHDN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP tiên phong (TPBANK) chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 181 (Trang 44)

5. Số liệu và phương pháp nghiên cứu

1.3.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phântích tài chính KHDN

hoạt động tín dụng của NHTM

a. Nhóm nhân tố từ NHTM Chất lượng thông tin thu thập

Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên mà cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ và mang tính cực kỳ chính xác. Thông tin cần trung thực và chuẩn xác đến từ phía DN. Nguồn thông tin được thu thập của ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào các thông tin mà chính bản thân DN cung cấp. Khi các DN nghĩ đến việc vay vốn ngân hàng, các số liệu trên BCTC sẽ được điều chỉnh lại một cách hợp lý để có thể phân tích TCDN một cách cụ thể hơn. Vì vậy khi tiếp nhận thông tin trên BCTC mà DN cung cấp ngân hàng cần có một sự thận trọng nhất định . Để bảo đảm an toàn nhất về số liệu, ngân hàng nên xem xét số liệu trên BCTC đã được kiểm toán, một nguồn thông tin đáng tin cậy.

Năng lực cán bộ tín dụng

Những thông tin được thu thập sẽ được các cán bộ tín dụng áp dụng một cách linh hoạt vào từng đối tượng DN cụ thể. Nhân tố chính quyết định tới công tác phân tích tín dụng nói chung và chất lượng phân tích TCDN nói riêng trước hết là quan điểm của lãnh đạo ngân hàng, tất cả các chính sách tín dụng của ngân hàng đều do ban lãnh đạo ngân hàng ban hành và áp dụng với tất cả các chi nhánh. Tất cả những tiêu chí để phân tích TCDN đều xuất phát từ những chính sách, những quyết định của ban lãnh đạo. Với trình độ chuyên môn cao việc liên kết các thông tin tính được từ BCTC sẽ trở nên linh hoạt hợp lý và dễ dàng nắm bắt tình hình của DN hơn từ đó đưa ra được những nhận định đúng đắn làm cơ sở quyết định cho việc ngân hàng giải ngân cho DN.

Công nghệ ứng dụng của ngân hàng

Khi mà khoa học càng tiên tiến và hiện đại, tạo ra những sản phẩm hỗ trợ cho người sử dụng thì đối với cán bộ tín dụng công nghệ và các sản phẩm hỗ trợ cũng là nguồn bổ trợ cho công việc phân tích. Việc có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp trình độ của người sử dụng sẽ làm tăng tiến độ làm việc cũng như giúp cho chất lượng của người phân tích sẽ được nâng cao.

b. Nhóm nhân tố từ KHDN

Tính chính xác, trung thực của hồ sơ báo cáo

Để phân tích tình hình tài chính của KHDN, nguồn thông tin chính mà ngân hàng sử dụng là do KH cung cấp. Vì vậy tính chính xác, trung thực của hồ sơ báo cáo mà DN cung cấp cho ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của việc phân tích. Việc cung cấp hồ sơ trung thực, chính xác sẽ giúp cho việc phân tích trở nên nhanh hơn, tốn ít thời gian để xác thực, từ đó củng cố thêm hơn nữa về niềm tin giữa ngân hàng và DN.

Năng lực chuyên môn và uy tín người lãnh đạo DN

Người lãnh đạo là người có tính ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của một DN. Nếu người lãnh đạo có năng lực quản lý yếu kém, trình độ học vấn thấp và không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thì dễ dẫn đến tình trạng công ty bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thu lãi và nợ cho ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Ngành nghề HĐKD của KH

Ngành nghề cũng là một yếu tố gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Có một số ngành kinh doanh có thể ổn định trong một khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng trong tương lai, do ảnh hưởng của các yếu tố khác như nhu cầu thị trường thay đổi, các quy định chính sách nhà nước..., doanh thu của ngành đó sẽ có xu hướng giảm đi đáng kể.

• DN sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trả nợ

Đa số khi các DN vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp DN làm đẹp BCTC, các phương án, số liệu của công ty để cố ý chiếm dụng vốn của ngân hàng dùng vào những việc khác. Neu cán bộ ngân hàng không có đủ trình độ chuyên môn để thẩm định thì khả năng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là rất cao, ảnh hưởng uy tín ngân hàng.

c. Nhóm nhân tố từ môi trường

Cũng như những hoạt động của các chủ thể khác, công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế, chính trị hay môi trường pháp lý,...

Môi trường kinh tế, chính trị có ảnh hưởng nhất định đến công tác phân tích TCDN bởi bản thân môi trường cũng tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của DN. Đó là nguyên nhân mà ngân hàng cũng cần nắm được để có những đánh giá xác thực.

Các NHTM khi tham gia vào quan hệ tín dụng đều phải tuân theo các quy định của Nhà nước, của NHNN và của chính NHTM đó về các thủ tục pháp lý, quy trình cho vay, quy trình thẩm định,. Các quy định được đưa ra và bắt buộc thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho các NHTM nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Vì vậy, khung pháp lý chặt chẽ, môi trường tín dụng trong sạch, lành mạnh vừa là điều kiệnvừa là hệ quả cho nâng cao chất lượng hoạt động phân tích TCDN.

1.4. Ket quả của những đề tài nghiên cứu trước

- Đề tài KLTN “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt

động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội” năm 2017 của tác gải Nguyễn Hoàng Phương đã nêu lên được thực trang của công tác này một cách chi tiết, có đề cập đến những kinh nghiệm và bài học để hoàn thiện cho công tác này tại một số NHTM trong và ngoài nước. Vì đây cũng là đề tài được thực hiện tại TPBank nên được đem ra làm so sánh với KLTN của em. Từ đó để thấy rõ

những sự thay đổi trong công tác phân tích tài chính KHDN của TPBank trong 3 năm qua.

- Đề tài KLTN “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt

động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ba Đình” năm 2018 của tác giả Trần Hoàng Quân đã khái quát được tình hình công tác phân tích tài chính KHDN tại MBBank diễn ra như thế nào để thấy sự khác biệt so với tại TPBank. Từ những thành công của MBBank trong công tác này để có thể tham khảo, học hỏi nhằm đưa ra được những giải pháp hoàn thiện cho TPBank.

STT Chỉ tiêu 2017 2018 Chênh lệch

Tương đối

A Tổng thu 203,06

3 312,485 109,422 % 35.02

1 Thu từ lãi và cáckhoản có tính chất lãi 3182,85 287,344 104,491 % 36.36

2 Thu ngoài lãi 20,21

0 25,141 4,931 19.61 % B Tổng chi 175,26 8 257,943 5 82,67 % 32.05 1 Chi trả lãi 169,17 0 250,500 0 81,33 % 32.47

2 Chi ngoài lãi 6,09

8 7,443 1,345 18.07 % C Lợi nhuận 27,79 5 54,542 26,74 7 49.04 % STT Chỉ tiêu 2017 2018 Chênh lệch đốiTương CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP TIÊN PHONG (TPBANK) - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về tình hình HĐKD của TPBank - CN Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành của TPBank — CNHà Nội

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) - CN Hà Nội được thành lập từ ngày 21/11/2008 tại địa chỉ số 2 Chùa bộc. CN được thành lập với mục tiêu trở thành CN mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và KH. TPBank - CN Hà Nội được kế thừa những phát minh của công nghệ, những kinh nghiệm thương trường của các CN đi trước cùng nguồn tài chính vững mạnh của các cổ đông chiến lược.

Với vị trí nằm ở số 2 Chùa bộc, là một trong những trục đường giao thông chính của quận Đống Đa, là một vị trí khá trung tâm của thành phố, nhộn nhịp và tấp nập. Các hoạt động kinh doanh trải dài trên khắp con phố, mật độ dân cư đông đúc. Thuận lợi này giúp TPBank - CN Hà Nội thu hút được nhiều KH tìm đến, đem lại lợi nhuận cao.

Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank - CN Hà Nội luôn đặt sự thấu hiểu khách hàng lên đầu để xây dựng và phát triển CN ngày một đi lên. Từ đó để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất cho mọi KH. Là động lực đưa đến sự giàu mạnh cho CN.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của TPBank — CNHà Nội

nh 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TPBank - CN Hà Nội

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

43

2.1.3. Tổng quan kết quả HĐKD TPBank - CN Hà Nội

ĐVT: Triệu đồng

Bảng 1.1. BCKQKD nội bộ của TPBank - CN Hà Nội năm 2017 - 2018

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

Qua BCKQKD của TPBank - CN Hà Nội năm 2018 cho thấy nhiều chỉ tiêu tăng trưởng mạnh so với năm 2017. Trong đó, lợi nhuận thu từ lãi năm 2018 tăng 49.04%, tăng xấp xỉ gấp 2 lần so với năm 2017, vượt mục tiêu kế hoạch đặt ra. Đây là mức tăng trưởng khá bứt phá, là một trong những CN có thành tích đáng chú ý của TPBank.

A Dư nợ theo thời g ian________________ 1 Ngắn hạn 245,64 2 1 280,55 34,909 % 12.44 2 Trung và dài hạn 373,42 2 4 480,95 2 107,53 % 22.36 Tổng______________ 619,06 4 761,50 5 142,44 1 18.71 %

B Dư nợ theo thànhphần kinh tế________

1 Tín dụng DN________ 470,55 5 610,58 8 140,03 3 22.93 % 2 Tín dụng cá nhân 148,50 9 150,91 7 2,408 1.60% Tổng______________ 619,06 4 761,50 5 142,44 1 18.71 %

ST

T Chỉ tiêu 2017 2018 lệchChênh đốiTương

1 Nợ nhóm 1 40,22 1 35,002 9) (5,21 14.91%- 2 Nợ nhóm 2 5,04 5 4,059 6) (98 24.29%- 3 Nợ nhóm 3 - 5 1,00 4 811 (19 3) - 23.80% Tổng 46,27 0 39,872 8) (6,39 16.05%-

Bảng 1.2. Tổng dư nợ tín dụng tại TPBank - CN Hà Nội năm 2017 - 2018

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

44

Năm 2018 CN có dư nợ vay tăng trưởng đều hàng năm. Đặc biệt là dư nợ tín dụng đối với DN tăng trưởng chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 610,588 triệu đồng, tăng 22.93% so với năm 2017. Điều này là do trong năm 2018, CN cấp tín dụng chủ yếu cho các DN - những đối tượng này thường vay lâu dài và thường xuyên.

Bảng 1.3. Phân loại nhóm nợ của KHDN tại TPBank - CN Hà Nội năm 2017 - 2018

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với việc giám sát sau vay và quản lý tốt các khoản tín dụng nên năm 2018, tại CN nợ xấu giảm đi rõ rệt. Các nhóm nợ của CN trong năm 2018 đều giảm, đặc biệt là từ nợ nhóm 2 đến 5.

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại TPBank - CN Hà Nội

2.2.1. Quy trình phân tích tài chính KHDN tại TPBank — CNHà Nội

Tại TPBank - CN Hà Nội, cán bộ tín dụng thực hiện quy trình phân tích tài chính KHDN bao gồm các bước sau:

• Bước 1: Thu thập thông tin

Trước tiên, cán bộ tín dụng thu thập thông dữ liệu, thông tin liên quan đến KHDN. Những thông tin này được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là từ KH cung cấp. Bao gồm: các BCTC (BCĐKT, BCKQKD,...); các hồ sơ pháp lý (Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty,.); các hồ sơ tài sản (Sổ đỏ, sổ hộ khẩu,.) và một số thông tin liên quan khác.

Trong đó, một số yêu cầu chính cần chú ý:

- BCTC của DN trong 02 năm hoạt động gần nhất hoặc BCTC kỳ gần nhất (không quá 06 tháng đối với BCTC chuẩn và không quá 03 tháng đối với BCTC nhanh tính đến thời điểm đề nghị cấp tín dụng)

- BCTC phải có thuyết minh chi tiết, nếu không có phải thay bằng bảng chi tiết phát sinh các khoản mục trọng yếu như phải thu khách hàng, hàng tồn kho, phải trả người bán. Các khoản mục này phải bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

- 5 hợp đồng đầu ra và 5 hợp đồng đầu vào lớn trong 2 năm gần nhất.

- Tờ khai VAT

Ngoài các nguồn thông tin trên , cán bộ tín dụng cần tìm thêm từ các nguồn thông tin khác để đảm bảo độ tin cậy và tính xác thực hơn. Một số nguồn thông tin khác như:

- Báo cáo nội bộ của DN

- Phương án kinh doanh của DN

- Tra cứu CIC - Trung tâm thông tin tín dụng

- Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với KH

- Các nhà cung cấp, đối tác của DN

- Từ báo chí, mạng Internet,...

• Bước 2: Xử lý thông tin thu thập được

Sau khi có những thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng sẽ bắt đầu đánh giá KH. Phân tích chủ yếu tập trung vào các BCTC của DN. Cán bộ tín dụng sẽ nhập số liệu có trong BCTC vào một phần mềm excel có sẵn của nội bộ TPBank. Sau khi nhập số liệu vào BCĐKT và BCKQKD các năm, phần mềm sẽ xuất ra bảng tóm tắt BCĐKT, BCKQKD & BLCTT tóm tắt; bảng chỉ số tài chính. Dựa trên những kết quả tính toán có được đó, cán bộ tín dụng lần lượt phân tích từng con số, đánh giá từng sự thay đổi.

Hình 1.2. Bảng tóm tắt KQKD và CĐKT từ phần mềm nội bộ TPBank

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

Hình 1.3. Bảng Chỉ số tài chính từ phần mềm nội bộ TPBank

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

Tiếp đến là chấm điểm xếp hạng tín dụng KH. Cán bộ tín dụng sẽ nhập thông tin vào TEMPLATE excel từ nội bộ TPBank. Sau đó gửi file dữ liệu này cho bên hỗ trợ tín dụng và đợi kết quả gửi về. Đây là một tiêu chí nữa để ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng, đưa ra được những sản phẩm tín dụng như vay tín chấp , vay mua nhà, vay mua xe phù hợp với KH đi vay.

Hình 1.4. Phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng TEMPLATE excel

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

Sau đó, cán bộ tín dụng tra cứu quan hệ tín dụng của KH trên CIC nhằm xác định tình hình tín dụng hiện tại, xem xét khả năng trả nợ của KH và đặc biệt là lịch sử dư nợ trong 5 năm tính từ thời điểm phát sinh nhu cầu của đối tượng với CN. Kết quả này có tác động trực tiếp đến quyết định của ngân hàng.

Hình 1.5. Kết quả quan hệ tín dụng - CIC của KH

Nguồn từ phòng KHDN, TPBank - CN Hà Nội

Đối với cho vay có tài sản đảm bảo (TSĐB), cán bộ tín dụng sẽ gửi hồ sơ tài sản, các thông tin liên quan đến tài sản cho bên hỗ trợ định giá và đợi kết quả gửi về. Việc định giá sẽ cho biết được giá trị của TSĐB là bao nhiêu để có thể đề xuất mức vay, loại sản phẩm vay phù hợp cho KH.

Ở bước phân tích này, cán bộ tín dụng cần lưu ý:

- Đối với phân tích BCĐKT: cần tập trung phân tích các khoản mục quan

trọng của BCĐKT như: Khoản phải thu, Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, Hàng tồn kho, Khoản phải trả, Vốn chủ sở hữu.

- Đối với phân tích BCKQKD: cần tập trung phân tích các khoản mục quan

trọng của BCKQKD như: Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận.

• Bước 3: Đánh giá và kết luận của cán bộ tín dụng

Sau 2 bước trên, cán bộ tín dụng sẽ nhận xét, đánh giá KH dựa theo kinh nghiệm và bảng tham chiếu của ngân hàng. Từ đó kết hợp với phưong án vay của KH để đưa ra đề xuất phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP tiên phong (TPBANK) chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 181 (Trang 44)