Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, chung nhất phản ánh và đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Với những
cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên, trong giai đoạn 2015 - 2017, Chi nhánh luôn hoạt động hiệu quả với mức lợi nhuân cao và tăng trưởng ổn định. Năm 2015, lợi nhuận trước thuế là 247,2 tỷ đồng. Ke t iếp, lợi nhuận năm 2017 đã tăng 10% so với năm trước, và năm 2017 lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng thêm 13,7 tỷ, đạt mức 285,6 tỷ.
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Điên Biên Phủ.
2.2.1. Công tác tổ chức phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ
2.2.1.1 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp.
Tại MB chi nhánh Điện Biên Phủ công tác tổ chức phân tích đánh giá khách hàng doanh nghiệp do phòng Khách hàng lớn hoặc phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện khi thực hiện đánh giá khách hàng dựa trên doanh thu và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có doanh thu trên 1000 tỷ sẽ thuộc phân khúc khách hàng của phòng khách hành doanh nghiệp lớn, dưới 1000 tỷ sẽ
Sau khi đàm phán với khách hàng thành công, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng dựa trên báo cáo tài chính và các tài liệu
liên quan, qua đó thiết kế phương án phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Quy trình cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp trong việc cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ như sau:
Bước 1: Thu thập BCTC của doanh nghiệp
- Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ tài chính: Các BCTC hợp lệ, hợp
pháp là
bản chính hoặc bản photo có đóng dấu và xác nhận “sao y bản chính” của đơn vị
phát hành. Các số liệu trên bảng cân đối kế toán phải đảm bảo tính cân bằng
và phù
hợp trong quan hệ với các BCTC khác.
- Kiểm tra tính đầy đủ của BCTC: Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp gửi đến ngân
hàng là BCTC của doanh nghiệp trong ít nhất hai năm liên tiếp gần nhất. Gồm có:
. Bảng cân đối kế toán
. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) . Thuyết minh báo cáo tài chính
Bước 2: Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.
Cán bộ tín dụng sẽ dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giá toàn
diện và đánh giá từng khoản mục phản ánh khả năng tài chính của khách hàng. Trước
tiên, cán bộ tín dụng tiến hành tái cấu trúc lại các bảng BCTC theo đánh giá của ngân
hàng, từ các bảng này sẽ tiến hành phân tích như sau:
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và các khoản mục tài sản để
đánh giá
quy mô, xu hướng hoạt động cũng như chất lượng tài sản Có của doanh
STT
Mức xếp hạng
Ý nghĩa
khoản phải trả với các bạn hàng, tính ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn nào,
Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu tài chính.
Chi nhánh Điện Biên Phủ sử dụng 22 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm như sau: - Nhóm các chỉ tiêu thanh khoản.
- Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả
- Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Nhóm chỉ tiêu về hoạt động
Sau khi tính toán, thông qua việc so sánh các chỉ số, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá những thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phân tích nguyên nhân của thay đổi đó và ảnh hưởng của chúng tới doanh nghiệp trong tương lai.
Bước 4: Phân tích dòng tiền
Nếu doanh nghiệp có lập và gửi báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì ngân hàng sẽ tiến hành phân tích theo những nội dung sau đây:
- Phân tích cơ cấu dòng tiền vào trong tổng dòng tiền vào, so sánh với năm trước để xác định dòng tiền vào từ hoạt động nào là chủ yếu.
-Phân tích cơ cấu dòng tiền ra trong tổng dòng tiền ra, so sánh với năm trước để xác định dòng tiền ra từ hoạt động nào là chủ yếu.
- Phân tích cân đối dòng tiền vào ra từ các hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá xu hướng đầu tư của doanh nghiệp.
- Từ kết quả phân tích đánh giá đó, cán bộ ngân hàng tiến hành lập dự báo dòng tiền năm tiếp theo.
Bước 5: Đánh giá quan hệ của doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân Đội và các tổ chức tín dụng khác.
-Đánh giá về uy tín trong quan hệ vay trả
-Đánh giá về mức độ ưu đãi mà Ngân hàng MB và các tổ chức tín dụng khác đang dành cho doanh nghiệp
-Đánh giá về tiềm năng lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại cho Ngân hàng - Đánh giá về các nhân tố quyết định sự lựa chọn của doanh nghiệp về ngân hàng
giao
dịch. Trường hợp khách hàng chuyển vay từ ngân hàng khác sang Ngân hàng MB
Thông tin về tình hình vay nợ tín dụng của doanh nghiệp được khai thác từ các nguồn như:
. BCTC của doanh nghiệp
. Với các khoản vay của doanh nghiệp tại các chi nhánh khác trong hệ thống, chi nhánh có thể liên hệ trực tiếp hoặc thông qua trang web nội bộ của hệ thống. Với các khoản vay của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng có thể tìm hiểu thông tin thông qua trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC hoặc yêu cầu xác nhận nợ từ các tổ chức tín dụng có liên quan.
Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm:
Hiện nay trong quá trình phân tích ngân hàng MB còn chú trọng một số thông tin phi tài chính khác như : Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ ,Các nhân tố bên ngoài ,Các đặc điểm hoạt động khác.
Kết quả phân tích tình hình tài chính sẽ được kết hợp với kết quả thẩm định tài sản đảm bảo, kết quả phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và đánh giá tính khả thi của dự án hay phương án kinh doanh trên nền kinh tế thị trường nói chung và ngành kinh doanh nói riêng để cán bộ tín dụng có kết quả đánh giá cuối cùng. Hiện nay, Ngân hàng MB đã có phần mềm hỗ trợ cán bộ tín dụng trong việc xếp loại khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá xếp loại khách hàng theo phương pháp nội bộ của MB bằng cách nhập toàn bộ các chi tiêu tài chính cũng như các chỉ tiêu phi tài chính vào phần mềm CSSY nội bộ của ngân hàng và phần mềm tính điểm sẽ tự động xếp hạng khách hàng theo các mức như sau:
1 AAA
Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn khoản vay
của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
2 AA
Khách hàng xếp hạng AA có năng lực không kém nhiều so với khách hàng đươc xếp loại AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
3 A Khách hàng xếp loại A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực
được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là
tốt.
4 BBB
Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn
có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh
tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng
5 BB
Khách hàng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm
ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh donh,tài chính và kinh tế bất lợi, Các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6 B
Khách hàng xếp loại B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên,hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh ,tài chính và kinh tế nhiều
khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách
7 CCC
Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều
kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả nợ.
8 CC Khách hàng CC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ.
9 C
Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng
vẫn đang được duy trì.
10 D
Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mấy khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra, không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.
Bảng 2.3. Chính sách tín dụng áp dụng đối với từng nhóm khách hàng
Bước 7: Đề xuất:
• Mức độ cung cấp tín dụng dịch vụ trong năm tới • Điều kiện tín dụng bảo lãnh.
• Phương pháp quản lý tín dụng nên áp dụng • Các chính sách tín dụng nên áp dụng • Các đề xuất khác.
Có thể nhận thấy quy trình phân tích tình hình tài chính của khách hàng tại Ngân hàng Quân đội nói chung và Chi nhánh Điện Biên Phủ nói riêng là một quy trình thống nhất và khoa học, giúp cán bộ tín dụng có một cái nhìn khái quát và toàn diện về tình hình h oạt động của doanh nghiệp từ đó có thể ra quyết định đầu tư đúng đắn.
2.2.1.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng tại MB Điện Biên Phủ chủ yếu là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh về số tuyệt đối và số tương đối. Nội dung phân tích khả năng tài chính là:
Thẩm định báo cáo tài chính
Khi thu thập hồ sơ tài chính từ khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành so sánh đối chiếu các khoản mục trên báo cáo tài chính so với các khoản mục riêng lẻ yêu cầu cung cấp như 131,331, tờ khai VAT. Để đối chiếu về tính chính xác của khoản mục. Yêu cầu doanh nghiệp lý giải khi có bất thường xảy ra.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu Khách hàng doanh nghiệp xuất trực tiếp báo cáo tài chính trên hệ thống thuế, có chữ ký điện tử để đối chiếu.
Với những doanh nghiệp đặc thù kinh doanhh nhỏ lẻ, không xuất hóa đơn, cán bộ tín dụng đồng thời sẽ yêu cầu bổ sung báo cáo tài chính nội bộ, để đánh giá thực tế năng lực tài chính và dự báo khả năng phát triển của doanh nghiệp trong các năm sau.
Phân tích các báo cáo tài chính
Tại MB Điện Biên Phủ các loại báo cáo tài chính được phân tích bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cán bộ tín dụng sẽ phân tích các loại báo cáo này theo số liệu trong 2 năm gần nhất. Thường sử dụng phương pháp phân tích dọc và ngang, đánh giá sự biến động của các chỉ số so với tài sản và nguồn vốn. Và phương pháp phân tích ngang, đánh giá so sánh sự biến động các chỉ số giữa cá3c năm.
Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, cán bộ tín dụng có thể biết được tình trạng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Phân tích bảng cân đối kế toán để biết tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản đã được đầu tư vào các hạng mục tài sản cụ thể nào.
+ Phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán thể hiện doanh nghiệp đã huy động vốn từ các nguồn nào để đầu tư, hình thành các tài sản của đơn vị mình.Với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đặc điểm tình hình tài sản , nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng khác nhau.
Căn cứ vào phần tài sản, các đối tượng sử dụng có thể nhận biết về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào phần nguồn vốn, các đối tượng sử dụng có thể nhận biết về chính sách huy động vốn cũng như mức độ rủi ro (hoặc an toàn) tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp theo đuổi chính sách huy động vốn mạo hiểm sẽ có tỉ trọng nợ phải trả trên nguồn vốn cao. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh doanh.Các ngân hàng thương mại có tỉ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn rất thấp do đặc thù hoạt động kinh doanh ngân hàng là nhận tiền gửi (vay) của đối tượng này và cho các đối tượng khác vay.
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh cán bộ tín dụng có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh giúp cán bộ tín dụng nhận diện rõ ràng các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh, từ đó dự báo về lợi nhuận cũng như dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Để đứng vững và phát triển trong hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng như thay thế các tài sản cũ để duy trì và mở rộng năng lực hoạt động của mình, trong đó lợi nhuận là một nhân tố quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp cán bộ tín dụng đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tức là doanh nghiệp đó đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội (lực lượng xã hội và các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh).
Phân tích các hệ số tài chính
• Các chỉ tiêu thanh khoản
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tài sản 3,22
3 100% 4,480 100% 9,785 100% 16,300 100%
A. Tài sản 2,79
2. Vốn lưu động ròng
3. Khả năng thanh toán nhanh 4. Khả năng thanh toán tức thời
• Các chỉ tiêu hoạt động
5. Vòng quay vốn lưu động 6. Vòng quay các khoản phải thu 7. Vòng quay hàng tồn kho 8. Vòng quay phải trả người bán 9. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 10. Vòng quay người mua trả tiền trước
• Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn
11. Tổng nợ phải trả/tổng tài sản 12. Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 13. Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
14. Vốn lưu động ròng/ Tài sản ngắn hạn 15. Hệ số tài sản cố định/Vốn chủ sở hữu
• Các chỉ tiêu hiệu quả
16. Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 17. EBIT/Chi phí lãi vay
18. EBIT/Tổng tài sản bình quân (ROA) 19. Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH (ROE)
20. Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS) 21. Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân (ATO)
22. Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân (ALEV)
Đưa ra nhận xét, đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng tại thời điểm xin vay vốn.
2.2.2. Phân tích tài chính một khách hàng doanh nghiệp cụ thể
2.2.2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH xây dựng thương mại TH Việt Nam
- Công ty TNHH xây dựng thương mại TH Việt Nam.
- Công ty TNHH Xây dựng Thương mại TH Việt Nam được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0105238190 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp