Với vị thế là người đi sau, TPBank có cơ hội rút ngắn giai đoạn từ việc học tập, vận dụng những kinh nghiệm thành công trong việc xây dựng thương hiệu từ những thương hiệu ngân hàng nổi tiếng và thành công trên thế giới và trong nước. Những bài học TPBank có thể vận dụng từ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của VietcomBank như:
- Đầu tư vào thương hiệu nhất quán, mạnh mẽ:
+ Vạch ra thông điệp cô đọng, rõ ràng: Dù bạn có bao nhiêu sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu mở rộng, đưa tất cả vào một câu và cho biết bạn đang bày ra bàn cái gì. Hãy miêu tả thông điệp rõ ràng, chi tiết.
+ Vạch rõ cách thức truyền thông cho thông điệp cốt lõi. Thông điệp tóm tắt ngắn gọn đầy đủ thông tin về thương hiệu của bạn là gì? Thông điệp này được thể hiện thế nào trên website, trong cửa hàng hay trên phương tiện truyền thông? Thể hiện rõ vai trò lãnh đạo và bảo đảm là nhân viên của bạn hiểu chính xác thông điệp này.
+ Thương hiệu cần sống động, đừng trở thành “nạn nhân” của thương hiệu. Mọi người thích tương tác với người khác. Hãy giữ cho thương hiệu được nhất quán nhưng có những đặc điểm khác biệt và nổi bật liên quan đến thương hiệu. Và tập trung vào sự khác biệt thay vì cố gắng cạnh tranh với những thương hiệu khác từ những điểm tương đồng bởi với vị thế người đi sau chỉ sự khác biệt, nổi trội mới có thể thu hút khách hàng.
+ Đầu tư xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán và thể hiện được thông điệp mà ngân hàng muốn mang tới khách hàng
Năm 2008 Thành lập ngân hàng TPBank Năm 2009 Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất
Năm 2010 Vốn điều lệ của TPBank tăng lên 3000 tỷ
Năm 2011 Khai trương “TPBank - Quỹ tiết kiệm Khâm Thiên và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi”
Năm 2012 Đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho “Dịch vụ ngân hàng điện tử” do độc giả Thời báo “Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng” bình chọn
Năm 2013 Ra mắt nhận diện thương hiệu TPBank mới và Ra mắt giải pháp công nghệ “eCounter - eGold” và “Thẻ tiêu dùng Đa tiện ích - các giải pháp công nghệ thông minh” lần đầu tiên tại Việt Nam
Năm 2014 Là ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking
trường, TPBank cần xây dựng cho mình một nền tảng khác biệt và nổi bật so với những thương hiệu đang có. Lợi thế cạnh tranh lõi sẽ giúp ngân hàng đi xa hơn, dài hơn và thậm chí là nhanh hơn so với các thương hiệu khác trên thị trường
- Gắn kết với người ủng hộ, không lo lắng về những người phản đối: Điều quan trọng hơn và khó khăn hơn cả tìm kiếm khách hàng mới là việc giữ chân khách hàng trung thành như:
+ Tập trung vào những khách hàng hiện hữu
+ Có những chính sách ưu đãi, kích thích, động viên khách hàng. Tạo sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng
+ Tạo niềm tin với thương hiệu trong khách hàng qua chất lượng dịch vụ, bởi niềm tin là cơ sở để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và tài sản thương hiệu của NHTM cho phép chúng ta vận dụng linh hoạt để đánh giá thực trạng ở chương 2. Đồng thời, chương 1 cũng tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của một số ngân hàng lớn trong nước như VietcomBank. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quý giá đối với ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Tiên Phong nói riêng để ứng dụng trong xây dựng và phát triển thương hiệu đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG