Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 196 (Trang 40 - 97)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

a. Trình độ của CBTD

Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, CBTD đóng vai trò hết sức quan

trọng bởi họ là người đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp, trực tiếp thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và cũng là người tham gia vào quá trình phân tích. Vì vậy có thể nói chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ phân tích. CBTD

là người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với khách hàng đồng thời cũng chính là người thực hiện việc phân tích tài chính khách hàng nên có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình

phân tích. Điều này đòi hỏi cán bộ phân tích phải có kinh nghiệm, năng lực và tư chất đạo

đức nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn cho phép CBTD có thể sử dụng linh hoạt, hợp lý

30

vàng, thiếu kinh nghiệm và tư cách đạo đức yếu kém, chắc chắn chất lượng phân tích tài

chính doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, kết quả phân tích sẽ thiếu chính xác hoặc nhận định không đầy đủ, hoặc bị làm sai lệch, ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân

hàng, từ đó sẽ gây ra rủi ro tín dụng và thiệt hại là điều khó tránh khỏi.

b. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp là những bước cần thiết để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Các bước này được đặt ra để giảm thiểu rủi ro, hạn chế

những phát sinh không cần thiết trong quá trình phân tích. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp được thiết kế chuẩn sẽ giúp cho quá trình phân tích được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo tính chính xác hơn khi phân tích tài chính do các bước phân

tích tài chính ban đầu được kiểm tra, xét duyệt lại trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về

tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu quy trình phân tích còn nhiều thiếu sót, các bước của quy trình chưa được hoàn thiện sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phân tích do tính lỏng lẻo của quy trình nên chất lượng phân tích sẽ không cao.

c. Phương pháp sử dụng trong phân tích

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, có rất nhiều phương pháp phân tích mà ngân

hàng có thể áp dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp như: phương pháp

so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp phân tích tài chính Dupont... Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà ngân hàng sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau để làm rõ những đặc điểm về tài chính của doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp

31

d. Khoa học công nghệ của NHTM áp dụng trong phân tích

Một ngân hàng có nền tảng công nghệ tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp bởi việc khai thác thông tin từ những nguồn sẵn có, việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm

rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác và tăng độ tin cậy của nguồn thông tin. Hệ thống máy tính, trung tâm lưu trữ thông tin, các phần mềm quản lý, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu tố kĩ thuật phục vụ cho công tác phân tích cần được đầu tư, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phân tích. Ngược lại, cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác phân tích nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các chương trình tính toán phân tích hiệu quả sẽ làm cho quá trình phân tích thông tin mất nhiều thời gian hơn và có thể gây ra những nhầm lẫn, sai sót không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng phân tích.

32

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận chung về các hoạt động của ngân hàng thương mại đặc biệt là hoạt động tín dúng và công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng rất phức tạp. Khóa luận đã đi sâu và phân tích một số nội dung cơ bản như: hoạt động tín dụng của các NHTM; bản chất và hoạt động phân tích tài chính doanh

nghiệp; nội dung, quy trình và các phương pháp chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính. Qua đó đã tổng hợp và chỉ ra các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới chất lượng phân tích

Trên cơ sở lý luận đó, vận dụng vào quá trình phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ ở chương 2.

33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TÂY HỒ

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT - chi nhánh Tây Hồ

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị

định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 1996 đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2018 là một năm đặc biệt đối với Agribank, năm ghi dấu Agribank tròn 30 năm phát triển và tiếp tục có những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh. NHNNo&PTNT Việt Nam đã được vinh danh Top thương hiệu mạnh quy mô lớn, có vai trò và đóng góp quan trọng vào việc dẫn dắt các ngành nghề phát triển khẳng định vị

thế vượt trội của Agribank trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với thành tích về quy mô doanh thu, tổng tài sản, hệ thống mạng lưới, số lượng cán bộ nhân viên... Tính đến cuối năm 2018, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: “tổng tài sản đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm 73,6%/tổng dư nợ và chiếm 51% thị phần tín dụng của ngành Ngân hàng đầu tư lĩnh vực này; mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 cán bộ và có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ”.

2.1.2. Sự ra đời và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

Để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng cũng như đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam đã quyết định thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ theo quyết định số 18/QĐ/HĐQT - NHNN của Hội đồng Bộ trưởng và UBND TP Hà Nội. Ngày 18/03/1996 NHNo&PTNT Tây Hồ ra đời và trực

34

Những năm đầu hoạt động, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh yếu kém, không có hiệu quả. Nguyên nhân là do hoạt động trên địa bàn mà các hoạt động

sản xuất thương mại, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nhu cầu của dân cư về vốn chưa cao do hoạt động chính trên địa bàn là trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nhỏ... và thu nhập của người dân chưa cao nên qúa trình tích luỹ không lớn. Do hoạt động của ngân hàng còn nhỏ hẹp, với biên chế ban đầu là 07 cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, cơ

sở vật chất và các phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh kém hiện đại, các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng chưa đa dạng và phong phú.

Đến năm 1999, chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ được nâng cấp lên thành chi nhánh ngân hàng cấp 3 tại quyết định số 656/QĐ - NHNN - 02, ra ngày 28/08/1999, biên chế lao động tăng dần và tính độc lập của chi nhánh ngân hàng trong hoạt động được

nâng lên. Lúc này nền kinh tế trên địa bàn có sự tăng trưởng, địa bàn hoạt động được mở

rộng, thu nhập của người dân tăng lên, việc thành lập quận Tây Hồ đã tạo điều kiện cho các dự án, các khu vui chơi. được thực thi, sự chuyển hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện cho số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày một tăng. Ngày 10/4/2008 Chi nhánh trở thành chi nhánh cấp I, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Khi đó ngân hàng trở nên chủ động hơn trong công tác xử lý các công việc như sử dụng vốn, hình thức huy động hay các hoạt động khác của ngân hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Tây Hồ

Tính tới nay, tổng số lao động tại chi nhánh là 173 lao động. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Agribank, chi nhánh đã bố trí đúng và đủ số nhân sự phù hợp với trình độ năng lực sở trường ở từng vị trí, bộ phận, do đó đã đạt được hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo và chuyên môn.

Theo quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh và theo quy định chung của Agibank, bộ máy tổ chức của chi nhánh được chia thành nhiều phòng, ban phụ trách từng mảng nghiệp vụ ngân hàng khác nhau. Với quy mô chưa thực sự lớn, hoạt động

STT

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh tăng trưởng 2017/2016 2018/2017 1 Nguồn vốn huy động 3.96 6.365 6.489 60,5% 1,9% 2 Dư nợ tín dụng_________ 3.32 4.001 5.610 20,3% 40% 3 Tỷ lệ nợ xấu___________ 0,9% 2,57% 3,28% 1,67% 0,71% 4 Thu nợ XLRR__________ 9,8 27,5 12,333 181% -55% 5 Thu nợ bán VAMC______ 15,6 40,6 3,992 160% -90% 6 Thu dịch vụ____________ 17,709 20,310 19,787 15% -3% 7 LN khoán tài chính______ 80,984 110,348 89,960 36% -18% 35

vừa phụ trách lập kế hoạch và vừa phải huy động nguồn vốn...

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

Nguồn: Agribank chi nhánh Tây Hồ

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Hồ

Trong những năm gần đây, đứng trước nhiều biến động của tình hình khu vực và thế giới nhưng Việt Nam vẫn giữ vững được nhịp tăng trưởng ổn định, đặc biệt năm 2017 được đánh giá là năm thành công vượt bậc khi tăng trưởng GDP đạt 6.7% - mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Cùng với sự phát triển đó cạnh tranh trong tăng trưởng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng càng trở nên gay gắt, biến cạnh tranh giữa các TCTD thành cuộc chiến trên tất cả các mảng hoạt động. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh cùng với việc triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Agribank, với sự đồng sức đồng lòng nỗ lực trong công tác chuyên môn. Chi

36 nhánh đã đạt được một số thành quả như sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Hồ

Nguồn: BCTK Chi nhánh Tây Hồ 2016 - 2018

Tình hình tài chính của chi nhánh đang có xu hướng tích cực, qua các năm chi nhánh đều hoàn thành vượt chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, lợi nhuận năm sau cao hơn năm

trước, đặc biệt năm 2017 các chỉ tiêu đều tăng vượt bậc như huy động vốn tăng 60,5%; dư nợ tăng 20,3%; xử lý thu hồi nợ tăng 181%; thu dịch vụ tăng 15% và lợi nhuận khoán

tài chính tăng 36% so với năm trước. Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng cao (năm 2017 tăng 1,67% so với 2016) cho thấy khả năng kiểm soát nợ của chi nhánh vẫna. Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động qua các năm tại Agribank Tây Hồ

Tỷ đồng

Nguồn: BCTK Chi nhánh Tây Hồ 2016 - 2018

Ta thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên rõ rệt qua các năm. Neu năm 2016 đạt 3.966 tỷ đồng thì đến năm 2017 có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 2.400 tỷ đồng so với năm 2016 (tức tăng 60,5% so với năm 2016), trong đó phải kể đến việc chi nhánh

37

duy trì thời điểm 31/12/2017 đạt 2.190 tỷ đồng) và nhiều tổ chức lớn khác. Đến năm 2018, nguồn vốn có tăng nhưng không đáng kể, tăng 124 tỷ (tốc độ tăng 1,9% so với năm 2017) do chi nhánh đang phát triển một loạt khách hàng mới có quy mô lớn.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn qua các năm tại Agribank Tây Hồ

■ KH trên 24T

■ KH dưới 24T

■ KH dưới 12T

■ KKH

Nguồn: BCTK Chi nhánh Tây Hồ 2016 - 2018

Năm 2017, cơ cấu vốn theo thời gian có sự điều chỉnh mạnh, phù hợp với định hướng của Agribank và chi nhánh, đó là tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn nhằm giảm chi phí vốn, tăng tỷ trọng tiền gửi trung - dài hạn nhằm tạo độ ổn định trong hoạt động kinh doanh. Tiền gửi KKH tăng 2.133 tỷ đồng (tăng 241% so với năm 2016) nhờ việc thu hộ cho BHXH Việt Nam. Năm 2018, nguồn vốn KKH giảm mạnh (giảm 378 tỷ so với năm 2017 do giảm nguồn của BHXH Việt Nam), tăng mạnh tiền gửi CKH (phản ánh

tâm lý yên tâm của KH trước sự ổn định trong lãi suất huy động của NH thời gian qua).

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng tại Agribank Tây Hồ

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Theo thời gian 3.327 100 4.001 100 5.610 100

Ngắn hạn________ 1.996 60 2.609 65,2 3.439 61,3 Trung, dài hạn 1.331 40 1.392 34,8 2.171 38,7

Theo loại tiền 3.327 100 4.001 100 5.610 100

Nội tệ___________ 2.717 81,67 3.227 80,65 4.612 82,21 Ngoại tệ (VND) 610 18,33 774 19,35 998 17,79

Theo đối tượng 3.327 100 4.001 100 5.610 100

Hộ SX & CN 403 12,11 523 13,07 727 12,96 TCKT___________ 2.924 87,89 3.478 86,93 4.883 87,04

38

Theo biểu đồ cho thấy rõ định hướng trong chiến lược phát triển nguồn vốn của chi

nhánh. Tiền gửi khác (KBNN, TCTD) cơ bản không thay đổi do quy định của Nhà nước;

Huy động vốn từ dân cư vẫn được chú trọng do nó là kênh dẫn vốn cần thiết cho nhu cầu

tín dụng trung - dài hạn nên luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn (thường trên 55% tổng nguồn vốn huy động). Tiền gửi TCKT được coi là kênh tăng trưởng chủ yếu,b. Hoạt động tín dụng

Giai đoạn 2016 - 2018, hoạt động tin dụng của Agribank Tây Hồ chịu tác động mạnh của sự phát triển nền kinh tế đặc biệt năm 2017 chứng kiến hàng loạt con số kỷ lục trong nhiều lĩnh vực: “Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD; vốn FDI thực hiện 11 tháng đã đạt tới 16 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; có trên 120.000 doanh nghiệp thành lập mới”. Thị trường tiền tệ khá ổn định và dòng vốn tín dụng vào mục tiêu sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Do đó, dư nợ tín dụng của Agribank nói chung và chi nhánh Tây Hồ nói riêng có sự tăng trưởng rõ rệt trong những năm gần đây. Cụ thể

được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Dư nợ tín dụng tại Agribank Tây Hồ

Tỷ đồng

Nguồn: BCTK Chi nhánh Tây Hồ 2016 - 2018

Qua số liệu có thể thấy tổng dư nợ của chi nhánh những năm vừa qua tăng rất nhanh. Năm 2017 đạt 4.001 tỷ (tăng 20,2% so với năm 2016) và năm 2018 đạt 5.610 tỷ (tăng 40% so với năm 2017, gấp đôi so với mức tăng năm trước). Nắm bắt được xu thế thay đổi của nền kinh tế trong thời gian qua, chi nhánh có những định hướng phù

39

hợp với sự phát triển kinh tế từ đó điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo từng đối tượng khác nhau, cụ thể:

Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tại Agribank Tây Hồ

Nguồn: BCTK Chi nhánh Tây Hồ 2016 - 2018

Qua đó ta thấy dư nợ của Agribank chi nhánh Tây Hồ phần lớn là tín dụng bằng đồng Việt Nam, tập trung ở nhóm đối tượng KHDN chủ yếu chiếm 60% là nợ ngắn hạn. Dư nợ đối với hộ sản xuất và cá nhân tuy chỉ chiếm gần 13% tổng dư nợ nhưng cũng khẳng định vai trò của cho vay cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Lượng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân đang có giao dịch tại chi nhánh nhiều gấp 1,6

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 196 (Trang 40 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w