Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 196 (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động hết sức phức tạp, liên quan dến nhiều

người, nhiều bộ phận bên trong và ngoài doanh nghiệp. Để có được thông tin hữu ích cho việc ra quyết định tài chính, công tác phân tích cần được tổ chức một cách khoa học.

a. Lập kế hoạch phân tích

Lập kế hoạch phân tích là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích.

* Nội dung phân tích cần xác định rõ các vấn đề cần được phân tích: có thể toàn bộ

hoạt động tài chính hoặc chỉ một số vấn đề cụ thể nào đó cơ cấu vốn, khả năng thanh

toán... Đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể tiến hành phân tích.

23

b. Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, việc xác định và thu thập được nguồn thông tin cần thiết dùng cho phân tích có ý nghĩa rất quan trọng bởi toàn bộ những đánh giá của ngân hàng về doanh nghiệp đều dựa trên những thông tin này. Do vậy nguồn thông tin cần đầy đủ, đa dạng và chính xác. Để có được thông tin cần thiết, ngân hàng có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ khách hàng, từ các phương tiện thông tin đại chúng và từ kho dữ liệu của ngân hàng, cụ thể như sau:

* Thông tin từ khách hàng cung cấp

Thông tin do khách hàng cung cấp là nguồn thông tin đầu tiên mà ngân hàng có thể

có được. Ngân hàng có được nguồn thông tin này từ quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách

hàng hay những thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn. Những thông tin

về tài chính chủ yếu mà ngân hàng có được từ hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm các BCTC qua một số năm, các kế hoạch tài chính trong tương lai. Ngoài ra thông tin khác cũng quan trọng không kém là phương án vay vốn của khách hàng với sự phản ánh chi tiết về sử dụng tiền vay và kế hoạch trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, Ngân hàng cũng cần chú trọng đến

độ chính xác của các thông tin đó. Cách thức đơn giản nhất để biết những thông tin kế toán khách hàng cung cấp có chính xác hay không là yêu cầu khách hàng cung cấp các BCTC đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều công ty không có BCTC đã qua kiểm toán, vì vậy trước khi phân tích cần thông qua một số chỉ tiêu nổi bật để đánh giá độ chính xác của thông tin như các chỉ số có phù hợp với tình hình chung của ngành không, các chỉ số tăng trưởng có phù hợp với tình hình của nền kinh tế hiện nay không...

* Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng

24

Thông tin chung là những thông tin về tình hình phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học

kỹ thuật, những thông tin về các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá, các thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh... nhằm đánh giá cơ hội và khó khăn của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Các thông tin về chỉ số giá cả, lạm phát cũng cần được sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng thực tế của doanh nghiệp.

Thông tin về ngành kinh doanh: đây là thông tin cần thiết để đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành và tiềm năng

phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đó có thể là thông tin về vị trí, tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu, sản phẩm của ngành, trình độ công nghệ, quy mô của thị trường, khả năng cạnh tranh, tính độc quyền.

* Thông tin từ kho dữ liệu của ngân hàng

Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy vì hầu hết các thông tin này đã được sàng lọc ở mức độ nhất định. Thông tin này bao gồm những thông tin về môi trường, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, tài sản đảm bảo doanh nghiệp đang thế chấp ở các ngân hàng để vay vốn, độ tín nhiệm của doanh nghiệp mà ngân hàng đã tích luỹ được trong quá trình giao dịch trước đó với khách hàng hoặc khách hàng tương tự. Nguồn thông tin này tuy đáng tin cậy để sử dụng nhưng chất lượng của nguồn thông tin này lại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình lưu trữ và xử lý thông tin của ngân hàng.

c. Phân tích

Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được, tùy thuộc vào yêu cầu và nội dung phân tích, nhà phân tích cần tính toán các tỷ số tài chính phù hợp, lập các bảng biểu theo từng nội dung đã đặt ra, so sánh với các chỉ số kỳ trước, các chỉ số của ngành, của các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Trên cơ sở đó, đánh giá khái quát mặt mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, vạch ra những vấn đề, những trọng tâm cần được tập

25

phân tích cụ thể nhằm làm rõ các mối quan hệ, các yếu tố trong thể hiện bản chất của các

hoạt động, bằng việc:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng, xem xét mối lệ hệ giữa các nhân tố. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.

- Từ góc độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đánh giá các nguyên nhân thành công và nguyên nhân tồn tại.

d. Tổng hợp và dự đoán

Tổng hợp kết quả đã phân tích ở bước trên giúp ta có cái nhìn tổng quát về năng lực và tình hình sức khỏe của doanh nghiệp; từ đó rút ra nhận xét và dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đối với người cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư của mình vào DN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 196 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w