thống báo cháy, ngăn cháy; phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và được công an huyện Chương Mỹ cấp giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng cháy ngày 5/9/2019.
Mỗi nhà máy thành lập ban chỉ đạo PCCC, đội phòng cháy chữa cháy. Hằng năm công ty tổ chức tập huấn công tác nghiệp vụ PCCC cho đội phòng cháy chữa cháy.
Công ty đề ra nội quy PCCC, đặc biệt đối với khu vực sản xuất dễ gây cháy nổ công ty thường xuyên kiểm tra các phương pháp phòng cháy và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy:
+ Trang bị 28 bình chữa cháy xách tay, bố trí thuận tiện tại khu vực xưởng sản xuất, nhà điều hành, khu vực nhà ăn..
+ Nguồn nước chữa cháy: gồm bể nước ngầm phục vụ cho công tác chữa cháy có thể tích 20m3.
+ Trang bị mỗi nhà máy 1 máy bơm nước chữa cháy và hệ thống vòi nước chữa cháy
Các thiết bị điện tại khu vưc sản xuất được bố trí thích hợp, trang bị các vật liệu che chắn cách điện và thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện. Đồng thời tuyên truyền cho công nhân biện pháp sử dụng điện an toàn.
b. Chăm sóc sức khỏe công nhân
Công tác đảm bảo an toàn sức khỏe và dự phòng bệnh tật cho người lao động đã được Ban giám đốc quan tâm chỉ đạo song chưa có hiệu quả, có lẽ là do cách làm chưa phù hợp nên người lao động chưa thấy thiết thực. Công tác giám sát, nhắc nhở có thể chưa thường xuyên và chưa có chế tài nên ý thức chấp hành đảm bảo an toàn sức khỏe lao động của người lao động chưa cao.
Sức khỏe công nhân
Công nhân mắc bệnh nghề nghiệp chủ yếu ở công đoạn đứng máy, máy dệt và công nhân vận hành lò hơi do hít phải TSP (bao gồm cả bụi PM10 và bụi mịn PM2.5) và hơi khí độc.
Tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp trong công nhân của công ty Star chủ yếu ở mũi, họng như bị viêm mũi họng cấp tính, viêm Amidan cấp tính, viêm mũi dị ứng, phế quản; các bệnh về mắt, da và điếc khá cao. Bệnh Bụi phổi bông trong công nhân may (bệnh nghề nghiệp đặc thù) đã được phát hiện.
Bảng 4.6 là tỷ lệ số bệnh thường gặp trên 75 công nhân đang trong giờ làm ca 1(8h-17h), ngày 31/4/2021. Vì hạn hẹp về thời gian nên tôi đã xin lấy phiếu điều tra ngẫu nhiên 25 công nhân Cắt, 25 công nhân làm sợi, 25 công nhân công ty may 5, cùng ngày.
Bảng 4.6 Tỷ lệ một số bệnh thường gặp trên 75 công nhân được điều tra của công ty
Đơn vị KV Cắt KV làm sợi KV may
(25) (25) (25) Chứng, bệnh SL % SL % SL % Các bệnh ở mũi 22 88 14 56 20 80 Các bệnh ở họng 20 80 12 48 20 80 Các bệnh liên quan đến mắt 15 60 14 56 16 64 Các bệnh về thính giác 16 64 12 48 20 80
Thay đổi huyết áp 23 92 10 40 13 52
Các bệnh xương khớp 21 84 10 40 18 72
Bệnh ngoài da 23 92 12 48 13 52
Bệnh tiêu hóa 20 80 9 36 10 40
Bệnh bụi phổi bông 0 0 3 12 2 8
Tổng 25 100 25 100 25 100
( Nguồn: tác giả điều tra phỏng vấn)
+ Tại nhà KV cắt, chứng bệnh ngoài da và thay đổi huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 92% so với các chứng bệnh khác 23/25 công nhân làm khảo sát.
+ Tại KV làm sợi, các bệnh ở mũi và các bệnh liên quan đến mắt là chiếm tỷ lệ cao nhất 56% so với các chứng bệnh khác 14/25 công nhân.
+ Tại KV may , các bệnh ở họng, các bệnh ở mũi và các bệnh về thính giác chiếm tỷ lệ cao nhất 80% so với các chứng bệnh khác 20/25 công nhân.
Các bệnh lý về bệnh ngoài da, mũi, họng chủ yếu gặp ở các công nhân tuổi nghề từ 3 đến 5 năm, các công nhân có tuổi đời trên 5 năm ngoài mắc các bệnh về mũi, da, họng thì còn mắc bệnh lý về thay đổi huyết áp, các công nhân tuổi nghề ít hơn 3 năm tỷ lệ mắc các bệnh lý cũng ít hơn do quá trình làm việc tiếp xúc trong nhà máy còn chưa nhiều.
Chăm sóc sức khỏe công nhân