2019 ĐẾN NĂM 2020
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Trong điều kiện hiện nay, sự lan tràn của hàng ngoại nhập vào thị trường Việt Nam cùng với tâm lý “sính ngoại” của người dân Việt Nam, thêm vào đó là sự chưa
hoàn thiện các chính sách pháp luật của chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn, G7 của Trung Nguyên cũng không nằm ngoài số đó.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Nguyên là Nescafe. Nescafe hoàn toàn mang tính quốc tế, sản phẩm của Nescafe bán cho người tiêu dùng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đồng nhất với khẩu vị sản phẩm bán cho thị trường toàn cầu. Trước đối thủ Trung Nguyên, Nescafe thay đổi mình từ mẫu bao bì đến những khẩu hiệu tiếp thị như như “100% cà phê Việt Nam”, “Hương vị Việt Nam hơn”… vì thế gây ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu thụ mặt hàng cà phê G7 của Trung Nguyên trên thị trường.
Giờ đây, mối quan tâm báo chí đối với Trung Nguyên đang ngày một nhạt đi, đơn giản bởi 2 chữ “Trung Nguyên” đã trở nên quen thuộc. Trung Nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt về giá, nghĩa là” khách nào hàng ấy”, song điều này không phù hợp lắm do không thể kiểm soát được hết các đối tác thuê thương hiệu. Sự chênh lệch này gây tác hại rất lớn trong quá trình định vị hình ảnh Trung Nguyên trong tâm trí khách hàng.
Trên thị trường cà phê tại Hà Nội cũng xuất hiện các loại hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu của Trung Nguyên.
Tại các siêu thị, sản phẩm cà phê G7 của Trung Nguyên nằm ở góc khuất khó tìm thấy.
Tình hình dịch bệnh gây nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm G7 của Trung Nguyên không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà trên toàn quốc, do chính sách của các quốc gia nên việc xuất khẩu cà phê giảm xuống.
CHƯƠNG 4. DỰ BÁO CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÀ PHÊ G7 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRUNG
NGUYÊN TRONG VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÀ PHÊ G7 ĐẾN NĂM 2022
Trong những năm tới công ty Trung Nguyên tiếp tục lan tỏa khắp Việt Nam và từng bước khẳng định thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế.
Với những dấu ấn phát triển mạnh mẽ trên thế giới và khẳng định vị thế dẫn đầu tại nội địa trong năm 2020, công ty Trung Nguyên tự tin tăng tốc hiện thực hóa tầm nhìn thương hiệu toàn cầu vào 2021.
Từ ngày 04 – 06/01/2020, hơn 600 đối tác trên toàn cầu, đặc biệt từ các thị trường trọng điểm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga,… của công ty Trung Nguyên đã
quy tụ về thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột – nơi sáng nghiệp của Trung Nguyên và cũng là quê hương của hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới để cùng chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn toàn cầu của công ty. Đây được xem là hành động chiến lược của Trung Nguyên để làm rõ quan điểm khác biệt về cà phê, cũng như tầm nhìn vĩ đại của công ty này với những đối tác toàn cầu thông qua các trải nghiệm thực tế về hệ sinh thái cà phê đặc biệt và toàn diện. Hơn nữa, minh chứng, khẳng định mạnh mẽ vị thế thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam, nhằm đẩy mạnh công cuộc chinh phục thị trường toàn cầu trong giai đoạn phát triển mới 2021.
Theo đó, những sản phẩm cà phê năng lượng của công ty Trung Nguyên tiếp tục nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng. Hơn nữa, thương hiệu Trung Nguyên, G7, Trung Nguyên có sự tăng trưởng thần tốc tại các thị trường kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga…, Trong khi đó, hệ thống cửa hàng bán lẻ thế giới cà phê Trung Nguyên E-Coffee ra mắt vào tháng 8/2019 đang tạo nên một làn sóng bùng nổ nhượng quyền mạnh mẽ với tốc độ đăng ký mở mới 10 cửa hàng/ ngày, đạt hơn 150 cửa hàng và hơn 500 hợp đồng hợp tác. Mục tiêu 3.000 cửa hàng trên 63 tỉnh thành Việt Nam và vươn ra toàn cầu được Trung Nguyên E-Coffee đặt ra cho năm 2021.
Chính trong bối cảnh hội nhập đầy cạnh tranh cùng những câu chuyện sát nhập, mua bán, thậm chí phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khát vọng mạnh mẽ, tinh thần chiến binh, sáng tạo của công ty thực sự là nguồn cảm hứng, động lực.