PHÂN TÍCH ĐIỀU 4 BLTTDS: •Khoản 1 Điều 4:

Một phần của tài liệu Ôn tập luật tố tụng dân sự 2022 (Trang 25 - 26)

• Khoản 1 Điều 4:

Quyền khởi kiện vụ án dân sự thuộc về cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm hại hay có tranh chấp, các cá nhân cần được bảo vệ bằng quyền lực nhà nước có quyền gửi đơn kk hoặc đơn yêu cầu đến TA. Đương sự có thể tự mình thực hiện quyền khởi kiện hoặc có thể thông qua người đại diện hợp pháp của mình.

(Điều 85, điều 186, Điều 187).

Các quy định trên đã ghi nhận một quyền cơ bản của con người đó là quyền được Nhà nước bảo hộ, để đạt mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Hoạt động tư pháp mà trung tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có hiệu quả, hiệu lực cao. BLTTDS quy định các điều luật để đảm bảo quyền tiếp cận TA, công lý cho mọi cá nhân, cơ quan tổ chức như:

+ Gửi đơn: Điều 190

+ Thẩm quyền nhận đơn, thụ lý: Điều 191, Điều 195 + TA phải nhận đơn kk, đơn yc khi ĐS gửi đến: Điều 191

+ Chỉ được trả lại đơn sau khi đã xem xét và có căn cứ PL, có thể khiếu nại khi bị trả lại đơn: Điều 192, Điều 194

• Khoản 2 Điều 4:

Nếu không có căn cứ trả lại đơn kk, TA phải thụ lý VVDS (Điều 195) và tiến hành giải quyết theo trình tự tố tụng để bv quyền lợi của các cá nhân cơ quan tổ chức kịp thời (giải quyết theo các quy định từ điều 43 đến điều 45)

- Vì sao không được từ chối nhận đơn KK??

Việc từ chối giải quyết những vụ, việc của Tòa không phù hợp với xu thế của nhận loại là giải quyết tranh chấp phải bằng con đường tư pháp, ko bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch.

Quy định như trên không những không bảo vệ triệt để các quyền con người, quyền dân sự của cá nhân, tổ chức mà còn tạo ra những bất ổn xã hội. Đó là tình trạng người dân khi bị từ chối sẽ tự giải quyết tranh chấp “tự xử” khi không “nhờ” được công quyền. Việc tự giải quyết này dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội đó là tình trạng tùy tiện xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, và ở đâu có tình trạng người dân tự giải quyết tranh chấp mà không theo pháp luật, thì ở đó công lý bị chà đạp, niềm tin vào công quyền bị sói mòn…

Việc quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng như quy định trong Bộ luật dân sự và tố tụng dân sự đã góp phần hạn chế của pháp luật trước đây và chấm dứt tình trạng từ chối của Tòa án khi người dân yêu cầu. Bảo vệ triệt để quyền con người và quyền công dân trong việc thực hiện quyền khởi kiện tại cơ quan công quyền. Đồng thời đúng với tinh thần của Hiến pháp 2013.

Hiến pháp 2013 “Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật, Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật tố tụng dân sự 2022 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w