Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định và quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Là một vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự, chi phối quá trình tố tụng dân sự nên quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được thể hiện trên các phương diện: Khởi kiện; Đưa ra, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện; Đưa ra, thay đổi, bổ sung hoặc rút căn cứ khởi kiện.
– Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự: Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều có quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc quyết định và tự định đoạt này có thể được toà án chấp nhận hay không. Trước khi toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì việc quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu là quyền tuyệt đối của đương sự. Tại phiên toà sơ thẩm, việc quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự bị hạn chế: Điều 244
+ Quyền khởi kiện Điều 4, Điều 186, Điều 187
(Việc dân sự: thì không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên. Nhưng người yêu cầu vụ việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Họ được quyền đưa ra yêu cầu cho Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu
Tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hoặc công nhận các quyền, nghĩa vụ của họ.)
+ Yêu cầu phản tố của bị đơn: Khoản 4, Điều 72 và Điều 200
Quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của người bị kiện được thực hiện khi có những mối ràng buộc nhất định với yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và được thực hiện tại những thời điểm, những giai đoạn tố tụng nhất định: + Yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Khoản 4 Điều 68:
Họ là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng và họ cũng có quyền thể hiện sự tự định đoạt của mình quy định tại Điều 201
- Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự
Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thoả thuận giải quyết vụ việc của đương sự được thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào. Trong tố tụng dân sự, hoà giải là thủ tục có ý nghĩa nhân văn nhằm giúp cho đương sự thoả thuận với nhau để giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ việc. Cơ sở của hoà giải là xuất phát từ ý chí chủ quan, tự nguyện quyết định và tự định đoạt của đương sự. Do vậy, chỉ có đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung mới có quyền thương lượng, thoả thuận hoà giải để giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ việc, trừ trường hợp đương sự uỷ quyền cho người khác. Trong quá trình hoà giải, toà án giữ vai trò trung gian, giải thích pháp luật, chứ không được hướng dẫn thương lượng, nội dung thoả thuận, bởi vì quyền thương lượng, nội dung thoả thuận là nội dung của quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, toà án chỉ công nhận thoả thuận của đương sự khi thoả thuận đó phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
Tại phiên tòa sơ thẩm (Điều 246 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Tại phiên tòa phúc thẩm (Điều 300 Bộ luật tố tụng dân sự 2015),
- Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đương sự có quyền nhờ luật sư hoặc người khác mà tòa án chấp nhận tham gia tố tụng. Người tham gia tố tụng này được gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây cũng là biểu hiện của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự và được pháp luật tôn trọng. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự nên việc thay đổi, chấm dứt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự do hai bên quyết định. Như vậy, một lần nữa quyền tự định đoạt của đương sự lại được thể hiện. Tất cả đều hướng tới lợi ích của đương sự. - Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án
– Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của toà án chưa có hiệu lực pháp luật. Theo đó, những phần của bản án, quyết định bị kháng cáo thì chưa được thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành. Có thể nói, quyền khiếu nại, kháng cáo là phương tiện pháp lý, là một trong những nội dung của quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật về đối tượng và thời hạn của quyền khiếu nại, kháng cáo. Mặt khác, đương sự cũng có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo theo Khoản 2, Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Đương sự, người đại diện của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bản án, quyết định, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng bản án, quyết định, hành vi tố tụng đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Căn cứ vào nguyên tắc các cơ quan nhà nước, người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành vi công vụ do công chức của đơn vị mình thực hiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét, giải quyết kịp thời các khiếu nại và thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người khiếu nại.
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong lĩnh vực khiếu nại, kháng cáo là một trong những quyền tố tụng quan trọng, bảo đảm cho đương sự có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như phát hiện, khắc phục, sửa chữa những sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ việc.
Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.
Đương sự, người đại diện của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bản án, quyết định, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng bản án, quyết định, hành vi tố tụng đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Căn cứ vào nguyên tắc các cơ quan nhà nước, người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành vi công vụ do công chức của đơn vị mình thực hiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét, giải quyết kịp thời các khiếu nại và thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người khiếu nại.