C. Các vấn đề khác
2. Những vấn đề đặt ra đối với các chương trình thời sự trên truyền
Mọi lĩnh vực, hoạt động, mọi ngành nghề phát triển đều tồn tại 2 mặt: tốt, xấu; thành tựu và hạn chế. Đối với ngành báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cũng vậy. Hiện nay, hoạt động của hệ thống truyền hình Việt Nam, trong đó có chương trình thời sự đang bộc lộ nhiều nhược điểm cần được nhanh chóng khắc phục, chấn chỉnh.
Chất lượng của các chương trình hiện vẫn chưa đồng đều, nhiều chương trình nghèo thơng tin, kém sinh động. Các chương trình bằng tiếng dân tộc cịn ít về số lượng và chưa hấp dẫn về nội dung. Các chương trình bằng tiếng nước ngồi chậm được đổi mới, chất lượng chưa cao tính thuyết phục cịn hạn chế. Mặt khác, sự quan tâm đối với truyền hình, các chương trình thời sự ở các đài địa phương vẫn chưa đúng mức; việc đầu tư đổi mới thiết bị kũ thuật thiếu đồng bộ, chưa kịp thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm truyền hình và các chương trình thời sự chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tình hình hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng cơng tác quản lí và việc quan tâm đầu tư xây dựng phát triển sự nghiệp truyền hình cơ sở ở Quảng Nam vẫn còn nhiều điểm cần được kịp thời tháo gỡ. Ví dụ: việc vẫn đang tồn tại các mơ hình quản lý khác nhau đối với hệ thống đài cấp huyện đang tạo ra những cản trở nhất định đối với tính thống nhất trong hoạt động của hệ thống quan trọng này.
Vấn đề nổi bật của truyền hình Việt Nam hiện nay là mơ hình tổ chức hệ thống truyền hình ở cả TW và địa phương cịn bộc lộ nhiều mặt chưa hợp lí. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong những năm qua quá trình đầu phát triển hệ thống truyền hình địa phương thiếu qui hoạch, dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung chương trình, sự can nhiễu về sóng, sự lãng phí về cơng suất máy phát. Cơng suất máy phát, thời lượng chương trình địa phương phân bổ khơng đồng đều. Hầu hết các đài truyền hình, thành phố đều có xu hướng tăng thời lượng phát sóng nhưng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên vừa thiếu lại vừa yếu, thiết bị không đồng bộ. Trừ các thành phố lớn và một vài tỉnh, hầu hết các tỉnh, thành phố cịn lại đều chỉ mới có khả năng sản xuất chương trình đáp ứng một nửa so với cơng suất của các thiết bị.
Hiện tại, gần như tất cả các đài truyền hình địa phương đều có từ 2 máy phát sóng trở lên, cá biệt có tính có đến 4 máy phát. Do cơng suất máy phát lớn, lại do khơng tự sản xuất đủ chương trình nên nhiều đài tỉnh đã khai thác các chương trình phim, văn nghệ, thể thao của nước ngồi một cách thiếu chọn lọc hoặc đưa lên sóng những chương trình có chất lượng kém trong khi nhiều chương trình của đài quốc gia lại khơng được tiếp sóng đầy đủ, các chương trình truyền hình cũng như phát thanh có chất lượng tốt của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, Đài phát thanh Hồ Chí Minh và một số địa phương khác chưa có điều kiện quảng bá rộng rãi tới các địa phương khác.
Chất lượng của các chương trình truyền hình chưa đồng đều, đặc biệt là chương trình của các đài tỉnh, thành phố. Việc phát huy các ưu thế đặc biệt của truyền hình trong việc cung cấp thơng tin, nâng cao dân trí cũng như trong việc đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc quản lý nội dung các chương trình truyền hình nước ngồi thu trực tiếp từ vệ sinh cịn lỏng lẻo, việc tiếp sóng chương trình truyền hình quốc gia chưa có quy chế cụ thể, rõ ràng.
Việc phát sóng truyền hình trả tiền chưa được hoạch định một cách khoa học, chặt chẽ với sự lựa chọn công nghệ một cách tối ưu. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do trong nhiều năm các cơ quan có trách nhiệm chưa có sự quan tâm một cách đầy đủ đến quy hoạch tổng thể và thiếu sự chỉ đạo, quản lý cụ thể quá trình phát triển hệ thống truyền hình.
Hệ thống truyền dẫn phát sóng cũng đang cho thấy nhiều điều bất cập. Trước hết là sự phát triển còn thiếu chiến lược, thiếu quy hoạch tổng thể, một số nơi còn thể hiện sự chồng chéo, kém hiệu quả.
Các đài trung ương và địa phương đều thiết lập hệ thống truyền dẫn, phát sóng riêng. Hệ thống truyền dẫn, phát sóng của nhiều đài địa phương chưa thực sự cân xứng với năng lực sản xuất chương trình, các hệ thống đường trục viễn thơng (ví dụ: cáp quang) chưa được sử dụng thường xuyên để truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình.
Nhiều thiết bị phát sóng hiện nay khơng cịn đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật vẫn được đưa vào sử dụng. Một số đài phát sóng truyền hình cũng như phát thanh đã gây nhiễu, có hại cho các đài khác. Một số đài phát thanh, truyền hình địa phương đầu tư nâng cấp máy phát công suất lớn hơn, xây dựng cột ăngten cao hơn so với quy hoạch phân bổ kênh tần số truyền hình tương tự mặt đất đã được ban hành. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quy
hoạch bị phá vỡ, gây can nhiễu đến các đài khác và làm giảm khả năng tái sử dụng nguồn tài nguyên phổ tần số quốc gia.
Bên cạnh đó cịn phải kể đến trình độ nghiệp vụ của những phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình…. cịn kém, ngay cả khâu tuyển nhân viên của các đài phát thanh – truyền hình cũng cịn nhiều bất cập.