1. Đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất: 3 tiêu chí
1.3. Bền vững về xã hội
- Trước hết, chúng ta cần hiểu phát triển bền vững về xã hội là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.
- Năm 2021 là năm đầu tiên tỉnh Kiên Giang triển khai “Đề án phát triển nuôi biển bền vững đến năm 2030”, với mục tiêu thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại.
- Với lợi thế và tiềm năng thuận lợi phát triển nền kinh tế biển, vùng biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang là một trong bốn ngư trường lớn nhất cả nước (diện tích 63.290 km2). Điều này đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và giúp nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây, góp phần xóa đói giảm nghèo toàn tỉnh và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người lao động như y tế, giáo dục... Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, năm 2021, tổng giá trị GRDP trên địa bàn đạt hơn 63.428 tỉ đồng (tăng 0,71%), thu nhập bình quân đầu người đạt 58,2 triệu đồng; toàn tỉnh có 90/116 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 4 xã so với kế hoạch)... Bên cạnh đó, Kiên Giang còn thực hiện chính sách hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình tàu cá cho ngư dân.
- Ngoài ra, trong phát triển kinh tế biển, tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo. Kiên Giang huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm về giao thông, thủy lợi, điện, nước, cảng biển, sân bay, đường hành lang ven biển, khu neo đậu tàu thuyền, trường học, trạm y tế… cho các xã ven biển, hải đảo.
- Các chính sách an sinh xã hội triển khai đến các xã ven biển, hải đảo, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được nâng lên, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo Kiên Giang.
- Tuy nhiên, việc phát triển đội tàu khai thác quá nhiều, nhất là tàu khai thác ven bờ, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều tàu cá của ngư dân phải vươn xa ra các vùng biển giáp ranh, vùng chồng lấn, thậm chí là ra vùng biển nước ngoài đánh bắt. Việc đánh bắt xa biển như trên gây nhiều nguy hiểm cho ngư dân, đồng thời có thể vi phạm luật kinh tế biển cũng như ảnh hưởng đến sản lượng khai thác ở vùng biển khác.