Nhóm các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY sản TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 36 - 41)

2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế.

- Nhằm khắc phục những bất cập trong phát triển kinh tế biển, nhất là liên quan đến lĩnh vực thủy, hải sản, tỉnh Kiên Giang đã triển thực hiện đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững đến năm 2030. Theo đó, tập trung khai thác, sử dụng tiềm năng mặt nước nuôi biển hợp lý, nhằm phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản, trên cơ sở cân đối giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách hiệu quả, bền vững; khắc phục những hạn chế trong công tác phòng, chống khai thác IUU; triển khai, thực hiện có hiệu quả Dự án “Điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển”, từ đó có đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác các vùng biển trên một cách hiệu quả. Từng bước giảm dần số lượng tàu và sản lượng khai thác, để chuyển sang nuôi biển, tăng quy mô và năng suất nuôi biển, tăng sản lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn

định, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển, giảm áp lực khai thác ven bờ.

- Công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được địa phương đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình cho gần 100% (tương đương 3.648 tàu cá) có chiều dài từ 15m trở lên, góp phần phục vụ công tác theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển một cách hiệu quả. Công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi thuỷ sản chủ lực cũng được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, với 202 cơ sở được cấp mã nhận diện mới trong năm, nâng tổng số cơ sở được cấp là 555.

- Không chỉ vậy, tỉnh Kiên Giang có các định hướng phát triển nhưng phải đảm bảo môi trường sinh thái gắn với du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh; góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân. Việc tận dụng được thế mạnh của vùng kết hợp với các kĩ thuật công nghệ hiện đại, tỉnh phát triển nuôi cá lồng bè trên biển, quanh các đảo, nuôi cua, phát triển mạnh mô hình lâm - ngư kết hợp, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ như: Hến, sò huyết, sò lông, vẹm xanh, nghêu lụa… và một số đối tượng có giá trị khác. Tỉnh sắp xếp lại nuôi cá lồng bè trên biển gắn với ứng dụng khoa học công nghệ và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở các bãi bồi, bãi triều ven biển hợp lý, phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên để tăng năng suất, sản lượng…

2.2. Nhóm giải pháp về xã hội.

2.2.1: Giải pháp về cơ chế quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất nuổi trồng thủy sản.

- Chọn quy hoạch là công cụ quản lý chủ yếu các hoạt động NTTS. Thực hiện xây

dựng quy hoạch môi trường thủy sản gắn kết với quy hoạch phát triển các hệ thống canh tác nông, lâm, công nghiệp và phát triển các vùng lưu vực sông, vùng bờ biển, các hồ chứa trong một phương thức quản lý chung.

- Tăng cường các tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ và quản lý về NTTS và môi

tăng cường hiệu lực các luật lệ, chính sách quản lý.

- Kiểm soát dịch bệch và việc sử dụng thuốc đặc biệt là các loại kháng sinh, chất vi sinh trong NTTS. Xây dựng và thực hiện chăn nuôi sạch. Thực hiện việc áp dụng vùng nuôi tập trung thâm canh có điều kiện, cam kết chấp hành qui hoạch và quy định môi trường vùng nuôi trồng.

- Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trong việc đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường. Áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu cho hoạt động nuôi truồng, áp dụng luật chi trả chi phí sử dụng nguồn nước và môi trường.

- Thực hiện chính sách hỗ trỡ, đãi ngộ hợp lý, khuyến khíc cán bộ kỹ thuật NTTS yên tâm công tác, đủ điều kiện làm việc.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước, kiện toàn tổ chức bộ máy cấp tỉnh, huyện tổ chức cán bộ quản lý, theo dõi thủy sản.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo quy hoạch, quy định các điều kiện NTTS của địa phương, quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh hoc. Kêu gọi đầu tư, thôn tin nhiều về NTTS, chế biến xuất khẩu, giá cả thị trường, công khai minh bạc tới cộng đồng để người dân chủ động phát triển sản xuất.

- Phát triển các tổ chức cộng đồng thủy sản tại địa phương cùng quản lý, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ, góp phần tăng cường công tác quản lý.

- Khuyến khích sản xuất theo quy mô trang trại, xây dựng Tổ hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, xây dựng liên kết kinh doanh, chế biến sản xuất.

- Tăng cường năng lực quản lý của nhà nước bằng việc bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ quản ly, cán bô khoa học kỹ thuật cho ngành. Phân bổ hợp lý nhân sự cho các tỉnh, huyện, địa phương để đáp ứng được nhu cầu học hỏi, giải quyết các vấn đề cho nhân dân.

- Lực lượng cán bộ có chuyên môn cao của ngành NTTS còn thiếu, không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành vì vậy việc đào tập cán bộ kỹ thuật, có năng lực, chuyên môn là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và chất lượng phát triển.

- Đào tạo các cán bộ trình độ đại học tiến sĩ, thạc sỹ có chuyên môn về lĩnh vực NTTS. Có các chương trình hỗ trợ và tạo kinh phí đào tạo chuyên gia lĩnh vực này.

- Hỗ trợ ngân sách đào tạo người địa phương thành cán bộ kỹ thuật về làm công tác khuyến ngư hoặc phát triển tại địa phương.

- Đào tạo ngắn hạn, truyền đạt kiến thức cho cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Hình thức đào tạo ngắn hạn, linh hoạt cho người dân, tổ chức thêm các khóa tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật sản xuất giống.

2.2.3 Mở rộng quan hệ hợp tác

- Mở rộng quan hệ hợp tác cả trong nước lẫn quốc tế về trao đổi công nghệ, nguồn gien và sản xuất giống. Chuyển giao và tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, nhập các giống nuôi mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống nuôi, xử lý chất thải, cải tạo môi trường, nâng cao nguồn lực phát triển.

- Khuyến khích liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư, sản xuất giống thủy sản, sản xuất thức ăn công nghiệp, đổi mới công nghệ nuôi, chế biên thủy sản xuất khẩu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại địa phương. Tranh thủ các nguồn tài chợ từ tổ chức để có thêm nguồn vốn đầu tư vào phát triển, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trên lĩnh vực sinh sản, di truyền, chọn giống, phòng ngừa dịch bệc và xử lý môi trường.

2.3 Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường

- Các địa phương cần quy hoạch từng vùng nuôi trồng thủy sản riêng biệt để bảo

vệ hệ sinh thái và môi trường biển, chống ô nhiễm và quản lý dịch bệch dễ dàng. - Có qui định rõ ràng, nghiên cứu về từng vùng phù hợp với khả năng nuôi trồng khai thác của từng loại thủy sản khác nhau. Tạo điều kiện phát triển, thành lập các vùng nuôi trồng riêng cho từng loại thủy sản để dễ dàng nghiên cứu, quản lý, và phát triển.

2.3.2 Công tác quản lý

- Thực hiện phân cấp quản lý các cấp riêng biệt, xây dựng quy chế cùng nhau quản lỹ giữa người dân và cán bộ đia phương.

- Xây dựng các trạm quan trắc biển, kiểm tra môi trương NTTS thường xuyên. Tiến hành đánh giá các tác động môi trường từng cơ sở, dịch vụ từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh, xử lý môi trường thích hợp.

- Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh. Phân lọa các cơ sở, sản xuất có bề xử lý nước thải. Nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất, công nghệ ít rủi ro, tác động ít tới môi trường.

- Bảo vệ, khôi phục và tái tạo hệ sinh thái biển, rừng ngập mặn. Tăng cường công tác giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân

- Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành có năng lực, đào tạo lao động có trình độ cho cơ sở sản xuất qua các hình thức: dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung một cách có hệ thống.

2.3.3 Bảo vệ môi trường nước

- Tập trung bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bảo vệ môi

trường nuôi trồng ven biển, bảo vệ môi trường thủy sản ven biển bảo vệ môi trường trang trại vùng sản xuất nuôi trồng kinh tếm bảo vệ môi trường trên sông rạch, … Quản lý và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, các vật tư húa chất,

các chế phẩm hóa học sinh học sử dụng trong mô hình canh tác. Hạn chế dịch bệch, tránh lây nhiễm để phát triển nuôi trồng bền vững.

- Tập trung quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, quản lý mô hình phát triền gắn liền với bảo vệ môi trường. Ứng dụng các mô hình công nghệ xử lý chất thải nuôi trồng thích hợp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Xử lý chất thải triệt để trên sông rach, quản lý chặt chẽ dịch bệnh.

- Quản lý chặt chẽ đối với các hành vi xả chất thải nhiễm bệnh trong các ao hồ có dịch bệch ra ngoài môi trường. Tăng cường giám sát chất lượng nguồn nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệch có thể phát dinh. Quản lý nguồn nguyên liệu, thức ăn trên thị trường. Quản lý chất lượng sản phầm nuôi trồng cung ứng cho thị trường chế biến đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nhằm giải quyết các vấn đề cấp phát nước.

- Cán bộ địa phương, cán bộ quản lý phải giám sát chặt chẽ, xử lý ngay lập tức khi có dấu hiệu ô nhiễm, hoặc nhận báo cáo về tình trạng ô nhiễm của địa phương. Có các biện pháp sẵn sàng để khắc phục, giải quyết tình trạng xả thải ngay lập tức hạn chế ảnh hưởng lâu dài đến môi trường nuôi trồng.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, các bể xử lí chất thài khi đổ trực tiếp xuống môi trường nước biển. Đưa ra các biện pháp xử lí mạnh tay, chính sách để phòng ngừa các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bền VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY sản TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)