Phân loại ý nghĩa hàm ẩn:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài NGỮ NGHĨA HỌC (Trang 56 - 60)

+ Tiền giả định (kí hiệu pp’): Những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn gồm: Tiền giả định nghĩa học và tiền giả định dụng học.

+ Hàm ngôn (kí hiệu là imp): Những nội dung có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó. Gồm: Hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn dụng học.

-Cơ chế tạo ra nghĩa hàm không tự nhiên:

Cơ chế tổng quát: Dựa vào tất cả các quy tắc ngữ dụng học, từ quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, đến quy tắc chi phối các hành động ngôn ngữ, quy tắc lập luận và các quy tắc hội thoại.

Trên cơ sở đó:

• Người nói tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ngữ dụng, sẽ tạo ra ý nghĩa tường minh.

• Người nói một mặt tôn trọng các quy tắc ngữ dụng và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình, sẽ tạo ra ý nghĩa hàm ẩn cố ý.

+ Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: Cố ý thay đổi cách xưng hô hàm ẩn sự thay đổi về quan hệ giao tiếp.

Ví dụ: Anh nhân viên trẻ A phát hiện ra bác đồng nghiệp B lớn tuổi có một cô con gái xinh xắn. Anh ta bèn thay đổi gọi B từ “bác” sang “bố” tạo ra nghĩa hàm ẩn “Con muốn làm con rể bố”.

+ Sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Cố ý vi phạm các điều kiện sử dụng hành vi ở lời nhằm truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn.

Ví dụ: Thầy hỏi một học sinh vào lớp muộn: “Bây giờ là mấy giờ rồi?” (Hàm ý: phê bình, cảnh cáo).

+ Sự vi phạm quy tắc lập luận: Cố ý không hoàn tất các bước lập luận. Ví dụ: Chiều 30 tết:

Chồng: Anh tin là em sẽ không đến “Dạ hội năm mới” với chiếc váy áo kiểu cũ. Vợ: Ôi! Anh thật chu đáo quá!

+ Sự vi phạm các quy tắc hội thoại: Cố ý vi phạm các quy tắc điều khiển cấu trúc, chức năng của hội thoại.

Ví dụ: A: Cậu có biết C đang ở đâu không? B: Có cái xe SH trước phòng cái D đấy.

Ở ví dụ này B đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại: Hỏi – Trả lời thành Hỏi – Miêu tả để ngầm trả lời cho A.

+ Phương châm cộng tác hội thoại của Grace và ý nghĩa hàm ẩn. • Sự “xúc phạm” phương châm về lượng.

Ví dụ: Người bố hỏi con: Con đã làm bài tập Toán và Tiếng Anh chưa?” Người con: Con đã làm bài tập Toán rồi ạ.”

Ngoài hiển ngôn đã làm bài tập Toán thì còn có ý nghĩa hàm ẩn là chưa làm bài tập Tiếng Anh.

• Sự “xúc phạm” phương châm về chất. Ví dụ:

A: Cái Thủy có bản lĩnh đấy chứ.

B: Cái Thủy ấy à? Một tảng bê tông, đụng vào nó chỉ có sứt đầu mẻ trán. Hàm ý rằng: Thủy là một người cứng cỏi, không dễ bắt nạt.

• Sự “xúc phạm” phương châm về quan hệ.

Ví dụ: A: Này, lại xem tin giật gân này. Đáng sợ thật đó. B: Tôi buồn ngủ quá.

Hàm ý là không quan tâm đến chuyện đó. • Sự “xúc phạm” phương châm về cách thức.

Ví dụ: Chồng: Bé A hôm nay ngoan lắm, phải thưởng cho bé cái gì chứ? Vợ: Bờ anh sắc nhé!

Hàm ý chưa muốn cho con biết để chờ xem ý kiến của chồng hoặc sợ con đòi ăn ngay mà họ chưa chuẩn bị kịp.

4.2.2. Tiền giả định

-Khái niệm: Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra một phát ngôn. Tiền giả định đúng thì câu nói mới có ý nghĩa chuẩn xác; tiền giả định sai thì câu nói không chuẩn xác, không có nghĩa (chứ không phải không đúng).

Ví dụ:

(1)A nói với B: “B, chúng ta ăn trước đi, chắc C không đến đâu”. Các tiền giả định:

+ B biết C là ai.

+ Theo dự kiến, C đáng lẽ phải đến rồi. + A và B đang đợi C đến để cùng ăn cơm.

(2)“Anh trai của Nga tên là gì?” Các tiền giả định:

+ Có một người tên Nga + Nga có anh trai

- Một số đặc trưng đáng lưu ý của tiền giả định.

+ Tiền giả định được đưa vào phát ngôn nhờ những phương tiện và cơ chế ngôn ngữ nhất định.

+ Thông tin tiền giả định mang tính ổn định cao, không bị biến đổi theo ngữ cảnh.

+ Thông tin tiền giả định mang tính ổn định cao trước một số phép biến đổi: khẳng định, phủ định, trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh (những biến đổi hình thái). Nhưng tính chất này có giới hạn với điều kiện giữ nguyên nội dung mệnh đề của phát ngôn. Do đó, nội dung mệnh đề phải đồng nhất.

+ Thông tin tiền giả định không được diễn hiển ngôn. Nhưng tất cả mọi người đều có thể rút ra một cách như nhau.

+ Thông tin tiền giả định là cái phải được chấp nhận trước là đúng để cho phát ngôn có thể được sử dụng một cách bình thường.

=> Tính đúng của tiền giả định là điều kiện để phát ngôn của chúng ta phát ra mang tính bình thường trong xã hội.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài NGỮ NGHĨA HỌC (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w