Bệnh co giật do thiếu canxi sau đẻ Sốt sữa

Một phần của tài liệu Thực hiện chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám chữa tại sunny pet, thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Theo Cù Xuân Dần và cs (1975) [3], Sốt giật can xi rất hay xảy ra với chó mẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị chỉ vài ngày sau khi sinh. Nồng độ can xi máu trung bình của chó từ 8,4 - 11,2 mg/ml. Do đột xuất do chó con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng can xi trong máu bị mất cân bằng đột ngột dưới 8,0 mg/ml

máu. Bệnh xảy ra nhanh, các biện pháp bổ sung can xi trong kỳ tiết sữa cho chó mẹ đều không hiệu quả phòng bệnh.

*Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:

Việc chó con bú rút lượng sữa quá lớn tại một thời điểm làm cho nồng độ can xi huyết tụt dưới 8,0 mg/ml gây ra mất cân bằng can xi (tụt can xi ), rối loạn hoạt động thần kinh trung ương, trung khu điều hòa thân nhiệt và hệ hô hấp, tuần hoàn và vận động.

Bệnh diễn biến cấp tính, chó mẹ sốt cao trên 41oC, co giật, thở gấp, hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sốt giật can xi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp còn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó nuôi tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con không bú được.

Phân biệt với các triệu chứng thần kinh co giật của các bệnh sau: Bệnh care: phải có thời gian ủ bệnh, bệnh diễn biến chậm, không sốt cao, có lây lan sang chó khác ở mọi lứa tuổi. Bệnh uốn ván: phải có vết thương, người cứng như gỗ, hàm cứng. Bệnh dại: Sợ ánh sáng, phải có vết cắn của động vật mắc dại, chạy nhảy lung tung, người mềm, không khó thở, tấn công người và súc vật khác...

*Điều trị:

Hạ nhiệt gấp bằng tắm nước hoặc chườm nước lạnh.

Truyền tĩnh mạch canxin chloride kết hợp truyền trợ sức, trợ lực B- complex

Có thể truyền dung dịch đường glucose 5 - 10% hoặc dung dịch truyền lactated ringer (nước biển) vào tĩnh mạch.

Cách ly chó mẹ với chó con và cho ăn thêm thức ăn có chứa canxi.

2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [10], cho biết: mò bao lông

Demodex canis lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc. Gây nhiễm nhân tạo ít kết quả. Chó còn non, lông ngắn, gầy yếu, dễ mẫn cảm nhất là khi chó bị sốt ho do virus. Mò bao lông cũng thấy trên da con vật khỏe, đặc biệt là những chó già, Một số tác giả cho rằng mò Demodex canis là ký sinh trùng thường thấy và thật ra gặp trên tất cả chó nhưng chỉ gây ra lở loét cho một số chó. Khi sức khỏe giảm, dễ cảm nhiễm ho do virus, hoặc khi da xây sát. Cũng tìm thấy trên da người.

Nguyễn Phước Trung (2002) [29] cho biết: có thể dùng thuốc mitraz 0,025% trong nước bôi lên da ghẻ, tiêm Ivermectin với liều 0,2 mg/kg, 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày. Bôi DEP (Diethyl-phathalate) lên chỗ có ghẻ cho chó có hiệu quả điều trị bệnh cao.

Theo Nguyễn Vũ Thị Hồng Loan (2003) [10], tỷ lệ nhiễm Demodex

35,25%, Sarcoptes 11,49%. Dấu hiệu ở chó thường thấy những đám loang

lổ nhỏ không mọc lông chung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Dạng cục bộ tổn thương phân bố từng vùng nhỏ ở trên mặt, chân trước hoặc cả hai mí mắt. Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch viêm rỉ máu và huyết thanh.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [13], nấm thường xuất hiện ở cổ, u vai, bề mặt bụng và chân gồm những mảng tròn, đường kính 2 - 3 cm.

Phạm Sỹ Lăng và cs. (2009) [8] cho biết: Chó mắc bệnh ghẻ ngầm do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị ngứa, khi trời nóng lúc vận động ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay gãi, cắn chỗ ngứa, cọ xát nền chuồng, nền nhà.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) [33], căn bệnh do cái ghẻ có tên là Demodex canis gây ra, ghẻ ký sinh ở bao lông (màng bọc xung quanh chân lông) hoặc trong tuyến mỡ dưới da của chó.

Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014) [20], mò bao lông thường ký sinh ở nang lông và gây viêm da, bệnh xảy ra quanh năm, ở mọi giống chó và tỷ lệ bệnh mắc tăng dần theo lứa.

2.4.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu về nấm ở chó Quinn P.J. và cs. (1994) [42] cho biết: những bệnh tích trên da thường phát triển khi chó được 7 tuần cho đến 6 tháng tuổi, chó trưởng thành thì có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Còn đối với việc ghi nhận trên các giống chó ngoại.

Halit Umar M. (2005) [41] cho biết: ở những vị trí Demodex ký sinh

xuất hiện những ban đỏ và vẩy. Có thể có dịch viêm, huyết tương. Nếu không điều trị lâu ngày sẽ có mủ, máu và mùi hôi.

Sakulploy R và Sangvaranond A (2010) [43] cho biết: Có 3 loài

Demodex mà có thể gây ra Demodicosis ở chó, D. canis gây viêm nang lông

và mụn nhọt ở chó, D. injai gây ra da nhờn của chó, D. cornei có thể gây ra bệnh ngứa da trên chó.

Theo Currier R. W (2011) [40], chó nhiễm Demodex dạng cục bộ cục

bộ thường xuất hiện trên chó nhỏ, trung bình từ 3 - 6 tháng. Còn dạng toàn thân thì xuất hiện trên cả chó nhỏ lẫn chó lớn.

Theo Chen Y-Z và cs. (2012) [44] cho biết: tổng cộng có 3977 con chó được công bố ở một vài bệnh viện động vật trong thành phố Quảng Châu đã được nghiên cứu cho lây nhiễm Demodex từ tháng 1 đến tháng 12 năm

2009. Kết quả cho thấy 977 (24,57%) chó dương tính với bệnh da liễu và 130 (13,31%) của những con chó Dermopathic dương tính với nhiễm

nhất là tháng mười hai (1,39%). Tỷ lệ nhiễm ở chó đực (3,67%) là cao hơn so với những con chó 25 cái(2,74%). Chó 1 - 5 tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn với các độ tuổi khác. Điều tra này cho thấy tỷ lệ nhiễm Demodex ở chó trong

các vùng lân cận thành phố Quảng Châu của Trung Quốc, chiếm 13,31% các trường hợp bệnh da liễu.

Ron Hines (2013) [45] cho rằng: phát hiện sớm, cách ly, điều trị triệt để. Thực hiện vệ sinh chăm sóc tốt, tắm chải hàng tuần cho chó. Vệ sinh môi trường xung quanh. Chó bị ghẻ phải được tắm rửa sạch, cắt lông vùng ghẻ trước khi dùng thuốc.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng

- Chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám Sunny Pet, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Phòng khám Thú y Sunny Pet, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: từ 8/2020 đến 12/2020

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám.

- Áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám.

- Chăm sóc chó đến khám và điều trị tại phòng khám.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến khám chữa tại phòng khám Sunny Pet, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

- Kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó tại phòng khám.

- Tỷ lệ mắc bệnh của chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám.

- Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da, ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám.

- Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám.

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Sunny Pet, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Để đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại phòng khám

Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng.

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó

Theo Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Thanh Hà (2015) [35], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da... đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.

- Thực hành khám bệnh cho chó dưới sự hướng dẫn của anh, chị nhân viên tại phòng khám.

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [34] và phần mềm excel 2016.

Các công thức tính:

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh

x100 Tổng số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh

x100 Tổng số số con con điều trị

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám như: hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét màng nhện, lau kính, quét dọn trong và ngoài phòng mạch, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó, điều trị các bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa...

Tiêm vắc xin định kì cũng là một phần rất quan trong trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng cho chó mèo nên được cơ sở rất quan tâm và chú ý đến.

Ngoài ra, tại phòng khám còn có các dịch vụ làm đẹp cho chó như: cắt tỉa lông, cắt móng, tắm sấy, vắt tuyến hôi, phối giống, cắt đuôi cho chó con, buôn bán thức ăn và các vật dụng cho thú cảnh…

4.1. Tình hình chó đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám.

Trong quá trình thực tập tại đây em đã theo dõi số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin, kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám

Tháng Tổng số chó đến tiêm phòng

Vắc xin dại Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh

Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại

Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 8/2020 30 4 13,3 3 2 6,67 2 6,67 6 20,00 2 6,67 14 46,66 9/2020 20 0 0,00 4 20,00 4 20,00 0 0,00 0 0,00 12 60,00 10/2020 40 2 5,00 0 0,00 10 25,00 0 0,00 0 0,00 28 70,00 11/2020 30 0 0,00 0 0,00 10 33,33 0 0,00 0 0,00 20 66,67 12/2020 20 0 0,00 0 0,00 2 10,00 0 0,00 0 0,00 18 90,00 Tổng 140 6 4,29 6 4,29 28 20,00 6 4,29 2 1,42 92 65,71

chủ yếu 3 loại vắc xin như vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh carre virus, parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), Vắc xin 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh, thêm bệnh leptospria và bệnh coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 140. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vắc xin 7 bệnh là cao nhất, tiếp đến là vắc xin 5 bệnh và thấp nhất là vắc xin dại. Theo quy định của Luật Thú y (2016)

[16] “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật. Phạm Ngọc Quế (2002) [27], cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa.

Vì vậy, trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, sau cùng là tiêm phòng bệnh dại.

Tiêm vắc xin phòng bệnh trở thành việc thiết yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho mọi người. Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để giúp cho vật nuôi phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm. Từ đó tránh được thiệt hại về kinh tế, cũng như tính mạng của thú cưng.

Tuy nhiên, trong quá trình tiêm vắc xin cho chó cũng cần lưu ý:

- Nên đưa thú cưng tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốc phản vệ.

- Trước khi tiêm cần cung cấp thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi cho bác sĩ thú y.

- Không tiêm vắc xin khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt... (phải kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng).

có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.

- Tiêm không đúng cách vắc xin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.

4.2. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám

Trong quá trình thực tập tại phòng khám Thú y từ 8/2020 - 12/2020 em đã tiến hành theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám. Kết quả được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thống kê số chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám (từ tháng 8/2020 - tháng 12/2020) Bệnh Số ca Tổng Chó nội Chó ngoại Bệnh pavo 13 7 20 Tiêu chảy 12 28 40 Bệnh ghẻ ngầm 24 11 35 Bệnh nấm 8 28 36 Tổng 57 74 131

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020 phòng khám đã tiếp nhận 131 chó đến khám và chữa bệnh. Trong đó có 74 con chó ngoại và 57 con chó nội.

Quá trình thực tập tại phòng khám em thấy, mặc dù mới đi vào hoạt động (từ tháng 3 năm 2020) nhưng phòng khám hoạt động rất bài bản, tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể. Chủ vật nuôi rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại phòng khám. Vì vậy, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng phòng khám đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với bà con quanh vùng.

bệnh tại phòng khám

4.3.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám

Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở phòng mạch, căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó và có thể lây lan sang người. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020 được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Tháng Tổng ca Chó nội Chó ngoại Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) 8/2020 16 6 37.45 10 62,55 9/2020 10 4 40,00 6 60,00 10/2020 18 9 50,00 9 50,00 11/2020 12 5 41,66 7 58,33 12/2020 15 8 53,33 7 46,66 Tổng 71 32 45,07 39 54,92

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020 phòng khám đã tiếp nhận 71 ca: Trong đó, chó nội bị mắc bệnh ngoài da chiếm

Một phần của tài liệu Thực hiện chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám chữa tại sunny pet, thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)