Sau khi được chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm, em đã sử dụng phác đồ
điều trị bệnh ngoài da cho 71 con chó bị bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám Thú y
Chỉ tiêu
Tên bệnh
Phác đồ Liều lượng Đường dùng
Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Ghẻ ngầm - Dùng thuốc NexGard - Dùng Dectomax - Dùng sữa tắm Micona - 2,7-6,9mg/kg TT -1ml/30kg TT - 1ml/ lần - Cho uống. - Tiêm dưới da Tắm -1 -1 35 35 100
Nấm da nấm - Vệ sinh vùng da bị nấm bằng cồn I ốt - Tắm, bằng sữa tắm nấm Micona (thành phần Chlorhexidme diglucanate 20mg, Miconazole Nitrate20mg) - Xịt Fungikiu - Sử dụng Dectomax - Uống Bravecto - Xịt 2-3 lần - 1ml/30kg TT -250mg/10kg TT - Bề mặt da - Tiêm dưới da -Uống -7 -1 -1 36 32 88,88
Bảng 4.4. cho thấy: Trong số 35 chó điều trị ghẻ ngầm, cả 35 chó đều khỏi bệnh và chó mọc lông trở lại sau 1 tháng.
Trong 36 con chó mắc bệnh nấm da khi đem đến có biểu hiện rụng lông theo mảng tròn, nhìn toàn thể bộ lông lốm đốm các đốm tròn trụi lông. Các vùng da tổn thương bị đỏ hoặc loét. Các vùng da nấm khi khô lại tróc vẩy tạo thành vỏ bọc giống như gàu, xuất hiện các vết thâm đen. Đối với những chó bị nấm da, chúng em tiến hành cạo lông cho chó để giúp cho thuốc tại chỗ tiếp xúc với da được dễ dàng. Sau đó tiến hành vệ sinh về mặt da cho chó bằng dung dịch cồn I ốt Betadin lau vào vùng da bị nấm mỗi ngày ít nhất 2 lần. Sử dụng kết hợp với thuốc kháng nấm fluconazole để điều trị.
Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe, giúp phòng tránh các tác nhân gây bệnh khác xảy ra trên chó.
chữa bệnh tại phòng khám
4.4.1. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa
Bệnh đường tiêu hóa là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó, nếu không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường tiêu hoá ở chó đến khám từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020 được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình mắc hội chứng đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Tháng Tổng ca Chó nội Chó ngoại Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) 8 11 5 45,45 6 54,54 9 17 6 35,29 11 64,70 10 13 6 46,15 7 53,84 11 10 5 50,00 5 50,00 12 9 3 33,33 6 66,66 Tổng 60 25 41,66 35 58,33
Kết quả bảng 4.5 cho thấy phòng khám đã tiếp nhận 60 ca đến khám chữa bệnh. Trong đó có 25 con chó nội (41,66%) và 35 con chó ngoại (58,33%) bị mắc bệnh đường tiêu hóa.
Qua theo dõi ở các tháng em thấy, các tháng trong năm chó đều có thể nhiễm bệnh đường tiêu hóa, tuy nhiên chó nhiễm bệnh cao nhất thường vào tháng 3,4 vì đây là thời điểm thời tiết khắc nghiệt, thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường do vậy chó rất dễ bị nhiễm hội chứng đường tiêu hóa nói chung. Vì vậy ở thời điểm này chủ nuôi chó cần chú trọng hơn đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng chó để phòng tránh chó nhiễm bệnh.
khám chữa bệnh đường tiêu hóa đều chưa được tiêm phòng vắc xin, vì vậy quá trình nuôi dưỡng chủ chó nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho chó để giảm thiểu tình hình nhiễm bệnh trên chó.
Qua tìm hiểu chó đến khám chữa bệnh em thấy, thông thường chó bị nhiễm hội chứng đường tiêu hóa là do thức ăn thừa: bị hư, nhiều mỡ, có vật lạ (ví dụ như mảnh xương cứng như xương gà) hoặc cho ăn quá nhiều. Ngoài ra cũng có thể do virus gây ra: Carre (Distemper), Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis),… Đối với chó nội sự thích nghi với môi trường sống cao nên sức đề kháng cao, chính vì vậy nên chó nội ít mắc hội chứng đường tiêu hóa hơn chó ngoại.
4.4.2. Kết quả điều trị hội chứng đường tiêu hóa ở chó
Trong thời gian thực tập, phòng khám tiếp nhận 60 con chó mắc hội chứng đường tiêu hóa đến khám và chữa bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.
Chỉ tiêu
Tên bệnh
Phác đồ
điều trị Liều lượng
Đường dùng thuốc Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Rối loạn tiêu hóa (Glucose5%+ LactateRinger) Tylogen Atropin ADE
Men tiêu hóa
250ml/10kgTT/ ngày/2 lần 0,1ml/kgTT 0,15ml/kgTT 0,2ml/kgTT 1g/ngày IV IM SC IM PO 3-5 ngày 40 40 100 Bệnh do Parvo vi rút (Glucose5%+ LactateRinger) Spectylo Vitamin K Atropin ADE
Men tiêu hóa
250ml/10kgTT/ngày/2 lần 0,2ml/kgTT 1-2ml/con 0,15ml/kgTT 0,2ml/kgTT 1g/ngày IV IM IM SC IM PO 5-7 ngày 20 17 85
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Trong 40 con chó mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa khi đến khám có biểu hiện nôn, bỏ ăn, tiêu chảy. Sau khi được điều trị theo phác đồ của phòng khám liệu trình 3 - 5 ngày có 40 con khỏi bệnh chiếm (100%).
Trong 20 con mắc bệnh Parvo do vi rút khi đến khám có biểu hiện
tiêu chảy, nôn, phân lỏng lẫn máu có mùi hôi, tanh khó chịu. Sau khi được điều trị theo phác đồ của phòng khám liệu trình 5 - 7 ngày có 17 con khỏi bệnh chiếm (85%).
khám cũng rất tốt. Chó sau khi được điều trị đã khỏe mạnh lanh lợi trở lại, ăn uống bình thường.
4.5. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, khám định kì và vệ sinh phòng bệnh cho chó tại phòng khám thú y bệnh cho chó tại phòng khám thú y
4.5.1. Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho chó tại phòng khám phòng khám
Trong thời gian thực tập, ngoài thời gian chẩn đoán, điều trị bệnh ngoài da cho những chó mắc bệnh được đưa đến phòng khám. Em còn tham gia vào một số các công việc thường xuyên của phòng khám. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó
Công việc Số ca thực hiện (lần) Số ca an toàn (lần) Tỷ lệ an toàn (%)
Cắt tỉa lông, tắm sấy 715 715 100
Cắt móng, văt tuyến hôi 650 650 100
Rửa vết thương 30 30 100 Tiêm phòng 140 140 100 Bấm đuôi chó con 40 40 100 Vệ sinh sát trùng khu vực nuôi nhốt 85 85 100 Triệt sản chó 35 35 100 Mổ đẻ chó 12 12 100 Cắt bọng mắt 10 10 100
Qua bảng 4.7 cho thấy, công tác vệ sinh sát trùng tại phòng khám được thực hiện rất tốt. Tại phòng khám các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến
cho chó, tại phòng mạch đã bố trí các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đem chó đến đây.
Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám như: hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét màng nhện, lau kính, quét dọn trong và ngoài phòng khám, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó.
Ngoài ra, tại phòng khám còn có các dịch vụ làm đẹp chó chó như: cắt tỉa lông, cắt móng, tắm sấy, mổ đẻ,…
Công việc tắm chó và vệ sinh tai cho chó cũng được em làm thường xuyên, với số lượng nhiều. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu, em cũng rút ra được một số kiến thức trong chăm sóc thú cưng. Ngoài các bệnh ngoài da thường gặp trên thú cưng thì thú cưng cũng rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tai. Đặc biệt là đối với các giống chó tai dài, những giống chó hoạt động nhiều... nếu quá trình chăm sóc, chủ nuôi không giữ vệ sinh cho chó, không thường xuyên kiểm tra tai chó, rất có thể bị nhiễm bẩn và có nguy cơ nhiễm trùng tai cao.
Những chó được chủ nuôi đưa đến phòng khám trước khi tắm sấy thì sẽ được soi tai, vệ sinh tai sạch sẽ. Ngoài việc vệ sinh tai để loại bỏ những chất bẩn có trong tai thì còn kiểm tra trong ống tai của chó có các loại ký sinh trùng hay không, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trong quá trình thao tác cần nhẹ nhàng, massage, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng tai cho chó khoảng 1 phút để chó không bị sợ và cảm thấy khoan khoái sẽ nằm im cho nhân viên kiểm tra và vệ sinh tai được dễ dàng.
tại phòng khám
Việc khám sức khỏe định kì cho chó trong giai đoạn mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cần chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và các thực phẩm có hàm lượng canxi cao, ngoài ra cũng cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Giai đoạn từ 30 - 45 ngày của thai kì thì chú ý bổ sung sắt vào thực đơn dinh dưỡng của chó mang thai.
Bảng 4.8. Thực hiện siêu âm thai cho chó mang thai tại phòng khám Giống Tháng Chó nội Chó ngoại 8/2020 1 5 9/2020 3 6 10/2020 1 11 11/2020 4 12 12/2020 1 5 TỔNG 10 39
Qua bảng 4.8 thấy được là việc siêu âm thai trong quá trình theo dõi chăm sóc chó mang thai đóng vai trò quan trọng. Mục đích là để theo dõi quá trình phát triển của thai, nắm tình hình sức khỏe của chó khi mang thai, số thai, và theo dõi được ngày sinh của chúng cũng như để bổ sung kịp thời những khoáng chất cần thiết để đảm bảo những yếu tố cần thiết cho chó trong giai đoạn mang thai.
Phòng khám được đầu tư máy siêu âm 3 chiều với đầy đủ trang thiết bị để siêu âm chẩn đoán, khám sức khỏe định kì cũng như trang thiết bị cho phẫu thuật mổ đẻ và đỡ đẻ cho chó khi đến khám tại phòng khám nên được mọi người rất tin tưởng và yên tâm khi đưa chó đến khám tại phòng khám.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được qua thời gian thực tập, em có một số kết luận sau:
•Hoạt động phòng và điều trị cho chó tại khu vực thành phố Sông Công hay tại phòng khám thú y ngày càng được quan tâm và chú trọng. Chó được tiêm phòng vắc xin ngày càng tăng, chủ yếu là giống chó cảnh được quan tâm hơn.
•Đối với chó đến khám và điều trị cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa chó nội và chó ngoại, cụ thể là có 131 con chó đến khám: Chó nội 57 con, còn lại 74 con chó ngoại.
•Với các nhóm bệnh thường gặp khi sử dụng phác đồ điều trị tại phòng khám tỷ lệ khỏi tương đối cao cụ thể như:
+ Bệnh ngoài da có 71 con điều trị thì có 67 con điều trị khỏi đạt tỷ lệ 94,36% + Bệnh đường tiêu hóa có 60 con điều trị thì có 57 con điều trị khỏi đạt tỷ lệ 95%
Đối với các bệnh thường gặp khi sử dụng phác đồ điều trị tại phòng khám đạt kết quả rất cao nên phòng khám đang là một địa chỉ khám và chữa bệnh cho chó rất uy tín không chỉ ở trong thành phố mà còn ở các vùng lân cận.
Ngoài ra phòng khám cũng tiếp nhận 49 con đến khám sức khỏe định kì, siêu âm thai, cho kết quả chính xác nên được mọi người yên tâm tin tưởng
5.2. Đề nghị
•Tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi cho người nuôi chó để nâng cao ý thức về phòng bệnh và cách nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý đối với vật nuôi, đặc biệt là công tác chủng vắc xin phòng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tẩy giun sán định kỳ.
•Nghiên cứu thêm về các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở chó để có bước chẩn đoán và điều trị kịp thời.
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004), Bệnh thường gặp ở chó mèo và các
phòng trị, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
2. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
3. Cù Xuân Dần, Trần Cừ, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng các bệnh
thường gặp, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2001), Sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Lê Thanh Hải, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh, Dương Công Thuận (1998) Bệnh thường thấy ở chó và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạnh, Phạm Quang Thái, Hoàng Văn Năm (2010), Công nghệ chế tạo và sử dụng vắc xin thú y ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
8. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh
kỷ sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 221 - 227.
9. Đỗ Hiệp (1994), Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
10.Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) ký sinh trùng thú y, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thi Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
13.Phạm Sỹ Lăng, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc (2006), Kỹ thuật nuôi chó và phòng bệnh cho chó, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
14.Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Vũ Thị Hồng Loan, (2003), Khảo sát bệnh do Demodex trên chó
và thử nghiệm một số phác đồ điều trị, Luận văn thạc sĩ khoa học nông
nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 16.Luật Thú y (2016), Nhà xuất bản Lao động xã hội.
17.Hồ Văn Nam (1997), Bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 18.Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan, Bùi Trần Anh Đào (2016), Bệnh lý
thú y II, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
19.Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016),
Chẩn đoán bệnh gia súc gia cầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
20.Bùi Khánh Linh, Sử Thanh Long và Nguyễn Tuấn Anh (2014), "Tình hình bệnh do Demodex canis trên chó và xây dựng phác đồ điều trị",
Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, XXI (4): 75 - 80.
21.Hoàng Nghĩa (2005), Chó – người bạn trung thành của mọi người, Nhà
xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
22.Y Nhã (1998), Sơ cứu cho chó, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.
23.Nguyễn Như Pho (2003), Bệnh Parvo vi rút và Care trên chó, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
24.Trần Thanh Phong (1996), Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó, Tủ
sách trường Đại học Nông lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.
25.Vũ Như Quán (2011), “Đặc điểm sinh lý sinh sản chủ yếu của chó và một số bài học thực tiễn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIII, số 7,
học kỹ thuật thú y, tập XX, số 8.
27.Phạm Ngọc Quế (2002), Bệnh dại và phòng dại, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội.
28.Phạm Hồng Sơn, Phan văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, 2002. "Giáo trình vi sinh vật Thú y", nhà xuất bản Nông nghiệp. 29.Nguyễn Phước Trung (2002), Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh
chó mèo, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
30.Nguyễn Văn Thanh, Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng (2011), “Bước đầu khảo sát tình hình đối sử với động vật (Animal Welfare) đối với chó tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX, số 4, Hội