II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Giáo viên
Qua thực tế áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân
môn Tập đọc” vào giảng dạy phân môn Tập đọc, cùng với những ý kiến đóng góp
của đồng nghiệp, tôi nhận thấy bản thân mình đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý trong giảng dạy. Bản thân tôi không còn bị áp lực nặng nề trước mỗi giờ tập đọc. Tôi đã hạn chế được tình trạng thiếu giờ trước bài tập đọc của lớp 2 – điều mà nhiều giáo viên mong ước. Thực tế nghiên cứu đã giúp tôi biết chọn lựa nên đưa đoạn nào để luyện đọc lại trong giờ, sử dụng hình thức nào hoặc dùng biện pháp nào phù hợp với bài tập đọc, phù hợp với đối tượng học sinh. Trước mỗi tình huống luyện đọc biết chọn câu hỏi để học sinh dễ trả lời, ... Đề tài đã giúp tôi thấy tự tin và giảng dạy tốt hơn trong phân môn Tập đọc.
4.2. Học sinh
Học sinh trong lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt. Các em đã có kĩ năng quan sát sửa chữa lỗi, có kĩ năng đọc tốt, biết so sánh nhận xét, phân tích lỗi đọc sai, phát hiện được lỗi sai của bạn và biết sửa lỗi cho bạn.
Đến giờ học Tập đọc các em hào hứng, không e ngại như trước mà hăng hái xung phong đọc, tranh nhau thi đọc và nhiều em trước đây không giơ tay trả lời câu hỏi bao giờ nay đã tham gia xây dựng bài thường xuyên như các em Hằng, Mạnh, Đăng, Mai Trang, Hoàng Anh, Hưng, Linh, Tuấn, Hải Nhi, Nguyễn Khánh. (Đặc biệt ở lớp tôi các em rất thích trả lời câu hỏi dạng: Đặt tên khác cho bài tập đọc?;
Con thích nhân vật nào? Vì sao?; Con thích chi tiết nào? Vì sao?; Con học tập được gì từ ...?), một số học sinh đã trả lời tốt câu hỏi mức 2 và 3, một số em đã
quen và trả lời tốt câu hỏi mức 4. Các em đọc bé, quá bé hồi đầu năm đã có kĩ năng đọc to hơn như em Hà, Đức Anh, Khiêm, Vũ Khánh, Hằng, Nông Thị Trà My, Hải Nhi, Yến Nhi, Nhung, Quân, Thùy Anh, Vũ Nhật Anh, Nguyễn Phúc Nhật Anh, Nguyễn Khánh, Chu Khánh Ly, Nguyễn Khánh Ly, Tuấn. Các em đọc to không những giúp học sinh và giáo viên phát hiện lỗi chính xác, đầy đủ hơn mà còn khuấy động cho không khí lớp học sôi nổi hơn nhiều. Có em đã nói với tôi: Bây giờ con thích học giờ tập đọc nhất trong các giờ học Tiếng Việt. Có em lại nói: Con rất thích được đọc bài trước lớp. Nhiều em có kĩ năng đọc diễn cảm bài, có thể thay
giáo viên đọc mẫu được một vài bài như em Quỳnh, Hải Nhi, Nhung, Quỳnh Anh, Nguyễn Khánh, Ngọc Ánh, Yến Nhi. Một số học sinh có kĩ năng nhận xét bài tốt như các em Đăng, Hưng, Hằng, Nam Phương, Thùy Anh, Nguyễn Khánh, Quỳnh, Hồng, Huyền. Là giáo viên, tôi thấy rất vui khi nghe học sinh nói thích học giờ của mình và rất vui khi thấy học sinh thích học bài.
Sau học kì I, tôi đã thăm dò về thái độ và kiểm tra kĩ năng đọc của các em đối với phân môn Tập đọc, kết quả tập đọc của lớp tôi ngày một được nâng cao dần. Qua bài kiểm tra tôi thực hiện vào thời điểm giữa học kì II tôi hài lòng về sự tiến bộ của các em. Kết quả kiểm tra đọc của lớp tôi như sau:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
SS SỐ
BÀI
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành GHI CHÚ
SL % SL % SL %
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIỮA KÌ II
SS SỐ
BÀI
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành GHI CHÚ
SL % SL % SL %
51 51 32 62,7 19 37,3 0 0,0
Thu được kết quả trên, bên cạnh sự cố gắng của giáo viên, sự nhận thức, nỗ lực của học sinh là sự chỉ đạo sát sao, nhiệt tình của ban giám hiệu trường và sự giúp đỡ của giáo viên trong khối cùng với sự phối kết hợp của phụ huynh. Thực hiện áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc” là một việc làm rất cần thiết, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Bản thân mỗi giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Người giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ động viên khuyến khích các em tiến bộ, nâng niu sự tiến bộ của học sinh, thường xuyên quan tâm tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt chú ý gọi những em yếu, những em chưa mạnh dạn. Giáo viên cần chú ý xây dựng trò chơi học tập, đầu tư thời gian soạn giáo án, coi trọng lựa chọn hợp lí các phương tiện dạy học, chú trọng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng môn Tập đọc cho học sinh lớp 2, góp phần thành công trong công tác giáo dục.