Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại BEFUL VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 51 - 55)

7. Kết cấu khóa luận văn

3.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp; ngăn chặn, trừng phạt những hành vi gian lận, làm ăn phi văn hoá, tăng cường phổ biến pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế tới từng doanh nghiệp để tránh những vi phạm đáng tiếc. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhất thiết phải được đông đảo cá nhân và những người lao động tham gia xây dựng.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cung cấp các thông tin cập nhật và thường xuyên gặp gỡ, trao

đổi về việc thực hiện cơ chế, chính sách. Bằng cách như vậy, doanh nghiệp sẽ hiểu thêm nội dung các cơ chế chính sách, còn Nhà nước nắm thêm thực tế, giúp cho việc hoạch định chính sách được sát thực hơn.

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc cải cách nền hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá, tiếp tục xoá bỏ cơ chế xin – cho, loại bỏ các rào cản đang gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh (nhất là trong các khâu thủ tục đầu tư, xét thầu, đấu thầu, xuất nhập khẩu, hải quan, thanh tra, kiểm tra hoạt động doanh nghiệp…), điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy và điều chỉnh hành vi của công chức đi đôi với việc thực thi kỷ luật hành chính thật nghiêm đối với những công chức, nhân viên bộ máy công quyền còn sách nhiễu doanh nhân, khắc phục tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thực hiện văn hoá công sở. Bởi lẽ, như một doanh nhân từng nói, không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy nhà nước tham nhũng, cũng như không thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn hoá trong khi viên chức nhà nước ứng xử tư lợi và thiếu văn hoá.

- Các cơ quan Nhà nước cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp, tôn trọng các quyền của hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng pháp luật những kiến nghị của hiệp hội; giúp các doanh nghiệp, doanh nhân tham quan, khảo sát, tiếp cận thị trường thế giới, đồng thời tiếp xúc, giao lưu văn hoá và học tập tinh hoa văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp tiên tiến, có uy tín trên thế giới.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam trên thị trường nội địa” em đã nghiên cứu, tìm hiểu được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, đánh giá được thực trạng công tác phát triển kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam. Đầu tiên là xem xét toàn diện những lý luận cơ bản về thực trạng năng lực cạnh tranh để rút ra khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh và các nội dung cơ bản của nâng cao năng lực cạnh tranh. Có thể thấy, năng lực cạnh tranh vừa là một điều kiện quan trọng quyết định tới sự tồn vong của bất kì doanh nghiệp nào lại vừa là mục tiêu mà các doanh nghiệp phải hướng đến. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp phân phối nhỏ như công ty thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là vô cùng cần thiết để có thể tồn tại trên thị trường hiện nay.

Trong quá trình phân tích năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam, em thấy được phía công ty có những điểm mạnh trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh như là Công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam là một công ty thương mại có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng hàng may mặc. Do đó có thương hiệu mạnh, thị phần lớn, có sự nhận biết cao từ khách hàng. Hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cũng gặp phải một số vấn đề như là không chủ động được về thời gian sản xuất, gây ra trễ đơn hàng của khách hàng. Tiềm lực tài chính còn hạn chế, song song với việc đảm bảo sản xuất còn chịu yêu cầu cao về bảo vệ môi trường tạo nên sự khó khăn trong điều chỉnh giá cạnh tranh sản phẩm. Quá trình phân tích và đánh giá có thể thấy được công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam đang còn những cơ hội phía trước, tiềm năng thị trường hàng may mặc trong nước còn lớn mà các đối thủ cạnh tranh cũng còn yếu, trong khi đó nhu cầu về hằng may mặc ngày càng cao. Bên cạnh đó, cũng cần phải quan tâm hơn đến những nguy cơ có thể xảy ra ví dụ như đối thủ cạnh tranh sẽ ngày càng nhiều, ngày càng lớn nên sẽ gặp nhiều khó khăn về tìm kiếm đối tác.

Như vậy, với những phân tích của em trong khuôn khổ luận văn, có thể thấy khái quát về nâng cao năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp nói chung cũng như gắn vào một doanh nghiệp cụ thể. Những phân tích này càng cho thấy tầm quan trọng của hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, nó không chỉ là điều kiện giúp doanh nghiệp tồn tại trên thị trường, mà nó còn chính là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp của mình phát triển bền vững. Ngoài ra, những phân tích này có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài có liên quan tới nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp phân phối quy mô vừa và nhỏ nói riêng.

Qua đề tài này, bên cạnh mong muốn sẽ giúp bản thân tổng hợp được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế đã tích lũy, em cũng rất mong chuyên đề này sẽ đóng góp được một phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại ở Công ty ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam để trong thời gian tới công ty sẽ có những khởi sắc, đặc biệt là đẩy mạnh nâng cao được năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến về đề tài này song do khả năng có hạn nên chắc chắn bài luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em mong vấn đề này sẽ được tập trung nghiên cứu sâu hơn trong những báo cáo chuyên đề khác, nhằm tiếp tục đưa Công ty TNHH Thương mại Beful Việt Nam hoạt động có hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH Thương mại BEFUL Việt Nam, 2018, 2019, 2020. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020. Hà Nội.

2. Công ty TNHH thời trang GUAVA, 2018, 2019, 2020. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020. Hà Nội.

3. Công ty TNHH xuất nhập khẩu thời trang D AND V, 2018, 2019, 2020. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020. Hà Nội.

4. Vũ Trọng Lâm (2005), Những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Hà Nội, Đề tài nghiên cứu, Trường Đại học Kiến trúc Đà nẵng.

5. Michael E. Porter (2013). Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và các đối thủ cạnh tranh. DT Books & NXB Trẻ.

6. Vũ Hùng Phương (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Đoàn Mạnh Thịnh (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mai Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Bộ Giáo dục và đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương

8. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.

9. Đinh Thị Nga (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Hà Nội. 11. Đỗ Văn Dũng và cộng sự (2010) Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Thương mại.

12. Nguyễn Thị Thu Hương (2005) Nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại BEFUL VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 51 - 55)