5. Kết cấu khóa luận
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh thép của Tập đoàn Hòa Phát
Với vị thế là một trong nhửng tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam, hiện nay Tập đoàn Hòa Phát đã không ngừng vươn lên, phát triển, đổi mới một cách toàn diện và ngày càng khẳng định được vị thế của Hòa Phát trên thị trường Việt Nam. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép (bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), ống thép, tôn mạ màu, mạ kẽm , thép rút dây, thép dự ứng lực…) đóng vai trò chủ đạo và khẳng định là mảng kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn, chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu, lợi nhuận, là lĩnh vực kinh doanh chủ lực của Tập đoàn trong nhiều năm qua.
Giai đoạn 2017-2020 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Hòa Phát đối với nghành thép. Tuy phải đối mặt với biết bao khó khăn, gian khổ, nhưng với quyết tâm không ngừng vươn lên, sản lượng, doanh thu của nghành thép luôn có sự tăng trưởng theo từng năm, ổn định, vững chắc và bứt phá. Giai đoạn 2017-2020 chứng kiến hàng loạt nhửng diễn biến bất ổn khiến kinh tế thế giới và Việt Nam lao đao, căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, giá quặng sắt tăng mạnh, giá năng lượng, giá dầu bình quân tăng mạnh cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã có tác động đến sản xuất và kinh doanh thép của Hòa Phát cũng như tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt, Năm 2020, đại dịch Covid 19 càn quét trên phạm vi toàn cầu và đi kèm là ngổn ngang khủng hoảng đối với hầu hết ngành nghề kinh doanh, kéo theo nhiều hệ lụy về việc làm và tổn thất kinh tế. Tuy nhiên, năm 2020 lại là năm ghi nhận nhiều thành quả đáng tự hào nhất đối với lĩnh vực thép của Hòa Phát, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều có sự tăng trưởng vượt bậc.
Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh nghành thép giai đoạn 2017- 2020 của Tập đoàn.
Bảng 2.1: Doanh thu, lợi nhuận bán hàng sản phẩm thép của Hòa phát giai đoạn 2017-2020, (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Doanh thu Tăng doanh thu so với năm trước
Lợi nhuận sau thuế
Tăng trưởng lợi nhuận so với năm trước
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2017, 2018, 2019, 2020) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : Doanh thu liên tục tăng qua các năm. Mức độ tăng doanh thu nghành thép của Hòa Phát duy trì ở mức hai con số, quy mô doanh thu tăng gần gấp 2 lần sau 3 năm (từ năm 2017). Doanh thu năm 2018 đạt 46.961 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. Đặc biệt, Năm 2020, Doanh thu tăng trưởng ấn tượng 48%, đạt 76.674 tỷ đồng, phần lớn đến từ tăng sản lượng của dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Lợi nhuận từ các sản phẩm thép tăng trưởng không ổn định trong 4 năm qua, năm 2019 tăng trưởng âm 21% lợi nhuận sau thuế sau với năm 2018, nhưng năm 2020 đã tăng vọt 82% so với năm 2019, đạt 11.075 tỷ đồng. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng thần kỳ của thép Hòa Phát trong năm 2020 là do dịch bệnh Covid-19, các đối thủ trong nghành với Hòa Phát bị chững lại, nhưng Hòa Phát lại bứt tốc với sản lượng sản xuất và sản lượng bán hàng ở mức cao kỉ lục, cùng với đó Hòa Phát cho ra thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) đã giúp kết quả kinh doanh thép của Hòa Phát tăng trưởng thần kỳ như vậy.
Các sản phẩm thép đều ghi nhận nhiều kết quả sản xuất và kinh doanh ấn tượng, luôn tăng trưởng từng năm. Đối với thép xây dựng ta có thể theo dõi sản lượng thép và thị phần thép xây dựng của Hòa Phát ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sản lượng thép và thị phần thép xây dựng Hòa Phát
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020)
Từ biều đồ 2.1 trên ta thấy: Hòa Phát luôn ghi nhận sự tăng trưởng về sản lượng và thị phần thép xây dựng. Năm 2020, thép xây dựng thành phẩm đạt hơn 3,4 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Về thị phần chiếm 33% thị phần cả nước, tăng 6,3% so với 2019.
Qua năm 2021, cả nước chứng kiến giai đoạn khó khăn nhất do tác động của dịch bệnh Covid-19, tuy vậy kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 của Hòa Phát cho thấy, tiêu thụ thép xây dựng đạt 2,8 triệu tấn, tăng 12% so vơi cùng kỳ, một kết quả khả quan trước tình hình rất khó khăn chung của cả nước trong thời gian trên.
Về ống thép, Hòa Phát đã xác lập và liên tục giữ vững vị thế số 1 trên thị trường ống thép suốt 20 năm qua, hiện thị phần dao động ở mức 30-32%. Ta có thể thấy điều đó ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng và thị phần ống thép Hòa Phát 2011-2021, (Đơn vị : Tấn)
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020)
Trước tình hình rất khó khăn ở nước ta do dịch bệnh Covid-19 trong quý 3 vừa qua, kinh tế cả nước ngừng trệ, các doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động, kết quả 9 tháng đầu năm 2021,sản lượng ống thép Hòa Phát chỉ đạt 498.000 tấn, giảm 12% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch cả năm 54%.
Các sản phẩm tôn Hòa Phát cũng đã tăng độ phủ, giành được chỗ đứng nhất định tại thị trường trong nước sau 3 năm chính thức ra mắt sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Những sản phẩm tôn mạ màu Hòa Phát đầu tiên đã chính thức ra mắt trên thị trường từ cuối tháng 4/2018, nhanh chóng được thị trường đón nhận và ủng hộ tích cực. Đến nay, Tôn Hòa Phát đã được phân phối trên khắp cả nước, đạt sản lượng bán hàng năm 2019 tăng trưởng gấp 5 lần so với năm 2018. Sang năm 2020, Sản phẩm Tôn Hòa Phát tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ tới gần 150% so với cùng kỳ. Kết quả 9 tháng đầu năm 2021, Tôn Hòa Phát ghi nhận tiêu thụ 273.000 tấn, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2017 Tập đoàn Hòa Phát hoàn thành và đưa vào hoạt động Giai đoạn 1 - Nhà máy sản xuất sản phẩm thép rút dây, thép mạ dây tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên, góp
phần hiện thực hóa mục tiêu thay thế hoàn toàn dây thép nhập khẩu, được trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến, đồng bộ nhất hiện nay. Sang năm sau, Hòa Phát đã tiến hành đầu tư Giai đoạn 2 với công suất tương đương. Cũng trong năm 2018, Công ty đã xây dựng Nhà máy sản xuất mặt bích dùng cho cọc bê tông ly tâm dự ứng lực đặt tại Bình Dương. Một dự án khác được đẩy mạnh trong năm 2018 là Nhà máy sản xuất thép dự ứng lực chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án bao gồm ba dòng sản phẩm cao cấp: thanh thép dự ứng lực (PC bar), cáp thép dự ứng lực (PC Strand) và dây thép dự ứng lực (PC Wire). Các sản phẩm này được sử dụng trong những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, khả năng chịu tải, độ an toàn cao như tháp, cầu cạn, cầu vượt biển, nhà cao tầng, cáp treo… đồng thời giúp tối ưu hóa không gian cũng như chi phí vật liệu, rút ngắn thời gian thi công cho các công trình. Tuy mới ra mắt thị trường được chưa lâu nhưng các sản phẩm thép rút dây, mạ dây, thép thanh dự ứng lực (PC Bar) cũng ghi nhận nhửng thành tựu rất lạc quan. Năm 2020, sản lượng bán hàng thép rút dây, mạ dây, thép thanh dự ứng lực (PC Bar) của Công ty Chế tạo Kim loại Hòa Phát đạt khoảng 100.000 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2019.
Từ năm 2020, Tập đoàn có thêm sản phẩm chiến lược mới là thép cuộn cán nóng (HRC), công suất 3 triệu tấn/năm. Thép cuộn cán nóng Hòa Phát chính thức ra mắt thị trường vào tháng 8/2020, Ngay từ thời điểm đó, khách hàng trong và ngoài nước liên tiếp đặt hàng sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát nhưng phải đến tháng 11/2020, sản phẩm HRC thương hiệu Hòa Phát mới chính thức được cung cấp ra thị trường bên ngoài. Lượng đơn đặt hàng HRC giao trong quý 1/2021 đã vượt 300% năng lực sản xuất của Tập đoàn. HRC của Khu Liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất năm 2020 đạt gần 700.000 tấn. Tập đoàn đặt mục tiêu sản lượng HRC năm 2021 đạt 2,7 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ống thép, tôn mạ và ngành cơ khí chế tạo khác. Ngành thép Việt Nam cũng chủ động thêm nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Ngày 20/02/2021, tấn HRC thứ 1 triệu đã chính thức ra lò tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Đây là cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất nói riêng và Tập đoàn Hòa Phát nói chung. Thép cuộn cán nóng (HRC) sẽ là sản phẩm đầy tiềm năng của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, khép kín và tối ưu hóa hệ sinh thái các sản phẩm thép từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép rút dây, thép dự ứng lực; thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ, vỏ container… đồng thời cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh cho các nhà máy cơ khí chế tạo khác tại Việt Nam.
Đầu năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát vừa quyết định sẽ sản xuất vỏ container rỗng dựa trên những nghiên cứu đánh giá trong thời gian vừa qua về nhu cầu thị trường và định hướng container là sản phẩm giá trị gia tăng nằm trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát. Hòa Phát dự định sản xuất 500.000 TEU mỗi năm tại hai khu vực gần cảng biển Hải Phòng và Đông Nam Bộ. Nhà máy đầu tiên của Hòa Phát dự kiến tại phía Nam, tỉnh Bình Dương hoặc Đồng Nai, gần với cảng Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải. Dự kiến đầu quý II/2022, Hòa Phát có thể cung cấp ra thị trường container rỗng mang thương hiệu của mình. Tại Việt Nam, hiện có vài chục doanh nghiệp hoạt động liên quan đến container (không tính các doanh nghiệp làm dịch vụ), nhưng hầu hết chưa phải là doanh nghiệp sản xuất đúng nghĩa. Có doanh nghiệp đã từng sản xuất container, nhưng do điều kiện khách quan nên phải thu hẹp sản xuất. Còn lại chủ yếu là những doanh nghiệp sửa chữa, cải tạo. Để sản xuất container thì nguyên liệu chính là thép đặc chủng, hiện nay giá thép đặc chủng làm container rất đắt, doanh nghiệp khác nếu đi nhập loại thép này về sản xuất container thì chắc chắn thua. Trong khi đó, lợi thế của Hòa Phát là sản xuất được loại thép này, cùng với công suất nhà máy lớn, giá thành dự kiến "rất cạnh tranh".nên tập đoàn Hòa Phát có thể đảm bảo được sự thành công của dự án mới này.
Đối với nguồn nguyên vật liệu, Hòa Phát tự chủ trên 500.000 tấn quặng sắt trong nước. Với sản xuất thép theo công nghệ lò cao, lò thổi oxy, quặng sắt là nguyên liệu chiếm 30-40% đầu vào. Do đó, việc tự chủ một phần nguồn quặng trong nước luôn được ưu tiên tối đa. Năm 2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông đạt sản lượng khai thác và chế biến trên 500.000 tấn quặng các loại. Sản phẩm tinh quặng sắt và quặng sắt vê viên của Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông chủ yếu cung cấp cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Kinh Môn, Hải Dương. Nhà máy chế biến tinh quặng sắt Minh Sơn đã chủ động nghiên cứu, thay đổi công nghệ để phù hợp với tính chất của quặng nguyên khai tại mỏ sắt Sàng Thần. Mục tiêu chính là sản xuất ra tinh quặng sắt có chất lượng tốt, phù hợp với công nghệ sản xuất thép hiện nay của Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương.
Hòa Phát sở hữu hai Khu liên hợp sản xuất gang thép hiện đại tại Hải Dương và Dung Quất và tổ hợp luyện cán thép tại Hưng Yên. Lũy kế cả năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng sản xuất 5,8 triệu tấn thép thô, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Lần đầu tiên Hòa Phát vượt qua Formosa để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam trong suốt 4 tháng cuối năm 2020. Từ nhà máy luyện phôi thép theo công nghệ lò điện 300.000 tấn/năm, Hòa Phát đã nâng năng lực sản xuất thép thô lên thành 8 triệu tấn/năm vào đầu năm 2021, chủ yếu theo công nghệ lò cao, lò thổi oxy. Sản lượng thép thô cao
chính là cơ sở để Hòa Phát củng cố, nâng cao thị phần thép xây dựng, đẩy mạnh xuất khẩu phôi thép, đồng thời cung cấp thép cuộn cán nóng (HRC) cho thị trường.
Việc tự chủ được năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) chính là lợi thế lớn trọng việc nâng cao thị phần của các sản phẩm ống thép,tôn mạ, thép đặc biệt… Thép cuộn chất lượng cao là nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép rút dây, dự ứng lực, lõi que hàn,…HRC là nguồn nguyên liệu cho Ống thép, Tôn mạ. Thép cuộn cán nóng (HRC) sẽ giúp khép kín và tối ưu hóa hệ sinh thái các sản phẩm thép của Hòa Phát từ quặng sắt đến phôi thép đến thép thành phẩm đồng thời cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh ra thị trường nội địa.