5. Kết cấu khóa luận
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm thép của Hòa Phát
2.2.1. Các yếu tố bên trong
2.2.1.1. Nguồn lực tài chính
Nhờ vào kết quả kinh doanh, đầu tư hiệu quả cùng hoạt động gọi vốn đạt hiệu quả cao, tổng tài sản của công ty đã gia tăng nhanh chóng. Ta có thể theo dõi Bảng 2.2. dưới đây để thấy rõ điều đó.
Bảng 2.2: Bảng tài sản của công ty ( Đơn vị: Tỷ đồng) Nội dung
Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019, 2020)
Từ bảng 2.2 ta thấy: Quy mô tổng tài sản tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm, tính từ 2017, đến năm 2020, tổng tài sản của Tập đoàn đạt mức kỷ lục 131.511 tỷ đồng, tăng gần 30% so với 2019. Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Năm 2020, tài sản dài dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 3.425 tỷ đồng so với năm 2019, đạt mức 74.764 tỷ đồng. cũng năm đó, tài sản ngắn hạn ghi nhận sự tăng mạnh lên tới 26.310 tỷ đồng, tương ứng tăng 86% so với cùng kỳ 2019. Sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn là để bổ sung vốn lưu động, nâng quy mô sản xuất lên tầm vóc mới. Tính
đến cuối năm 2020, cơ cấu tài sản tiến dần về thế cân bằng, là cơ cấu tài sản phù hợp và điển hình của ngành sản xuất công nghiệp, tài sản ngắn hạn chiếm 43%, tài sản dài hạn chiếm 57%.
2.2.1.2. Nguồn nhân lực
Tập đoàn Hòa Phát sản xuất và kinh doanh mảng thép trên khắp cả nước, là tập đoàn sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, vì thế số lượng cán bộ công nhân viên là rất lớn để có thể vận hành cả một tập đoàn. Ta có thể theo dõi biểu đồ 2.3 dưới đây để thấy được số lượng lao động và cơ cấu lao động nghành thép của Tập đoàn.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động và lao động nghành thép của Tập Đoàn Hòa Phát năm 2020
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020)
Với trên 20.775 CBCNV làm việc trong nghành thép giàu kinh nghiệm, nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học, trung cấp, cán bộ kỹ thuật qua đào tạo chiếm trên 73%. Tuổi đời lao động của họ còn trẻ, trong đó số lượng lao động nam giới chiếm trên 90% vì đặc thù công việc nặng nhọc, nhân viên nam có thể lực phù hợp với công việc hơn, đặc biệt trong khâu sản xuất hàng hóa. Lực lượng lao động của công ty được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cao và sự nhiệt tình, năng động của tuổi trẻ đã có tác động tốt tới tăng doanh thu chung cho nghành thép của doanh nghiệp, giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát triển.
Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo với trình độ chuyên môn tốt, trình độ văn hóa học thức cao cùng với giàu kinh nghiệm, khả năng quản lý doanh nghiệp rất xuất sắc, họ đã lãnh đạo và đưa doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thử thách, giúp sản phẩm của doanh nghiệp được
phân phối và tiêu thụ rộng lớn trên khắp cả nước, tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường nhờ những chính sách và chiến lược hợp lý, góp phần xây dựng nên một tập đoàn sản xuất công nghiệp lớn mạnh như hiện nay. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực lao động là yếu tố then chốt. Do đó Tập đoàn Hòa Phát luôn có những chính sách quản lý và chế độ đãi ngộ hợp lý, thu hút người tài, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Lĩnh vực sản xuất thép luôn đòi hỏi lượng lớn lao động kỹ thuật có chuyên môn và tay nghề cao, hệ thống đào tạo của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí chế tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do đó, Hòa Phát rất chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động.
2.2.1.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát hiện là đơn vị sản xuất thép từ quặng sắt trên dây chuyền khép kín lớn và hiện đại bậc nhất hiện nay. Tổng công suất thiết kế của các Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát đạt 8 triệu tấn thép thô/năm. Trong đó, khu liên hợp Sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương là hơn 2 triệu tấn/năm, Khu liên hợp tại Dung quất,Quảng Ngãi là 5 triệu tấn/năm và các nhà máy sản xuất gang thép tại Hưng Yên là 3 triệu tấn/năm. Các nhà máy luyện thép của Hòa Phát được đầu tư hệ thống phân tích tự động, trang thiết bị thử nghiệm cơ lý tính hiện đại hàng đầu. Nổi bật là Phòng Quản lý chất lượng tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất gồm 2 tòa nhà với tổng trị giá lên tới trên 100 tỷ đồng. Phòng thử nghiệm của thép Hòa Phát đạt chuẩn quốc gia và quốc tế (VILAS, ISO 17025).
Đối với thép xây dựng, Hòa Phát sản xuất thép từ quặng sắt theo công nghệ lò cao tuần hoàn khép kín 100%. Toàn bộ khí thải, bụi, nhiệt và nước sản xuất sẽ được thu gom xử lý và tái sử dụng trong các khâu sản xuất, không xả ra môi trường. Đặc biệt lượng nhiệt dư sinh ra trong quá trình luyện than coke được tận dụng để vận hành máy phát điện, giúp tự chủ từ 50-70% nguồn điện sản xuất, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đồng thời giảm tiêu hao điện năng, bảo vệ môi trường tốt hơn. Mặt khác, xỉ lò cao trong quá trình luyện gang được chế biến thành xỉ hạt lò cao nghiền mịn, làm vật liệu xây dựng, xử lý triệt để chất thải rắn trong quá trình sản xuất thép. Nhờ công nghệ tuần hoàn khép kín từ quặng và dây chuyền thiết bị hiện đại của các nước G7, thép xây dựng Hòa Phát luôn được đánh giá cao nhất về chất lượng. Các tạp chất trong thép được khử sạch sâu và gần như không còn các yếu tố có hại.
Đối với ống thép, các nhà máy của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, trình độ tự động hóa cao của Đức, Italia, Đài Loan,…. Từ nguyên liệu đầu vào là thép cuộn cán nóng, ống thép được sản xuất qua 05 bước cơ bản là tẩy gỉ, cắt xả băng, uốn ống hàn định hình, công đoạn mạ (với ống mạ nhúng nóng) và làm mát hoặc phủ dầu chống han gỉ (với ống thép đen hàn và ống thép cỡ lớn). Tất cả các công đoạn sản xuất đều tự động hóa cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Việt Nam, Mỹ, Anh,… và được kiểm soát nghiêm ngặt bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Với các dòng sản phẩm ống thép cỡ lớn với các kích thước như ống tròn ⱷ273 và ⱷ 325mm, ống hộp vuông 200x200, 250x250 mm, ống chữ nhật 200x300, Hòa Phát đã trang bị dây dây truyền thiết bị sản xuất được đầu tư bài bản và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với giá trị trên 4 triệu USD, trang bị hệ thống thiết bị test thử áp lực, vét đầu ống, nạo đường hàn trong giúp cung cấp cho thị trường các sản phẩm trên với chất lượng vượt trội, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A53 và ASTM A500 đảm bảo chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao.
Đối với tôn mạ màu – mã kẽm, nhà máy tôn Hòa Phát được trang bị dây chuyền đồng bộ nhập khẩu từ Italia, Úc và các nước G7 với công nghệ tiên tiến nhất. Đối với chế tạo kim loại, từ năm 2016, Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát cũng đã tiên phong đầu tư dây chuyền chế tạo thép rút dây và thép dự ứng lực chất lượng cao với toàn bộ trang thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu của châu Âu.
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài2.2.2.1. Khách hàng 2.2.2.1. Khách hàng
Tại thị trường trong nước, Thép Hòa Phát là số một ở thị trường miền bắc, tuy nhiên khu vực miền trung và miền nam phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều thương hiệu uy tín khác. Vì thế, những năm qua, Hòa Phát luôn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, mở rộng nhà máy tại Quãng Ngãi để củng cố và mở rộng thị trường, đặc biệt là mở rộng thị trường miền trung và miền nam. Đối tượng mà Hòa Phát muốn hướng tới là các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có nhu cầu về thép. Sản phẩm thép của Hòa Phát đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, được rất nhiều người tin dùng.
Hiện, Thép Hòa Phát đã cung cấp và thi công lắp đặt cho nhiều đối tác lớn trong nước thi công các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình lớn và siêu lớn ở khắp cả nước Việt Nam.
2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty, tập đoàn, xí nghiệp lớn sản xuất và kinh doanh mặt hàng thép.Thị trường thép hiện nay chứng kiến sự cạnh tranh
khốc liệt giữa doanh nghiệp thép trong nước, doanh nghiệp liên doanh và cả thép nhập khẩu. Với thép xây dựng, Hòa Phát phải cạnh tranh gay gắt với các các thương hiệu lớn như: Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP, Công ty Cổ phần Thép Pomina, Công ty TNHH Thép Vina Kyoei, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh….Với ống thép, Hòa Phát phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn như Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Minh Ngọc, Công ty Cổ phần ống thép Việt đức, công ty Cổ phần Thép TVP… Với thép cuộn cán nóng HRC, hiện chỉ có Hòa Phát và Formosa là 2 đơn vị sản xuất được trên lãnh thổ Việt Nam. Với tôn mạ màu, mạ kẽm , Hòa Phát phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có thị phần lớn nhất như Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Tôn Phương Nam… Ngoài các đơn vị top đầu kể trên, thép Hòa Phát còn phải cạnh tranh rất gay gắt với nhiều đơn vị nghành thép có uy tín khác như Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý… Đặc biệt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đang ngày càng tràn vào thị trường Việt Nam, chiếm lĩnh thị phần thép rất lớn gây ảnh hưởng rất lớn đến Hòa Phát cũng như cả nghành thép Việt Nam.
2.2.2.3. Môi trường vĩ mô
Giai đoạn 2017- Tháng 9/2021 chứng kiến biết bao khó khăn ảnh hưởng rất lớn tới nghành thép nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm luôn ở mức cao. Năm 2017 đánh dấu một năm với nhiều thành tựu của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% - mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững ổn định, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Sang năm 2018, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% nhưng tiềm ẩn yếu tố khó lường theo diễn biến ngày càng phức tạp trong chính sách thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 tăng 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây, chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Năm 2019, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất ổn như: sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn còn kéo dài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục giảm lãi suất cơ bản, giá dầu biến động... Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Năm 2020 và bước sang năm 2021, đại dịch Covid 19 càn quét trên
hoảng đối với hầu hết ngành nghề kinh doanh, kéo theo nhiều hệ lụy về việc làm và tổn thất kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương cùng với Trung Quốc và Ai Cập. Dù không hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra 5% đến 6%, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn đạt kết quả rất đáng ghi nhận với mức tăng trưởng GDP 2,91%.
Tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam vẫn luôn duy trì ổn định, an toàn, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, sự nỗ lực của các cấp ngành, các địa phương trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho mọi khu vực kinh tế, thúc đẩy phát triển bền vững về môi trường, chú trọng sáng tạo. Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan đến sự phát triển nghành thép được nhà nước nghiêm túc thực thi. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các dianh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trước nhửng khó khăn do tình hình khó khăn của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ đến nghành thép, chính phủ Việt Nam cũng đã có nhửng biện pháp, chính sách kịp thời, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Các biện pháp phòng về thương mại hay nhửng chính sách về tỷ giá, về lãi xuất đã giúp ích rất nhiều đến các doanh nghiệp nghành thép vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh.
Mức tăng trưởng tốt của kinh tế Việt Nam, với một nền chính trị ổn định, cùng với hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của nhà nước tạo điều kiện nghành thép phát triển, giai đoạn 2017-2020 chứng kiến sự thành công vượt bậc của Hòa Phát, nhửng kỹ lục trong sản xuất kinh doanh liên tiếp được thiết lập, ghi nhận được nhiều thành quả đáng tự hào nhất của Hòa Phát.
2.3.. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm thép của Tập đoàn Hòa Phát
2.3.1. Chỉ tiêu định lượng 2.3.1.1. Doanh thu, lợi nhuận
Giai đoạn 2017- Tháng 9/2021, doanh thu mảng thép của Hòa Phát luôn tăng theo từng năm, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát ghi nhận mức tăng trưởng không ổn định, tuy nhiên cũng ghi nhận được mức doanh thu, lợi nhuận sau thuế rất cao bất chấp nhửng điều kiện khó khăn của thị trường, nhửng biến động về giá cả, giá nguyên vật liệu, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn cũng như toàn nghành thép Việt Nam.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thép hàng đầu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong sản
xuất, kinh doanh mặt hàng thép của mình. Ta có thể theo dõi biểu đồ 2.4 dưới dây để thấy sự khác biệt kết quả kinh doanh năm 2020 của các ông lớn nghành thép Việt Nam năm 2020.
Biểu đồ 2.4: Kết quả kinh doanh năm 2020 của một số doanh nghiệp nghành thép Việt Nam. ( đơn vị: Tỷ đồng)
( Nguồn: vnfinance.vn)
Từ Biểu đồ 2.4 ta thấy, kết quả kinh doanh của Hòa Phát rất ấn tượng, vượt xa đối với 4 doanh nghiệp còn lại. Lũy kế cả năm 2020, doanh thu tại Hòa Phát đạt 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019 và 13.506 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 78% so với năm 2019. Đối với Tập đoàn Hoa Sen (HSG), doanh thu trong năm đạt 27.534 tỷ đồng, giảm 2% so với năm trước đó và mới chỉ thực hiện được 98% kế hoạch năm, lợi nhuận sau thuế đạt 1.151 tỷ đồng, gấp 3 cùng kỳ và đạt 288% kế hoạch năm. Thép Việt Ý ( VIS) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 4.062 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 đạt gần 30 tỷ đồng, khả quan hơn