Nhận định về tính bền vững của lợi thế cạnh tranh VietjetAir 1 Quy mô của thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIETJET AIR (Trang 33 - 36)

4.2.1 Quy mô của thị trường mục tiêu

Vietjet Air là một trong số những trường hợp hiếm hoi là một doanh nghiệp tư nhân có thể sống sót, tồn tại bền vững trong ngành hàng không, tận dụng được xu hướng mới mà cuộc khủng hoảng này mang lại, thậm chí còn tăng trưởng mạnh mẽ trong một môi trường tuy rằng ít đối thủ cạnh tranh nhưng sức cạnh tranh cũng vô cùng căng thẳng. Vietjet Air đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc cạnh tranh của ngành nhờ vào chính lợi thế cạnh tranh của mình.

Sự xuất hiện của Vietjet đã biến thị trường hàng không Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Không còn tính độc quyền vận tải hàng không khi Vietjet Air gia nhập cuộc chơi cùng Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, thị trường hàng không Việt Nam chứng kiến giai đoạn bùng nổ nhất. Tốc độ tăng trưởng tổng vận tải hành khách giai đoạn 2013-2018 đạt mức tăng

trưởng kép CAGR 19,0%/năm, thị trường nội địa đạt mức 18,4%/năm trong khi đó thị trường quốc tế tăng trưởng nhỉnh hơn đạt tốc độ 19,6%/năm. Năm 2018, thị trường hành khách đạt 70,2 triệu lượt, tăng 12,8% cùng kỳ, động lực tăng trưởng từ thị trường hành khách người Việt du lịch nước ngoài trong khi thị trường quốc tế tiếp tục giảm tốc do quá tải nhà ga nội địa tại các sân bay trục. Thị trường du lịch ra nước ngoài là điểm sáng trong năm 2018. Ước tính lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng mạnh 38,3%, so với mức tăng chỉ 13,4% năm 2017.

Thị trường hành khách nội địa được MBS dự báo tăng trưởng CAGR 5.9%/năm cho giai đoạn 2018-2025 với động lực tăng trưởng đến từ mức thu nhập người dân tăng lên, cơ cấu dân số vàng với tỷ trọng tầng lớp trung lưu tăng lên, và tỷ lệ hành khách nội địa trên tổng dân số vẫn ở mức thấp. Trong bối cảnh các hãng hàng không lựa chọn chiến lược về giá để cạnh tranh, tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ kích thích nhu cầu di chuyển bằng đường không cao hơn so với các loại hình di chuyển khác, cùng với đó sức mua của người dân cũng tăng lên. Theo báo cáo tháng 04/2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP per capita của Việt Nam giai đoạn 2018-2024 được dự báo tăng trưởng CAGR đạt 7,6%/năm, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

- Tốc độ tăng dân số và đô thị hóa

Tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn tới các quốc gia đông dân nhất ở Châu Á. Tăng dân số tại các quốc gia mà đã từng trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ dẫn tới việc gia tăng nhu cầu đi lại đường không.

Tốc độ đô thị hóa có thể coi là chỉ số chỉ xu hướng đi lại đường không do cư dân thành thị có mức thu nhập cao hơn mức trung bình và thường cư trú tại khu vực gần với sân bay hơn là các cư dân nông thôn.

Theo Liên hợp quốc, Việt Nam hiện có mức độ đô thị hóa năm 2014 là 33%, và dự báo sẽ tăng 54% vào năm 2050. Hoạt động đô thị hóa ở Việt Nam có thể là nhân tố đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng nhu cầu đi lại đường không khi so sánh với các quốc gia

khác do sự phân chia về địa lý của hai trung tâm đô thị lớn nhất của Việt Nam là Tp.HCM và Hà Nội.

=> Tốc độ tăng dân số và đô thị hóa cao làm cho không chỉ nhu cầu đi lại đường hàng không của người dân cũng sẽ tăng, mà còn yêu cầu khắt khe cả về giá thành và chất lượng dịch vụ, song vẫn sẵn sàng “chi đậm” nếu trải nghiệm xứng đáng.

Thị trường hàng không Việt đang ở giai đoạn đặc biệt khi hành khách nhạy cảm với giá vé nhưng khắt khe về dịch vụ, đòi hỏi các hãng phải đưa ra chiến lược phù hợp để phát triển.

Thị trường hành khách quốc tế được MBS dự báo tăng trưởng CAGR 11.4%/năm cho giai đoạn 2018-2025, động lực tăng trưởng từ thị trường du lịch đi và đến Việt Nam. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, thể hiện qua sự gia tăng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. So với các quốc gia du lịch lớn trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, du lịch Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế về sức cạnh tranh, môi trường tự nhiên - xã hội, rào cản về vấn đề thị thực. Tuy nhiên, đó cũng là những cơ hội cho du lịch Việt Nam cải thiện, phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Chiến lược phát triển của Chính phủ giai đoạn tới sẽ tập trung đưa du lịch Việt Nam vươn xa, tiếp tục đà tăng trưởng du khách quốc tế ấn tượng thời gian qua.

Thị trường mục tiêu của Vietjet là những khách hàng trẻ trung, năng động, muốn du lịch khắp mọi nơi để khám phá, là những đối tượng có thu nhập tầm trung. Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của Vietjet là một thành công lớn bởi tại thời điểm mới ra mắt, Vietnam Airline là hãng máy bay lớn chỉ dành cho những người có thu nhập cao, với sự ra đời của Vietjet khiến cho việc di chuyển bằng máy bay không còn quá xa vời. Đặc biệt, trào lưu “xách vali lên và đi” ngày càng phát triển trong thời gian gần đây trong giới trẻ - những người không có thu nhập cao khiến cho Vietjet Air ngày một trở nên gần gũi và dần chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIETJET AIR (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w